Mục đích sử dụng vốn vay:

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribank CN bắc sông hương tỉnh thừa thiên huế (Trang 31)

- Vay tiêu dùng: Là khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các cá nhân, hộ gia đình phục vụ sinh hoạt cá nhân trong cuộc sống.

- Vay sản xuất kinh doanh: Là các khoản vay phục vụ mục đích bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình.

- Căn cứ vào phương thức cho vay

- Cho vay từng lần: Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay KH và NH đều phải làm các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. Đây là hình thức cho vay theo món khi KH có nhu cầu.

- Cho vay trả góp: Đây là hình thức cho vay mà NH và KH xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn vay.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là phương thức cho vay mà NH thỏa thuận bằng văn bản chấp nhận cho KH chi vượt số tiền có trên số dư tài khoản thanh tốn của KH tới một hạn mức nhất định, trong thời gian nhất định. Hiện nay, phương thức cho vay này đang được các NHTM thực hiện ngày càng rộng rãi bởi tính ưu việt của nó.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay mà NH và KH xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng, duy trì hạn mức cho vay được tính từ thời điểm hạn mức cho vay bắt đầu có hiệu lực, cho đến thời điểm hạn mức tín dụng đó hết hiệu lực hoặc hạn mức cho vay khác thay thế.

- Căn cứ biện pháp đảm bảo khoản vay

- Cho vay có tài sản đảm bảo: Cho vay có tài sản đảm bảo là loại cho vay mà NH đưa ra điều kiện KH vay phải thế chấp tài sản, cầm cố hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba.

- Cho vay khơng có tài sản đảm bảo (tín chấp): Là loại cho vay mà NH không yêu cầu tài sản đảm bảo, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba mà chỉ dựa trên uy tín của bên thứ ba. Đây là phương thức cho vay chủ yếu áp dụng đối với các KH truyền thống, lâu năm và có uy tín.

- Căn cứ theo thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn: Là những khoản cho vay có thời hạn thấp hơn 12 tháng. NH cho vay ngắn hạn nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của DN, nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của Chính phủ và nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.

- Cho vay trung hạn: Là những khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Khoản tín dụng này thường được sử dụng để đầu tư đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ hoặc mở rộng sản xuất.

- Cho vay dài hạn: Là những khoản vay trên 5 năm. Các khoản này thường dùng để đầu tư vào vốn cố định của DN, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, bất động sản và cho vay tiêu dùng cá nhân vào các nhu cầu nhà ở, phương tiện vận tải…

- Căn cứ theo tính chất hồn trả

-Cho vay hồn trả trực tiếp: Là khoản cho vay trong đó người đi vay chính là người phải trả nợ trực tiếp cho NH.

- Cho vay hoàn trả gián tiếp: Là khoản cho vay trong đó người đi vay khơng phải là người trực tiếp trả nợ, loại cho vay này thường được thực hiện bằng cách chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá trị cịn thời hạn thanh tốn.

1.2.2.4. Ngun tắc cho vay

Hoạt động cho vay của NHTM đối với KH được thực hiện theo thỏa thuận giữa NH và KH, phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường. Đảm bảo theo 3 nguyên tắc:

- Nguyên tắc vay đúng mục đích: Sau khi được chấp thuận cho vay, KH phải sử dụng vốn theo đúng với mục đích vay được thể hiện trong hồ sơ vay vốn.

- Nguyên tắc trả nợ gốc và lãi tiền vay: KH sẽ phải trả cả gốc lẫn lãi cho phía NH. Tiền lãi có thể trả theo thỏa thuận giữa hai bên trong hồ sơ vay vốn.

- Nguyên tắc trả đúng hạn: KH phải có nghĩa vụ trả cả tiền lãi lẫn tiền gốc đúng thời hạn đã thỏa thuận. Nếu vượt quá thời hạn mà vẫn chưa trả thì phải bị phạt theo điều khoản đã ký từ trước.

1.2.2.5. Quy trình cho vay tại NHTM

Bảng 1.1 – Bảng tóm tắt quy trình cho vayCác Các

giai đoạn

Nguồn và nơi cung cấp thông tin

Nhiệm vụ của NH ở mỗi giai đoạn

Kết quả của mỗi giai đoạn Lập hồ sơ tín dụng KH cung cấp thơng tin. Tiếp xúc, phổ biến và hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn. Hoàn thành bộ hồ sơ để chuyển sang giai đoạn sau.

Thẩm định hồ sơ và phân tích

tín dụng

- Hồ sơ đề nghị vay từ giai đoạn trước

chuyển sang. - Các thông tin bổ sung từ phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ… Tổ chức thẩm định về mặt tài chính và phi tài

chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm

định thực hiện.

Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền để quyết định

cho vay hoặc từ chối cho vay.

Quyết định tín dụng

Các tài liệu và thông tin từ giai đoạn trước chuyển sang và Báo cáo kết

quả thẩm định.

Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dựa vào kết quả

phân tích. Tiến hành các thủ tục pháp lý: Ký hợp đồng tín dụng; Hợp đồng cơng chứng và các loại hợp đồng khác. Giải ngân - Quyết định cho vay và các hợp đồng liên quan. - Các chứng từ làm

cơ sơ giải ngân.

Thẩm định các chứng từ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng trước khi phát tiền vay.

Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của KH hoặc chuyển trả theo yêu cầu

của KH. Giám sát và thanh lý tín dụng - Các thông tin từ nội bộ NH. - Các BCTC theo định kỳ của KH. - Các thơng tin khác. - Phân tích BCTC, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay. - Tái xét và thanh lý Hợp đồng tín dụng.

- Báo cáo kết quả giám sát và đưa ra các gải pháp

xử lý.

- Lập các thủ tục để thanh lý tín dụng.

- Lập hồ sơ tín dụng

Đây là bước đầu tiên, là khâu căn bản của quy trình cho vay và được lập ngay sau khi CBTD tiếp xúc với KH có nhu cầu vay vốn. Là bước vô cùng quan trọng để thu thập thông tin làm cơ sở cho các bước sau, tiền đề của việc phân tích và ra quyết định cho vay.

Sau khi thu thập xong thông tin của KH, CBTD sẽ hướng dẫn KH cung cấp các hồ sơ vay chi tiết. Mỗi KH sẽ có một bộ hồ sơ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản hồ sơ cần cung cấp các thông tin:

 Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của KH.

 Thơng tin về khả năng sử dụng và hồn trả vốn của KH.

 Thơng tin về đảm bảo tín dụng.

Để thu thập được các thông tin này, KH sẽ được yêu cầu lập và nộp các các loại giấy tờ sau:

Hồ sơ pháp lý: - CMND/ hộ chiếu

- Sổ hộ khẩu/ giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên - Giấy đăng ký kết hôn/ giấy tờ xác nhận tình trạng hơn nhân

Hồ sơ vay vốn: - Giấy đề nghị vay vốn - Phương án sử dụng vốn - Tài liệu chứng minh thu nhập -…

- Thẩm định hồ sơ và phân tích tín dụng

Sau khi đã thu thập được những thông tin cần thiết về KH, giai đoạn thứ hai cần thực hiện chính là giai đoạn quan trọng nhất và khó khăn nhất trong quy trình cho vay – Thẩm định hồ sơ vay vốn và phân tích tín dụng. Trong giai đoạn này, CBTD cần thiết phải là người có trình độ chun mơn, năng lực phán đốn và phân tích tốt.

Thẩm định hồ sơ vay vốn là xem xét, đánh giá hồ sơ KH có nhu cầu vay vốn đã cung cấp để từ đó đưa ra kết luận quyết định cho vay hay khơng.

Phân tích tín dụng là việc phân tích những khả năng hiện tại và tiềm ẩn của KH về sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả và thu hồi vốn. Mục tiêu của phân tích tín dụng là phát hiện những trường hợp có thể dẫn đến rủi ro cao, từ đó tìm ra những biện pháp phòng ngừa và hạn chế những rủi ro đó. Ngồi ra, phân tích tín dụng cịn liên quan đến việc xác minh tính chân thực của những thơng tin mà KH cung cấp, từ đó nhận định về thái độ và uy tín của KH để ra quyết định.

Trong giai đoạn này, CBTD cần thực hiện:

 Thẩm định tư cách pháp lý của KH

 Thẩm định mục đích sử dụng vốn vay

 Thẩm định khả năng tài chính của KH

Thông tin được sử dụng trong công tác thẩm định:

Thông tin lưu trữ tại NH

Thông tin từ điều tra, phỏng vấn

Thông tin từ hồ sơ đề nghị vay vốn của KH: - Hồ sơ pháp lý

- Hồ sơ về tình hình kinh tế, tài chính hiện tại và trong tương lai

- Hồ sơ phương án, kế hoạch kinh doanh hoặc dự án đầu tư, phương án vay, hoàn trả nợ và lãi

- Hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố (nếu có) - Các tài liệu khác.

Quyết định tín dụng

Sau q trình xem xét nguồn vốn, điều kiện thanh toán, phương thức và lãi suất cho vay, CBTD sẽ nộp hồ sơ và Báo cáo thẩm định cho cán bộ xét duyệt để tiến hành kiểm tra, xem xét đồng thời có thể tái thẩm định (nếu cần thiết), sau đó trình lên Giám đốc duyệt. Đây là bước quan trọng ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động của NH.

Thường có hai sai lầm căn bản trong giai đoạn này: - Quyết định cho vay với KH không tốt

- Từ chối cho vay với KH tốt

Cả hai sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại cho NH. Để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất, những vấn đề cần được chú trọng trong giai đoạn quyết định tín dụng là:

- Thu thập thông tin và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định.

- Trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích. Trên cơ sở quyết định của hội đồng thẩm định, CBTD có trách nhiệm thơng báo cho KH về quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với KH.

Giải ngân

Giải ngân là thuật ngữ được sử dụng nhiều ở NH. Nghĩa là xuất tiền bạc, tài chính cho KH theo thỏa thuận vay mượn để giải quyết công việc theo kế hoạch đã vạch ra cụ thể.

Là khâu gần như hoàn thành của quy trình cho vay, tuy nhiên giải ngân khơng đơn thuần chỉ là việc xuất tiền cho KH mà cịn là mấu chốt để có thể phát hiện sai sót, chỉnh sửa kịp thời và là cơ sở để xem xét việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích đã cam kết hay không. Căn cứ để thực hiện giải ngân cho KH:

- Hồ sơ vay vốn của KH - Báo cáo đề xuất giải ngân - Hợp đồng tín dụng

- Chứng từ pháp lý TSĐB

- Chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng vốn

Tùy theo nhu cầu, KH có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Giám sát và thanh lý tín dụng

Sau khi giải ngân cho KH, NH vẫn tiến hành kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay, công nợ của KH cũng như đánh giá lại TSĐB.

Cuối cùng để kết thúc quy trình cho vay, KH sẽ tất tốn khoản vay khi đã thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ cho NH, ký thanh lý Hợp đồng tín dụng, NH hồn trả TSĐB và lưu trữ hồ sơ vay của KH. Tuy nhiên, với các KH không trả nợ khi đến hạn và không được đồng ý gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ thì NH tiến hành xem xét chuyển nợ quá hạn, tiếp tục theo dõi để thu hồi nợ.

1.3. KSNB hoạt động cho vay tại NHTM

1.3.1. Khái niệm KSNB hoạt động cho vay tại NHTM

KSNB hoạt động cho vay là quá trình bị chi phối bởi các thành viên của NH, từ NQL cho đến các nhân viên, được thiết kế để đảm bảo quy trình cho vay của NH vận

hành hiệu quả, phát hiện rủi ro nhanh chóng và xử lý một cách kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH.

1.3.2.Vai trò và mục tiêu của KSNB hoạt động cho vay tại NHTM

1.3.2.1. Vai trò của KSNB hoạt động cho vay

KSNB hoạt động cho vay được thiết kế và vận hành khơng chỉ nhằm đảm bảo quy trình cho vay hoạt động một cách hiệu quả mà còn ngăn chặn những thiếu sót của CBNH trong q trình xử lý nghiệp vụ, đồng thời đảm bảo việc chấp hành các quy định, chính sách đã được ban hành của NH.

1.3.2.2. Mục tiêu của KSNB hoạt động cho vay

Thiết kế và vận hành KSNB hoạt động cho vay nhằm hướng tới các mục tiêu: - Ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong q trình xử lý nghiệp vụ.

- Rủi ro tín dụng được quản lý chặt chẽ, giảm thiểu xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được.

- Các quyết định tín dụng đưa ra đúng đắn, có chất lượng cao.

1.3.3.Rủi ro của hoạt động cho vay tại NHTM

1.3.3.1. Nguyên nhân gây ra rủi ro

Nguyên nhân bất khả kháng

Những nguyên nhân bất khả kháng xuất phát từ những nhân tố bên ngồi mơi trường tác động vào. Những nguyên nhân này xuất hiện đột ngột, khó đốn, khó kiểm sốt, có thể gây ra thiệt hại lớn cho chính KH cũng như NH. Bao gồm các nguyên nhân sau:

- Sự thay đổi chính sách của Chính phủ: Nước ta đang thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Do đó phải tuân thủ và chấp nhận sự biến động theo quy luật của nền kinh tế thị trường. Mỗi khi nền kinh tế biến động lên, xuống thì lập tức Chính phủ phải đưa ra các chính sách kinh tế mới phù hợp với điều kiện hiện hành nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế đất nước. Các chính sách của Chính phủ thường xun quan tâm và có sự thay đổi kịp thời như chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư phát triển,… đều có ảnh hưởng trực tiếp đến NHTM, thường là những ảnh hưởng khơng tích cực đến hoạt động kinh doanh.

- Mơi trường pháp lý: Hoạt động kinh doanh của các NHTM liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, mang tính xã hội cao. Khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh thì mơi trường kinh doanh của NH sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại nếu mơi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì tình trạng tham ơ, chiếm đoạt tài sản, kinh tế xã hội kém ổn định dẫn đến kinh doanh gặp nhiều khó khăn, NH khi tiến hành cho vay cũng gặp nhiều rủi ro hơn.

- Môi trường kinh tế: Với nền kinh tế hội nhập hiện nay, việc cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong và ngoài nước đã tăng nguy cơ rủi ro nợ xấu do KH có tiềm lực tài chính lớn bị thu hút bởi các NH có nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích hơn.

- Mơi trường tự nhiên: Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp. Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đốn, thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn ngồi tầm kiểm sốt của con người. Điều đó đồng nghĩa với các NH cho vay phải cùng chia sẻ rủi ro với KH của mình.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribank CN bắc sông hương tỉnh thừa thiên huế (Trang 31)