.1 – Bảng tóm tắt quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribank CN bắc sông hương tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 64)

Các

giai đoạn

Nguồn và nơi cung cấp thông tin

Nhiệm vụ của NH ở mỗi giai đoạn

Kết quả của mỗi giai đoạn Lập hồ sơ tín dụng KH cung cấp thông tin. Tiếp xúc, phổ biến và hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn. Hoàn thành bộ hồ sơ để chuyển sang giai đoạn sau.

Thẩm định hồ sơ và phân tích

tín dụng

- Hồ sơ đề nghị vay từ giai đoạn trước

chuyển sang. - Các thông tin bổ sung từ phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ… Tổ chức thẩm định về mặt tài chính và phi tài

chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm

định thực hiện.

Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền để quyết định

cho vay hoặc từ chối cho vay.

Quyết định tín dụng

Các tài liệu và thơng tin từ giai đoạn trước chuyển sang và Báo cáo kết

quả thẩm định.

Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dựa vào kết quả

phân tích. Tiến hành các thủ tục pháp lý: Ký hợp đồng tín dụng; Hợp đồng cơng chứng và các loại hợp đồng khác. Giải ngân - Quyết định cho vay và các hợp đồng liên quan. - Các chứng từ làm

cơ sơ giải ngân.

Thẩm định các chứng từ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng trước khi phát tiền vay.

Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của KH hoặc chuyển trả theo yêu cầu

của KH. Giám sát và thanh lý tín dụng - Các thơng tin từ nội bộ NH. - Các BCTC theo định kỳ của KH. - Các thơng tin khác. - Phân tích BCTC, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay. - Tái xét và thanh lý Hợp đồng tín dụng.

- Báo cáo kết quả giám sát và đưa ra các gải pháp

xử lý.

- Lập các thủ tục để thanh lý tín dụng.

- Lập hồ sơ tín dụng

Đây là bước đầu tiên, là khâu căn bản của quy trình cho vay và được lập ngay sau khi CBTD tiếp xúc với KH có nhu cầu vay vốn. Là bước vơ cùng quan trọng để thu thập thông tin làm cơ sở cho các bước sau, tiền đề của việc phân tích và ra quyết định cho vay.

Sau khi thu thập xong thông tin của KH, CBTD sẽ hướng dẫn KH cung cấp các hồ sơ vay chi tiết. Mỗi KH sẽ có một bộ hồ sơ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản hồ sơ cần cung cấp các thông tin:

 Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của KH.

 Thơng tin về khả năng sử dụng và hồn trả vốn của KH.

 Thơng tin về đảm bảo tín dụng.

Để thu thập được các thông tin này, KH sẽ được yêu cầu lập và nộp các các loại giấy tờ sau:

Hồ sơ pháp lý: - CMND/ hộ chiếu

- Sổ hộ khẩu/ giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên - Giấy đăng ký kết hơn/ giấy tờ xác nhận tình trạng hơn nhân

Hồ sơ vay vốn: - Giấy đề nghị vay vốn - Phương án sử dụng vốn - Tài liệu chứng minh thu nhập -…

- Thẩm định hồ sơ và phân tích tín dụng

Sau khi đã thu thập được những thông tin cần thiết về KH, giai đoạn thứ hai cần thực hiện chính là giai đoạn quan trọng nhất và khó khăn nhất trong quy trình cho vay – Thẩm định hồ sơ vay vốn và phân tích tín dụng. Trong giai đoạn này, CBTD cần thiết phải là người có trình độ chun mơn, năng lực phán đốn và phân tích tốt.

Thẩm định hồ sơ vay vốn là xem xét, đánh giá hồ sơ KH có nhu cầu vay vốn đã cung cấp để từ đó đưa ra kết luận quyết định cho vay hay khơng.

Phân tích tín dụng là việc phân tích những khả năng hiện tại và tiềm ẩn của KH về sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả và thu hồi vốn. Mục tiêu của phân tích tín dụng là phát hiện những trường hợp có thể dẫn đến rủi ro cao, từ đó tìm ra những biện pháp phịng ngừa và hạn chế những rủi ro đó. Ngồi ra, phân tích tín dụng cịn liên quan đến việc xác minh tính chân thực của những thơng tin mà KH cung cấp, từ đó nhận định về thái độ và uy tín của KH để ra quyết định.

Trong giai đoạn này, CBTD cần thực hiện:

 Thẩm định tư cách pháp lý của KH

 Thẩm định mục đích sử dụng vốn vay

 Thẩm định khả năng tài chính của KH

Thơng tin được sử dụng trong cơng tác thẩm định:

Thông tin lưu trữ tại NH

Thông tin từ điều tra, phỏng vấn

Thông tin từ hồ sơ đề nghị vay vốn của KH: - Hồ sơ pháp lý

- Hồ sơ về tình hình kinh tế, tài chính hiện tại và trong tương lai

- Hồ sơ phương án, kế hoạch kinh doanh hoặc dự án đầu tư, phương án vay, hoàn trả nợ và lãi

- Hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố (nếu có) - Các tài liệu khác.

Quyết định tín dụng

Sau q trình xem xét nguồn vốn, điều kiện thanh toán, phương thức và lãi suất cho vay, CBTD sẽ nộp hồ sơ và Báo cáo thẩm định cho cán bộ xét duyệt để tiến hành kiểm tra, xem xét đồng thời có thể tái thẩm định (nếu cần thiết), sau đó trình lên Giám đốc duyệt. Đây là bước quan trọng ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động của NH.

Thường có hai sai lầm căn bản trong giai đoạn này: - Quyết định cho vay với KH không tốt

- Từ chối cho vay với KH tốt

Cả hai sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại cho NH. Để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất, những vấn đề cần được chú trọng trong giai đoạn quyết định tín dụng là:

- Thu thập thơng tin và xử lý thơng tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định.

- Trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích. Trên cơ sở quyết định của hội đồng thẩm định, CBTD có trách nhiệm thơng báo cho KH về quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với KH.

Giải ngân

Giải ngân là thuật ngữ được sử dụng nhiều ở NH. Nghĩa là xuất tiền bạc, tài chính cho KH theo thỏa thuận vay mượn để giải quyết công việc theo kế hoạch đã vạch ra cụ thể.

Là khâu gần như hồn thành của quy trình cho vay, tuy nhiên giải ngân khơng đơn thuần chỉ là việc xuất tiền cho KH mà cịn là mấu chốt để có thể phát hiện sai sót, chỉnh sửa kịp thời và là cơ sở để xem xét việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích đã cam kết hay khơng. Căn cứ để thực hiện giải ngân cho KH:

- Hồ sơ vay vốn của KH - Báo cáo đề xuất giải ngân - Hợp đồng tín dụng

- Chứng từ pháp lý TSĐB

- Chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng vốn

Tùy theo nhu cầu, KH có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Giám sát và thanh lý tín dụng

Sau khi giải ngân cho KH, NH vẫn tiến hành kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay, công nợ của KH cũng như đánh giá lại TSĐB.

Cuối cùng để kết thúc quy trình cho vay, KH sẽ tất tốn khoản vay khi đã thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ cho NH, ký thanh lý Hợp đồng tín dụng, NH hồn trả TSĐB và lưu trữ hồ sơ vay của KH. Tuy nhiên, với các KH không trả nợ khi đến hạn và không được đồng ý gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ thì NH tiến hành xem xét chuyển nợ quá hạn, tiếp tục theo dõi để thu hồi nợ.

1.3. KSNB hoạt động cho vay tại NHTM

1.3.1. Khái niệm KSNB hoạt động cho vay tại NHTM

KSNB hoạt động cho vay là quá trình bị chi phối bởi các thành viên của NH, từ NQL cho đến các nhân viên, được thiết kế để đảm bảo quy trình cho vay của NH vận

hành hiệu quả, phát hiện rủi ro nhanh chóng và xử lý một cách kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH.

1.3.2.Vai trò và mục tiêu của KSNB hoạt động cho vay tại NHTM

1.3.2.1. Vai trò của KSNB hoạt động cho vay

KSNB hoạt động cho vay được thiết kế và vận hành khơng chỉ nhằm đảm bảo quy trình cho vay hoạt động một cách hiệu quả mà còn ngăn chặn những thiếu sót của CBNH trong q trình xử lý nghiệp vụ, đồng thời đảm bảo việc chấp hành các quy định, chính sách đã được ban hành của NH.

1.3.2.2. Mục tiêu của KSNB hoạt động cho vay

Thiết kế và vận hành KSNB hoạt động cho vay nhằm hướng tới các mục tiêu: - Ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong q trình xử lý nghiệp vụ.

- Rủi ro tín dụng được quản lý chặt chẽ, giảm thiểu xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được.

- Các quyết định tín dụng đưa ra đúng đắn, có chất lượng cao.

1.3.3.Rủi ro của hoạt động cho vay tại NHTM

1.3.3.1. Nguyên nhân gây ra rủi ro

Nguyên nhân bất khả kháng

Những nguyên nhân bất khả kháng xuất phát từ những nhân tố bên ngồi mơi trường tác động vào. Những nguyên nhân này xuất hiện đột ngột, khó đốn, khó kiểm sốt, có thể gây ra thiệt hại lớn cho chính KH cũng như NH. Bao gồm các nguyên nhân sau:

- Sự thay đổi chính sách của Chính phủ: Nước ta đang thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Do đó phải tuân thủ và chấp nhận sự biến động theo quy luật của nền kinh tế thị trường. Mỗi khi nền kinh tế biến động lên, xuống thì lập tức Chính phủ phải đưa ra các chính sách kinh tế mới phù hợp với điều kiện hiện hành nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế đất nước. Các chính sách của Chính phủ thường xuyên quan tâm và có sự thay đổi kịp thời như chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư phát triển,… đều có ảnh hưởng trực tiếp đến NHTM, thường là những ảnh hưởng khơng tích cực đến hoạt động kinh doanh.

- Môi trường pháp lý: Hoạt động kinh doanh của các NHTM liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, mang tính xã hội cao. Khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh thì mơi trường kinh doanh của NH sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại nếu mơi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì tình trạng tham ơ, chiếm đoạt tài sản, kinh tế xã hội kém ổn định dẫn đến kinh doanh gặp nhiều khó khăn, NH khi tiến hành cho vay cũng gặp nhiều rủi ro hơn.

- Môi trường kinh tế: Với nền kinh tế hội nhập hiện nay, việc cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong và ngoài nước đã tăng nguy cơ rủi ro nợ xấu do KH có tiềm lực tài chính lớn bị thu hút bởi các NH có nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích hơn.

- Mơi trường tự nhiên: Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đốn, thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn ngồi tầm kiểm sốt của con người. Điều đó đồng nghĩa với các NH cho vay phải cùng chia sẻ rủi ro với KH của mình.

Nguyên nhân từ phía KH

Những nguyên nhân chủ quan từ phía KH là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro cho vay. Đối với mỗi KH sẽ có mỗi nguyên nhân khác nhau gây nên rủi ro, có thể là khả năng kinh doanh yếu kém, sử dụng vốn vay sai mục đích hay KH có hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật,... hoặc do một số nguyên nhân ngoài ý muốn như vấn đề về sức khỏe, gia đình gặp khó khăn hoặc KH tạm thời thất nghiệp.

Nguyên nhân từ phía NH

- Chính sách cho vay khơng phù hợp: NH đưa ra các chính sách cho vay khơng phù hợp, thiếu sự kiểm sốt chặt chẽ hay đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao dẫn đến những lỗ hổng trong các quyết định cho vay gây ra rủi ro lớn.

- Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ CBNH: Đặc thù nghề nghiệp buộc một CBNH khơng những phải có trình độ mà cịn phải có đạo đức tốt. Trình độ năng lực của CBNH sẽ quyết định tính chính xác về việc đánh giá KH và phương án vay vốn, sự an tồn của các Hợp đồng tín dụng. Nếu trình độ chun mơn của CBNH khơng đảm bảo thì mức độ rủi ro trong trường hợp này sẽ ngày càng tăng trong suốt quá trình kể từ khi xét duyệt đến giám sát và cuối cùng là thu nợ. Cùng với

sự hạn chế về trình độ là vấn đề phẩm chất đạo đức của CBNH. Trước sự cám dỗ của vật chất, nhiều CBNH có thể hành động vô nguyên tắc, vô tổ chức, làm trái quy định, thông đồng với KH, gây tổn thất to lớn với NH cho vay.

- Tài sản đảm bảo khoản vay: Rủi ro có thể xảy ra nếu NH khơng đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo hay giá trị tài sản thể chấp có biến động theo chiều hướng xấu. 1.3.3.2. Tác động của rủi ro đến hoạt động cho vay tại NHTM

- Tăng chi phí, giảm lợi nhuận: Khi NH cho vay xuất hiện những khoản nợ quá hạn, thu nợ quá hạn là việc đầu tiên cần phải thực hiện, việc này không những mất nhiều thời gian mà chi phí bỏ ra để thực hiện cũng khá lớn, CBTD mất thời gian xử lý nợ, không tiếp cận được những món vay mới đồng thời ngần ngại mở rộng hoạt động cho vay. Bên cạnh đó chi phí cơ hội mà NH phải bỏ ra khi khoản nợ quá hạn làm chậm lại vịng quay vốn tín dụng, làm mất đi các khoản đầu tư khác tương đối cao. Tất cả những vấn đề này làm giảm thu nhập tiềm ẩn và làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH.

- Giảm khả năng thanh khoản: Các NHTM thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra và dịng tiền vào, các khoản vay khơng được thanh tốn đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến mất cân đối giữa hai dòng tiền. Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của KH vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các khoản vay lại khơng hồn trả đúng hạn, do đó nếu NH khơng đi vay hoặc thanh lý tài sản của mình thì khả năng chi trả sẽ bị hạn chế, gặp khó khăn trong khâu thanh tốn.

- Giảm uy tín của NH: Khi gặp phải rủi ro, kinh doanh kém hiệu quả, uy tín của NH sẽ bị giảm sút trên thị trường. Đây là sự thiệt hại vơ hình khơng thể lường được giá trị.

1.3.4.Các TTKS hoạt động cho vay tại NHTM

TTKS hoạt động cho vay tại NHTM được thực hiện trong các giai đoạn của quy trình cho vay, xuyên suốt từ giai đoạn đầu tiên đến khi kết thúc.

Giai đoạn lập hồ sơ tín dụng

- Kiểm tra sự độc lập giữa CBTD và KH.

- Xây dựng danh mục hồ sơ tín dụng chuẩn, phân loại rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho các CBTD xem xét và kiểm tra các thông tin, tài liệu thu thập từ KH.

- Thực hiện việc kiểm tra chéo thông tin KH mà cán bộ khác thu thập.

- Độc lập kiểm tra lại các hồ sơ đã được tiếp nhận, các thông tin KH cung cấp và việc thu thập thông tin xác minh của CBTD.

Giai đoạn thẩm định hồ sơ và phân tích tín dụng

- Thiết kế chặt chẽ quy trình thẩm định, từ khâu thẩm định KH vay vốn, đến thẩm định phương án vay vốn và TSĐB tiền vay.

- Hạn chế các trường hợp rủi ro do chủ quan xảy ra, CBTD sẽ nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia trong trường hợp khó giải quyết hoặc khơng quyết định được trong công

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribank CN bắc sông hương tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 64)