Các dữ liệu trước khi chạy mơ hình

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 43 - 55)

Khoản mục Tên ngân hàng

Ngày 0

(11) Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) = (9.1) Tỷ lệ rút tiền trong ngày (%) = β1 (12) Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) = (9.2) Tỷ lệ rút tiền trong ngày (%) = β2 (13) Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) = (10.1) Tỷ lệ rút tiền trong ngày (%) = β3 (14) Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) = (10.2) Tỷ lệ rút tiền trong ngày (%) = β4

(15) Tài sản thanh khoản = (C)

Tỷ lệ chuyển đổi thành tiền trong ngày (%) = µ1 (16) Tài sản kém thanh khoản = (D) Tỷ lệ chuyển đổi thành tiền trong ngày (%) = µ2

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Bảng 1.5. Số dư các tài sản và các dòng tiền của ngân hàng sau n ngày xảy ra căng thẳng thanh khoản

Ngày

Giải thích

1

(17) Tiền gửi khơng kỳ hạn nội tệ = (11) – (11)*β1 (18) Tiền gửi không kỳ hạn ngoại tệ = (12) – (12)*β2 (19) Tiền gửi có kỳ hạn nội tệ = (13) – (13)*β3 (20) Tiền gửi có kỳ hạn ngoại tệ = (14) – (14)*β4

(21) Dòng tiền ra mới ( trong ngày 1) = (11)*β1 + (12)*β2 +(13)*β3 + (14)*β4

(22) Tài sản thanh khoản ( sau ngày 1) = (15) – (15)*µ1 (23) Tài sản kém thanh khoản (sau ngày 1) = (16) – (16)*µ2 (24) Dịng tiền vào mới (trong ngày 1) = (15)*µ1 + (16)*µ2 (25) Dịng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền = (24) – (21)

(26) Thanh khoản? ( 1= có, 0= khơng) = 1 nếu (25)>0 hoặc = 0 nếu (25)<0 2

(27) Tiền gửi không kỳ hạn nội tệ = (17) – (17)*β1 (28) Tiền gửi không kỳ hạn ngoại tệ = (18) – (18)*β2 (29) Tiền gửi có kỳ hạn nội tệ = (19) – (19)*β3 (30) Tiền gửi có kỳ hạn ngoại tệ = (20) – (20)*β4 (31) Dòng tiền ra mới ( trong ngày 2) =(17)*β1

(20)*β4

+ (18)*β2 +(19)*β3 +

(32) Tài sản thanh khoản ( sau ngày 2) = (22) – (22)*µ1 (33) Tài sản kém thanh khoản (sau ngày 2) = (23) – (23)*µ2 (34) Dịng tiền vào mới (trong ngày 2) = (22)*µ1 + (23)*µ2 (35) Dịng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền = (34) – (31) + (25)

(36) Thanh khoản? ( 1= có, 0= khơng) = 1 nếu (35)>0 hoặc = 0 nếu (35)<0

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Thực hiện tương tự với các ngày 3,4,5.

Các tỷ lệ β1, β2, β3, β4, µ1, µ2 được trình bày theo kịch bản như ở bảng 1.4

Kết luận: Dựa trên các giả định và kết quả tính tốn được, nếu luồng tiền mặt

mới rịng khi chạy mơ hình < 0 thì ngân hàng khơng vượt qua được bài kiểm tra ST, hay nói cách khác, ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro thanh khoản cao.

Ưu điểm và hạn chế:

Ưu điểm:

- Đơn giản và cho phép thực hiện ST thanh khoản nhưng không cần số liệu chi tiết;

- Linh hoạt trong việc lựa chọn biến động được phân tích. Hạn chế:

- Cách tiếp cận tương đối hẹp;

- Do khơng có số liệu thống kế nên việc xác định các trọng số thường theo đánh giá chủ quan và có thể thiếu chính xác;

- Chỉ dựa trên dịng tiền đáo hạn theo sổ sách, khơng tính đến các yếu tố về hành vi trên thị trường và do vậy kết quả chưa chính xác.

1.3.2. Cách tiếp cận theo thời kỳ (Phương pháp theo dịng tiền)Mơ tả phương pháp Mơ tả phương pháp

Dựa trên đặc điểm về giá trị và thời gian đáo hạn của các dòng tiền, đặc điểm sản phẩm ngân hàng (sản phẩm tài sản Nợ và tài sản Có), ngân hàng ước tính các dịng tiền ra/vào theo dự kiến và các dịng tiền ra/vào ngồi dự kiến. Sau đó, ngân hàng sẽ tính các khe hở thanh khoản từng kỳ hạn và cộng gộp lại để ra kết quả cuối cùng là khe hở thanh khoản lũy kế.

Các nhân tố được gây sốc trong phương pháp này tương tự như phương pháp thứ nhất, bao gồm:

- Dòng tiền ra cao hơn dự báo (rút tiền gửi, các trạng thái phái sinh); - Dòng tiền vào thấp hơn dự báo (tỷ lệ huy động kém đi);

- Tính lỏng (khả năng thanh khoản) của tài sản bị thấp đi (giảm giá trị trái phiếu nắm giữ);

- Tác động lan truyền: bán tháo tài sản sẽ dẫn đến dòng tiền vào thấp hơn và dòng tiền ra cao hơn.

Ưu điểm và hạn chế

Ưu điểm:

cho phép xác định khả năng duy trì thanh khoản của ngân hàng trong tương lai. - Linh hoạt và phù hợp với đặc thù kinh doanh từng ngân hàng (trong khi phương pháp trước không thể hiện được ưu điểm này).

Hạn chế:

- Phức tạp và tốn nguồn lực;

- Không phù hợp với các ngân hàng có quy mơ hoạt động nhỏ và chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ truyền thống;

- Việc mơ hình hóa các hành vi vẫn có nhiều yếu tố chủ quan.

1.4. Lịch sử các tiền nghiên cứu

1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới, đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu ở các quốc gia về thử sức chịu đựng rủi ro (stress test) của hệ thống ngân hàng trước các biến động vĩ mô. Các nghiên cứu đều hướng đến việc tìm kiếm những khn khổ, cơng cụ và kỹ thuật đủ để đánh giá sự ổn định của hệ thống tài chính, đặc biệt là giúp đảm bảo sự an tồn, lành mạnh, phịng ngừa các rủi ro liên quan đến tín dụng, thanh khoản,...của hệ thống ngân hàng. Mặc dù bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990 nhưng mãi đến năm 2004, mơ hình stress testing thanh khoản mới được đề xuất.

Năm 2004, Martin Čihák cho ra đời các tài liệu về các phương pháp định lượng được sử dụng để đánh giá lỗ hổng của hệ thống tài chính dẫn đến rủi ro. Đặc biệt, tác giả tập trung vào vai trò của căng thẳng thử nghiệm hệ thống. Theo đó, ơng nhấn mạnh một cách tiếp cận đơn giản để kiểm tra căng thẳng thanh khoản là gây sốc giá trị của nguồn thanh khoản theo một tỷ lệ hoặc số tiền nhất định. Tỷ lệ phần trăm hoặc số tiền có thể được xác định dựa trên số liệu trong quá khứ của ngân hàng hoặc trên một quy tắc chung, và thường khác nhau cho các kỳ hạn khác nhau. Một nguyên tắc chung được sử dụng bởi một số giám sát là một ngân hàng có thể tồn tại ít nhất là 5 ngày kể từ ngày chạy thanh khoản mà không cần hỗ trợ từ bên ngoài.

Đến năm 2007, Martin Čihák hướng dẫn kiểm tra sức chịu đựng cụ thể cho từng loại rủi ro. Tài liệu này nhằm mục đích giúp làm sáng tỏ các bài kiểm tra căng thẳng, và minh họa những điểm mạnh và điểm yếu. Sử dụng Excel để chạy dữ liệu kiểm tra căng thẳng cho rủi ro tín dụng, lãi suất và rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản và rủi ro lây lan, và hướng dẫn thiết kế các kịch bản thử nghiệm căng thẳng. Tài liệu cũng mô tả mối liên hệ giữa kiểm tra căng thẳng và các cơng cụ phân tích khác, chẳng hạn như chỉ số lành mạnh tài chính và hệ thống cảnh báo giám sát.

Vào năm 2009, Antonella Foglia đã sử dụng lại các phương pháp định lượng, được phát triển bởi các ngân hàng trung ương và các cơ quan giám sát đã được chọn lọc để đánh giá những điểm yếu của hệ thống tài chính đối với rủi ro tín dụng. Antonella Foglia cho rằng đối với nhiều ngân hàng trung ương, việc stress testing được xem như là một phần của Chương trình Đánh giá Hệ thống Tài chính (FSAPs) được tiến hành bởi tổ chức IMF và WB. Stress test của FSAP khuyến khích tăng lợi ích của các nghiên cứu bằng cách phát triển những kỹ thuật mới, cũng như tiến hành những nghiên cứu bổ sung hồn thiện.

Năm 2009, 2010, Van Den End cũng có đưa ra một mơ hình Stress testing kết hợp chặt chẽ với những quy định về thanh khoản của Basel III, đặc biệt là hai biến LCR và NSFR.

Năm 2011, một mơ hình Stress testing được xem là thế hệ thứ hai của mơ hình Martin Čihák là mơ hình của nhóm Christian Schmieder ra đời. Mơ hình tìm cách làm tăng rủi ro nhạy cảm của cuộc kiểm tra căng thẳng, trong khi vẫn giữ chúng linh hoạt, minh bạch và thân thiện. Những đóng góp chính của tài liệu bao gồm làm tăng rủi ro nhạy cảm của kiểm tra căng thẳng bằng cách thay đổi khối lượng rủi ro tài sản (RWAs) bị căng thẳng, kể cả đối với xếp hạng không dựa trên nội bộ (IRB) ngân hàng; cung cấp thử nghiệm căng thẳng với một nền tảng tồn diện để sử dụng mơ hình truyền hình vệ tinh, và để xác định các giả định và các tình huống khác nhau; cho phép kiểm tra căng thẳng để chạy các kịch bản nhiều năm (đến năm năm) cho hàng trăm ngân hàng, tùy thuộc vào sự sẵn có dữ liệu. Khuôn khổ sử dụng dữ liệu bảng cân đối và được dựa trên Excel với hướng dẫn chi tiết.

1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây cụm từ “kiểm tra sức chịu đựng” khơng ít lần được nhắc đến trong các hội thảo, diễn đàn về quản lý rủi ro ngân hàng. Đã có một số nghiên cứu về kểm tra sức chịu đựng rủi ro của các ngân hàng tuy nhiên số lượng các nghiên cứu về ST cũng như ứng dụng ST để kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng vẫn còn rất hạn chế. Một số đề tài tiêu biểu có thể kể đến như:

Năm 2012, nhóm tác giả Dương Quốc Anh dựa trên mơ hình của Martin Čihák (2007) và Christian Schmieder (2011) đưa ra một hướng dẫn cụ thể thực hiện ST cho từng loại rủi ro tại các TCTD. Đây có thể xem là một nghiên cứu chính thức đầu tiên về ST. Cơng trình nghiên cứu này cung cấp những khái niệm cơ bản, cách thức thực hiện ứng dụng của việc kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản và các loại rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng. Riêng đối với rủi ro thanh khoản, nhóm tác giả đề xuất sử dụng 2 phương pháp tiếp cận theo thời điểm và tiếp cận theo thời kỳ. Đồng thời nhóm tác giả cũng đưa ra các kịch bản và lộ trình thực hiện phù hợp với thực tế tại Việt Nam.

Đến năm 2013, Nguyễn Thị Thu Phương đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng ST cho các NHTM Việt Nam. Luận văn thực hiện Stress Testing theo phương pháp Top-down cho 14 ngân hàng để kiểm định sức kháng cự của các NHTM Việt Nam trước những biến động xấu có thể xảy ra của nền kinh tế thông qua đánh giá khả năng vượt qua những cú sốc vĩ mô. Kết quả nhiên cứu cho thấy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sau tổn thất từ rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng của đa số các NHTM Việt Nam đều đáp ứng quy định hiện hành của Chính Phủ.

Năm 2014, Trần Ngọc Trà Mi sử dụng phương pháp stress testing thanh khoản Top-down theo cách tiếp cận thời điểm dựa trên nghiên cứu của nhóm tác giả Dương Quốc Anh (2012) cho 34 ngân hàng để kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản thông qua đo lường số ngày ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu thanh khoản đối với cú sốc rút tiền hàng loạt khi khơng có sự trợ giúp từ NHNN và thị trường liên ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của bài báo cáo đã tập trung tìm hiểu, nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản của NHTM.

Thứ nhất, tác giả đã nêu những nội dung khái quát về rủi ro thanh khoản của NHTM gồm khái niệm thanh khoản, cung cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng; khái niệm về rủi ro thanh khoản và nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản.

Thứ hai, tác giả giới thiệu thực trạng rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay bằng việc đưa ra các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo thanh khoản ở các NHTM Việt Nam.

Cuối cùng, tác giả trình bày tổng quan về Stress Test, vai trị và phân loại Stress Test, giới thiệu các phương pháp kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản phổ biến đồng thời chỉ ra một số nghiên cứu về ứng dụng Stress Test trong và ngoài nước để làm cơ sở cho việc thực hiện đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản

Kết quả nghiên cứu chương 1 là cơ sở để tác giả khảo sát, phân tích, đánh giá một cách khách quan thực trạng rủi ro thanh khoản cũng như tiến hành đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản cho ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2018 được trình bày trong chương 2 của bài nghiên cứu.

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG STRESS TEST ĐỂ ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ

THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam, thường được biết đến với tên gọi Techcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, NHTMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những NHTMCP đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Trải qua thời gian hoạt động, Techcombank đã khơng ngừng phát triển mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Năm 2018, trong số 9 NHTMCP lớn nhất cả nước, Techcombank là ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ doanh thu ngồi lãi, chi phí trên doanh thu, lợi nhuận ròng trên tài sản và thu nhập hoạt động trung bình trên mỗi cán bộ nhân viên. Ngày nay, Techcombank đang có một nền tảng tài chính ổn định và vững mạnh với tổng tài sản đạt trên 320.989 tỷ đồng (tính đến hết năm 2018).

Techcombank cũng sở hữu một mạng lưới dịch vụ đa dạng và rộng khắp gồm 1 trụ sở chính, 2 văn phịng đại diện và 315 điểm giao dịch tại 45 tỉnh thành trên cả nước, gần 1.300 máy ATM, 2.000 đại lý thanh toán POS, đồng thời mở rộng liên kết hợp tác cùng khoảng gần 140 đơn vị chấp nhận thẻ với khoảng 400 địa điểm ưu đãi (được gọi là hệ thống Techcombank Smile) trên tồn quốc cùng với hệ thống cơng nghệ ngân hàng tiên tiến bậc nhất không chỉ đáp ứng nhu cầu giao dịch ngân hàng thông thường mà cịn đảm bảo nhu cầu an tồn tài chính cho người Việt.

Ngồi ra, Techcombank cịn được dẫn dắt bởi một đội ngũ quản lý tài năng có bề dày kinh nghiệm tài chính chun nghiệp cấp đa quốc gia và một lực lượng nhân sự lên tới gần 10.000 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, sẵn sàng đón nhận và dẫn dắt sự thay đổi, tìm tịi học hỏi và không sợ thất bại, luôn cải tiến, sáng tạo trong mọi việc và tạo sự đột phá vì lợi ích của khách hàng, sẵn sàng hiện thực hóa mục tiêu của Ngân hàng – trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Thông qua 3 lĩnh vực kinh doanh chiến lược: Dịch vụ tài chính cá nhân, dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng bán buôn và ngân hàng giao dịch, đặc biệt là đẩy mạnh mảng bán lẻ và tối ưu thu nhập từ hoạt động phi tín dụng, Techcombank cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tài chính đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Đó có lẽ cũng chính là lý do hơn 6 triệu khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đã lựa chọn.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

 Huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế với nhiều hình thức: tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn và có kỳ hạn, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi của các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế...

 Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (trong đó cho vay theo hình thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, Cho vay theo chương trình dự án và kế hoạch của chính phủ.

 Chiết khấu các loại giấy tờ có giá (bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ).

 Cho vay vốn tài trợ, ủy thác đầu tư trong và ngồi nước, chi trả Kiều hối...  Thực hiện cơng tác ngân quỹ: thu chi tiền mặt tại ngân hàng.

 Thực hiện nghiệp vụ cho thanh toán quốc tế.

 Thực hiện đầu tư dưới hình thức như: hùn vốn, liên doanh, mua cổ phiếu và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác,...

 Kinh doanh ngoại tệ.

 Kinh doanh bảo hiểm, tư vấn về kinh doanh tiền tệ thơng tin tín dụng và phịng ngừa rủi ro, thực hiện dịch vụ két sắt, cất giữ bảo quản và quản lý các chứng khốn, giấy tờ có giá và các tài sản quý cho khách hàng.

 Các dịch vụ ngân hàng khác như:

+ Hoạt động bảo lãnh: bao gồm bảo lãnh, tái bảo lãnh trong nước và quốc tế, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh tốn.

+ Cơng tác về thẻ: bao gồm các hoạt động phát hành thanh tốn thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ thẻ ATM,....

+ Chuyển tiền nhanh qua mạng chuyển tiền điện tử.

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 43 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)