Thực trạng hoạt động cho vay ủy thác trên địa bàn xã TùngVài

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã tùng vài, quản bạ, hà giang (Trang 39 - 51)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá thực trạng Chương trình cho vay ủy thác củaNgân hàng chính

4.1.1. Thực trạng hoạt động cho vay ủy thác trên địa bàn xã TùngVài

Nắm bắt được tình hình về điều kiện tự nhiên, tình phát triển kinh tế xã hội của xã Tùng Vài, NHCSXH huyện Quản Bạ đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương của xã phổ biến, tuyên truyền kịp thời về vốn dành cho XĐGN một cách tích cực cho nhân dân được biết, đồng thời triển khai các gói CTTD sao cho phù hợp với điều kiện và khả năng của người dân và điều kiện phát triển của địa phương, đảm bảo hoạt động cho vay hiệu quả, hạn

chế rủi ro thấp nhất có thể.NHCSXH thực hiện cho vay ủy thác thông qua 4 tổ chức hội bao gồm: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên từ các hội này thành lập các tổ TK&VV. Quy chế cho vay ở các hội là các hộ nghèo phải tham gia vào tổ TK&VV rồi thực hiện bình xét dân chủ cơng khai theo sự biểu quyết giữa các thành viên sau đó gửi danh sách lên Ban XĐGN để xác nhận. Hàng tuần tổ chức họp thành viên và tổ trưởng nhằm đôn đốc việc gửi tiền tiết kiệm, trả nợ, và kiểm tra sử dụng vốn vay của các thành viên. Hàng tháng đến kỳ giao dịch nhân viên PGD Ngân hàng đến dự họp tại xã để xác nhận tiền gửi của các thành viên, thu nợ hoặc cho thành viên vay thông qua các tổ TK&VV.

* Quy trình cho vay vốn ủy thác của NHCSXH thơng qua 4 tổ chức chính trị xã hội

a) Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) gửi cho Tổ TK&VV.

b) Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị-xã hội và Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức họp, đối chiếu tên người đề nghị vay vốn với Danh sách các hộ gia đình thuộc đối tượng vay vốn đã được UBND cấp huyện phê duyệt, sau đó lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) kèm Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) gửi UBND cấp xã xác nhận.

c) Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã trên Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD), Tổ TK&VV gửi NHCSXH Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) kèm Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) để làm thủ tục vay vốn.

d) NHCSXH nhận được hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH được Giám đốc phân cơng thực hiện việc kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn của hồ sơ vay vốn, đối chiếu tên người đề nghị vay vốn với Danh sách các

hộ nghèo thuộc diện được vay vốn xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt đã được UBND cấp huyện phê duyệt, nếu đảm bảo các yếu tố theo quy định thì trình Giám đốc phê duyệt cho vay, đồng thời lập Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp xã và làm thủ tục giải ngân theo quy định.

Trường hợp chưa đầy đủ các yếu tố theo quy định thì cán bộ NHCSXH hướng dẫn Tổ TK&VV làm lại hồ sơ và thủ tục theo quy định.

đ) UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị-xã hội cấp xã (đơn vị nhận ủy thác cho vay) và Tổ TK&VV để thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để nhận tiền vay.

(Nguồn:Văn bản số 2437/NHCS-TDNNN, Ngày 13/7/2012 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc Hướng dẫn thực hiện cho vay hộ nghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt)

Tổ TK&VV Lập danh sách trình UBND xã

Ban XĐGN xã xác nhận hộ đủ điều kiện vay vốn

UBND xã phê duyệt danh sách

CBTD của NHCSXH tổng hợp, xem xét trình duyệt

cho vay

Tổ TK&VV gửi danh sách tới NHCSXH phê duyệt

cho vay

Gửi thông báo phê duyệt về UBND xã

Gửi kết quả phê duyệt về tổ TK&VV

Thông báo đến tổ viên danh sách,lịch giải ngân,

địa điểm giải ngân

NHCSXH và Tổ TK&VV tổ chức giải ngân

Hình 4.1: Sơ đồ quy trình cho vay vốn ủy thác thơng qua các tổ chức chính trị xã hội

(Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên quy trình cho vay của NHCSXH)

Người vay gia nhập tổ TK&VV

Viết giấy đề nghị gửi tổ trưởng Tổ TK&VV

Tổ TK&VV họp bình xét những hộ đủ điều kiện vay

16.667

71.667

4.1.1.1 Đối tượng tham gia vay vốn

Xóa đói giảm nghèo là một sự nghiệp hết sức quan trọng, một mình người nghèo khơng thể tự vươn lên thốt nghèo mà họ rất cần đến sự quan tâm của toàn xã hội, của các tổ chức.Trong đó NHCSXH là ngân hàng được giao nhiệm vụ cung cấp các nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo của Chính phủ.Trong nhiều năm qua NHCSXH đã góp sức đem lại niềm vui cho hàng triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Hình 4.2 Qua biểu đồ ta thấy, trong số các chương trình cho vay của ngân hàng, chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH chiếm tỷ trọng nhiều nhất, năm 2018 chiếm 71,67%, tiếp đó hộ cận nghèo chỉ chiếm 16,67%, chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn và nước sạch VSMTNT chiếm tỷ trọng nhỏ nhất lần lượt là 6,67% và 5%/ tổng số hộ điều tra. Như vậy trong tất cả các chương trình cho vay, chương trình cho vay hộ nghèo là chương trình cho vay mang tính chủ lực của NHCSXH chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.Đây là chương trình nhận được sự ủng hộ của toàn thể hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn, góp phần thể hiện sự đúng đắn trong chủ trương của Đảng và Nhà nước.

6.667 5.000

Hộ nghèo Hộ cận nghèo

Nước sạch và VSMTNT Hộ SXKD vùng KK

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2018)

Hình 4.2: Biểu đồ Cơ cấu các đối tượng tham gia vay vốn năm 2018(%/tổng số hộ điều tra)

4.1.1.2 Hoạt động tổ chức ủy thác cho vay

Như chúng ta đã biết, Tùng vài là một xã có nền kinh tến sản xuất Nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng, với chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn hàng năm giá trị sản lượng nông nghiệp không ngừng tăng lên. Tuy nhiên nền kinh tế cũng xuất hiện những yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng trưởng đó là việc đầu tư vào trang thiết bị còn hạn chế thiếu vốn, mặt khác lũ lụt, dịch bệnh gia súc, dịch cún gia cầm xảy ra gây thiệt hại lớn cho việc chăn nuôi và sản xuất của người dân trên địa bàn xã.

Thực hiện chính sách kinh tế của Nhà nước đối với người dân trên địa bàn được tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp như đất canh tác, hỗ trợ vốn sản xuất, khoa học kỹ thuật, công nghệ, giống cây trồng, vật nuôi…việc người nghèo biết cách làm ăn, sử dụng vốn vay có hiệu quả là trách nhiệm của các cấp, các ngành. Và hơn ai hết, NHCSXH huyện Quản Bạ với vai trò hỗ trợ vốn cho vay ủy thác thông qua các tổ chức hội cho hộ nghèo đã phần nào tạo động lực mở đường sản xuất chăn nuôi cho các hộ vay trên địa bàn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, có điều kiện vượt lên nghèo khó.

Qua Hình 4.3 Biểu đồ Cơ cấu tỷ trọng hoạt động tổ chức cho vay ủy thác năm 2018 ta có thể thấy doanh số cho vay hộ nghèo ủy thác từng phần qua các tổ chức hội, đoàn thể chiếm 100% doanh số cho vay của Ngân hàng. Trong đó, cho vay ủy thác qua Hội Phụ nữ (HPN) ở Ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất. Bởi nhiều chị em sinh hoạt trong tổ chức Hội Phụ nữ bằng kinh nghiệm tích lũy được đã mạnh dạn vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, với mục đích vay chủ yếu là chăn ni đại gia súc. Năm 2018 doanh số cho vay thông qua HPN chiếm 26.67% chiếm tỷ trọng cao trong tất cả 4 hội đoàn thể. Nhiều chị em vay vốn của Ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế như nuôi lợn, chăn ni trâu bị sinh sản,… trở thành nhân tố mới trong phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi do địa phương phát động. Tổ

TK&VV do HPN quản lý còn là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn của người dân đặc biệt là các chị em phụ nữ. Chính vì vậy, số lượng tổ TK&VV do HPN quản lý liên tục tăng, hoạt động ngày càng có chất lượng.

Tiếp đến thì doanh số cho vay hộ nghèo ủy thác qua Hội Nông dân (HND) và Đoàn Thanh niên (ĐTN) chiếm tỷ lệ là bằng nhau chiếm 25%, cũng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Điều này có thể hiểu là do cuộc sống của người nghèo vùng nông thôn hầu như gắn liền với hoạt động sản xuất nơng nghiệp, và thực tế thì khơng ai hiểu nơng dân bằng chính tổ chức của họ trong từng thơn, làng, xã.

Bên cạnh đó Hội Cựu chiến binh (HCCB) cũng đã có những hướng đi đúng đắn và đạt được những kết quả nhất định trong việc đưa đồng vốn đến tận tay người nghèo chiếm 23.33% . Tuy nhiên, các hội này vẫn chưa thật sự chú trọng việc tổ chức các chương trình hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và vấn đề bình xét hộ vay còn chậm nên đã làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn có hiệu quả.

Hội CCB

Hội PN Hội ND Đoàn TN

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2018)

Hình 4.3: Biểu đồ Cơ cấu tỷ trọng hoạt động tổ chức cho vay ủy thác năm 2018 (%/tổng số hộ điều tra)

25.000 23.333

4.1.1.3 Dư nợ cho vay ủy thác

Dư nợ là một chỉ tiêu tổng hợp của hoạt động cho vay. Qua biểu đồ 4.4 ta thấy dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội năm 2018 phân bố dư nợ vay từ 10.000.000 – 30.000.000 triệu đồng chiếm 29.97% trong đó số khách hàng dư nợ ở mức 10.000.000 triệu đồng chiếm 15%. Số dư nợ còn lại chiếm 70.04% dư nợ từ 35.000.000 – 50.000.000 triệu đồng trong đó có 41.67% dư nợ 50.000.000 triệu trong tổng dư nợchiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này chứng tỏ rằng các hộ đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất, nhằm nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi. Đồng thời nhu cầu về vốn vay ngày càng cao thì tổ chức tín dụng cũng tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho hộ nghèo nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2018)

4.1.1.4. Lãi suất cho vay

Với đối tượng hoạt động chủ yếu là các hộ nghèo, nên lãi suất cho vay của NHCSXH là khá thấp so với các ngân hàng khác, nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn để sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập. Mức lãi suất cho vay chiếm 66.67% tương ứng với lãi suất hàng tháng phải trả 0.55% chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong cả 4 mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra, ở mức này hầu như là hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn, 18.33% là mức lãi suất áp dụng thứ 2 tương ứng mỗi tháng họ phải trả là 0.66%, 11,67% là mức lãi suất chiếm tỷ lệ ít nhưng là mức lãi suất cao nhất mỗi tháng các hội viên vay vốn phải trả 0.75% đây mức lãi suất áp dụng với các đối tượng không phải hộ nghèo, là các đối tượng sản xuất kinh doanh vùng khó khăn nên mức lãi suất họ phải trả cao hơn so với hộ nghèo. Mức thấp nhất chỉ chiếm 3.333% trong tổng số hộ điều tra lãi suất hàng tháng nhóm này phải trả là 0.27%/tháng. Với mức lãi suất này đã giảm bớt gánh nặng cho người nghèo.

(Nguồn: Số liệu điều tra thực thế năm 2018)

4.1.1.5 Tình hình hoạt động sử dụng vốn vay trên địa bàn xã

* Về trình độ văn hóa:

Hình 4.6 Biểu đồ Phân bố trình độ văn hóa của người vay vốn năm 2018 ta có thể thấy trình độ văn hóa số hội viên có trình độ từ 0 đến lớp 5 (tiểu học) chiếm 50% tỷ lệ này chiếm khá cao trong đó 20% là nhóm hội viên học hết lớp 5 nhóm này hầu như là hộ nghèo và hộ cận nghèo. Số hội viên có trình độ từ cấp 2 chiếm 36.67% trong số này số hội viên học hết lớp 9 chiếm 16.67%. Khách hàng có trình độ học hết cấp 3 chỉ chiếm 13.334% rất nhỏ trong đó có 6.667% khách hàng học hết lớp 12. Như vậy chúng ta có thể thấy trình độ học vấn của các hội viên rất hạn chế, số hội viên học hết trình độ cấp 3 rất ít (13.334%). Ngun nhân chủ yếu là do trước đây cuộc sống nghèo đói, vật chất thiếu thốn, chỉ tập trung cho nhu cầu ăn mặc là trên hết nên họ không được đi học nhiều. Do trình độ văn hóa thấp nên việc tính tốn sắp xếp kế hoạch làm ăn chỉ dựa vào kinh nghiệm, ý chí vươn lên dẫn đến tình trạng tái nghèo. Vì vậy, các cấp chính quyền địa phương cần có chính sách nhằm nâng cao trình độ văn hóa, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tạo đà thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)

* Về độ tuổi

Về độ tuổi số hội viên có độ tuổi trong khoảng từ 25 đến 30 tuổi chiếm 21.67% trong đó 10% là số hội viên 30 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều trong khoảng độ tuổi này, đây là độ tuổi lao động trẻ có khả năng tạo ra thu nhập tốt nên khả năng trả nợ cao do đó việc vay vốn cũng thuận tiện hơn, độ tuổi 31 đến 40 tuổi tham gia vay vốn chiếm 63.336% cụ thể số khách hàng có độ tuổi 35 tuổi chiếm 20% số hội viên ở mức tuổi này chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các nhóm tuổi. Đây là độ tuổi trung niên lao động lâu năm, nhiều kinh nghiệm và chiếm tỷ lệ cao, số cịn lại là nhóm độ tuổi từ 41 đến 45 tuổi chiếm 23.337%.

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2018)

Hình 4.7: Biểu đồ phân bố độ tuổi người vay vốn năm 2018 * Mục đích sự dụng vốn

Trong nơng nghiệp với những đặc tính cố hữu là chu kỳ sản xuất dài, có tính mùa vụ, độ rủi ro cao do chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh nên vai trò của vốn là rất quan trọng, đặc biệt là đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách sống ở vùng nơng thơn. Vốn chính là điều kiện giúp cho các hộ nghèo thốt khỏi sự nghèo đói, tham gia vào sản xuất, tạo thu nhập và nâng

cao chất lượng cuộc sống góp phần cải thiện bộ mặt nơng thơn và hồn thành tốt công tác XĐGN.

Các hộ vay vốn với mục đích tập trung vào 3 lĩnh vực. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các hội viên trên địa bàn sử dụng vốn chủ yếu cho mục đích tiêu dùng phục vụ sản xuất trong nông nghiệp như mua giống cây trồng, trồng các loại cây hoa màu khác như: Ngô, đậu tương, lạc,…chiếm 45%. Tiếp đến số hộsử dụng vào mục đích đầu tư cũng khá nhiều chủ yếu đầu tư vào xây dựng sửa chữa nhà cửa và xóa nhà tạm, đầu tư mua tư liệu phục vụ việc sản xuất và một phần đầu tư vào xây dựng chuồng trại để chăn nuôi chiếm 38.33% và 16.67% họ dùng vào cả 2 là đầu tư và tiêu dùng, điều này cho thấy bộ phận khá đông người vay vốn xác định được mục đích sử dụng vốn đúng đắn. Tuy nhiên, vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ khách hàng sử dụng vốn vay cho mục đích mua sắm cá nhân hoặc mục đích khác, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ về khả năng trả nợ của người đi vay. Do đó cần tư vấn và nghiên cứu kỹ mục đích cũng như động cơ của người vay vốn cũng như khả năng trả lãi và trả nợ của người có nhu cầu vay vốn hoặc định hướng sử dụng cho người vay vốn trước khi quyết định cho vay.

Đầu tư

Đầu tư và tiêu dùng

Tiêu dùng

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2018)

Hình 4.8: Biểu đồ cơ cấu mục đích sử dụng vốn năm 2018

45.000 38.333

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã tùng vài, quản bạ, hà giang (Trang 39 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)