Xuất một số giải pháp để Chương trình cho vay ủy thác củaNgân

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã tùng vài, quản bạ, hà giang (Trang 58 - 63)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. xuất một số giải pháp để Chương trình cho vay ủy thác củaNgân

hàng chính sách xã hội thơng qua các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã phục vụ khách hàng tốt hơn

4.2.1. Đối với Hội Phụ nữ

Căn cứ vào phân tích SWOT ở trên, tôi đề xuất một số giải pháp cho Hội Phụ nữ như sau:

- Xác định hoạt động uỷ thác cho vay là một công cụ, phương tiện quan trọng để thực hiện mục tiêu XĐGN mà không phải là một hoạt động kinh tế đơn thuần.

- Đổi mới cách tuyên truyền chính sách ưu đãi bằng nhiều hình thức như tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật bằng tiếng dân tộc phù hợp với địa bàn từng thôn, bản để người nghe hiểu và dễ tiếp cận, hướng dẫn chị em phụ nữ mạnh dạn áp dụng đầu tư đổi mới vào chăn ni, ni bị, gà thả vườn, mở đại lý thức ăn gia súc và phân bón… , làm chủ quy trình sản

xuất, kinh doanh.

- Đa dạng hóa các hình thức cho vay: Bằng cách không chỉ cho vay bằng tiền mặt mà có thể kết hợp với các cơng ty sản xuất phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, công ty sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm,... tại địa bàn để cho hộ vay vốn bằng các nguyên liệu sản xuất nông nghiệp.

- Kết nối với phụ nữ thúc đẩy người vay mạnh dạn đầu tư vốn, có kế hoạch sản xuất kinh doanh, chăn nuôi cụ thể, tuỳ vào khả năng của người vay mà vay ít hay nhiều.

- Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với địa bàn thôn đến người vay, hỗ trợ người vay áp dụng vào sản xuất, mạnh dạn đầu tư khi vay được tiền về.

- Hướng dẫn người vay cần sử dụng vốn đúng mục đích. Nên tập trung đầu tư vốn vào ngành chăn ni, trồng trọt là những ngành địi hỏi lượng vốn

vay không lớn mà cho thu nhập tương đối, tránh sử dụng vốn vay một cách lãng phí, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn vay không cao.

- Đổi mới tư duy cho người vay thúc đẩy họ tích cực học hỏi, nâng cao kinh nghiệm trong sản xuất.Tác động vào người vay những thói quen cố hữu đã tồn tại lâu đời trong nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp, những thói quen khơng cịn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Thúc đẩy sản xuất theo nhu cầu của thị trường và sản xuất mặt hàng mà đem lại lợi nhuận cao nhất mà mình có thế làm được.

(S1, S2, S3, S4 kết hợp với O1, O2, O3).

4.2.2. Đối với Hội Nơng dân

Căn cứ vào phân tích SWOT ở trên, tôi đề xuất một số giải pháp cho Hội nông dân như sau:

Trình độ dân trí thấp thì khả năng tiếp xúc cũng như cập nhật thông tin sẽ bị hạn chế. Do vậy khi vay vốn họ không hiểu gì về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình. Theo số liệu điều tra, đa số hộ nghèo đều có trình độ văn hóa thấp, khó tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng. Điều này cản trở việc tiếp thu những tiến bộ KHKT của hộ nghèo. Để các hộ nghèo tiếp cận tốt hơn với nguồn TD cần thiết phải giúp họ cách làm, cách sử dụng cũng như quản lý đồng vốn, cách quản lý SXKD trong điều kiện kinh tế thị trường.

Thực tế cho thấy, đa số hộ nghèo trên địa bàn vẫn tồn tại cách nhìn, cách suy nghĩ và cách sản xuất theo kiểu truyền thống, sản xuất nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp. Vì vậy muốn nâng cao hiểu biết, trình độ nhận thức, cách thức tiếp cận làm ăn hiệu quả cán bộ Hội cần làm tốt:

- Đổi mới cách thức tuyên truyền gần gủi gây được sự chú ý bằng ngôn ngữ địa phương, phổ biến các chủ trương thông qua các hội nghị giao ban và các buổi sinh hoạt của các chi hội.Đưa các mơ hình phát triển sản xuất thành công của các hộ dân khác làm căn cứ tuyên truyền.

- Hỗ trợ hướng dẫn người vay mạnh dạn đổi mới đầu tư vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tổ tiết kiệm và vay vốn là nơi tập hợp, chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho hộ nghèo và các đối tượng khó khăn, giúp các hộ gia đình gắn kết tình làng, nghĩa xóm, có điều kiện tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi, có vốn SXKD, tạo thêm việc làm, thu nhập, cải thiện điều kiện sống, lo cho con cái học hành.

-Hướng dẫn việc thành lập và củng cố các Tổ tiết kiệm và vay vốn theo địa bàn thơn. Tích cực tập huấn nâng cao chất lượng nhân lực về lượng và chất thông qua đào tạo ngắn hạn.

- Không ngừng nâng cao nghiệp vụ cho các tổ TK&VV để hoạt động ổn định lâu dài, có khả năng hướng dẫn hộ nghèo xây dựng được dự án, định hướng sản xuất kinh doanh, kiểm tra việc quản lý và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, chấp hành và thực hiện đúng theo quy định ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội để sớm giúp hộ nghèo vươn lên khá giả.

- Tổ phải được thành lập theo đúng quy định, phải gắn bó mật thiết với ngân hàng và tổ chức hội phải tranh thủ được sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền , nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ viên cũng như việc sử dụng vốn vay của từng hộ.

- Cần giải thích rõ ràng và cặn kẽ cho các thành viên của tổ mình về những thủ tục cần phải tuân thủ.

- Trong bình xét hộ vay, Ban quản lý đặc biệt quan tâm đến yêu cầu công khai, dân chủ, đúng đối tượng, khơng nể nang, cảm tình cá nhân mà bình xét cho vay sai. Nhờ đó, mà tránh được hiện tượng xâm tiêu, chiếm dụng, khơng có nợ quá hạn, khơng có vay hộ, vay ké.

4.2.3. Đối với Hội Cựu chiến binh

Căn cứ vào phân tích SWOT ở trên, tơi đề xuất một số giải pháp cho Hội Cựu chiến binh như sau:

-Thường xuyên phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng của các hộ vay, tuyên truyền nâng cao ý thức của người vay trong sử dụng vốn và thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng.

- Cần đa dạng hóa phương thức cho vay giúp hộ nông dân thuận lợi, dễ dàng khi vay vốn.

-Tổ chức hội phải tranh thủ được sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền và phối hợp với NHCSXH tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, đảm bảo 100% cán bộ tham gia vào hoạt động tín dụng chính sách xã hội được tập huấn nghiệp vụ.

- Cần duy trì mối quan hệ lâu dài với các hộ được ủy thác cho vay vốn và các tổ/nhóm vay vốn nhằm hỗ trợ trên các mặt để đôi bên cùng có lợi.

- Cùng với việc cho vay vốn, các cấp Hội làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng mơ hình sản xuất, kinh doanh điển hình, giúp nhau thốt nghèo và vươn lên làm giàu để đồng vốn mang lại hiệu quả cao.

(S1, S2, S3 kết hợp với O1, O2, O3)

4.2.4. Đối với Đồn Thanh niên

Căn cứ vào phân tích SWOT ở trên, tơi đề xuất một số giải pháp cho Đồn Thanh niên như sau:

Giúp người vay tiếp cận với vốn mới chỉ là điều kiện cần để phát triển kinh tế, việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả mới là điều quan trọng. Trong quá trình làm đơn vay các hộ điều có mục đích phát triển sản xuất nơng nghiệp, ngoài ra vay cho con em đi học. Tuy nhiên trên thực tế hộ đã sử dụng vốn vay vào nhiều mục đích khác nhau như làm nhà, mua sắm tiện nghi, tiêu dùng hàng ngày, trả nợ, chữa bệnh,...

Sử dụng vốn khơng đúng mục đích sẽ dẫn đến việc hồn trả vốn vay gặp nhiều khó khăn. Vì vậy trách nhiệm của các cán bộ, Tổ trưởng tổ TK&VVtrong việc hướng dẫn người vay sử dụng vốn đúng mục đích là rất quan trọng,

- Cần tăng cường việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay để giúp họ ý thức kịp thời trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả. Để đảm bảo nguồn vốn cho vay hiệu quả thì cần phải tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi vay vốn.

-Thường xuyên tập huấn công tác quản lý của tổ, trong đó quan tâm kỹ năng tuyên truyền; làm rõ trách nhiệm, quyền lợi của tổ TK&VV.

- Thành lập tổ đúng quy định, phù hợp với địa bàn các thơn, duy trì sinh hoạt theo quy ước của tổ, tạo sự đồn kết gắn bó cộng đồng giữa các tổ viên.

- Chủ động đôn đốc các tổ TK&VV thực hiện tốt quy ước hoạt động và Hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH huyện, trong đó chú trọng cơng tác bình xét hộ vay vốn đảm bảo cơng khai, đúng đối tượng.

- Tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban cán bộn tín dụng ngân hàng tại điểm giao dịch để kịp thời tháo gỡ khó khăn ngăn chặn các sai phạm.

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã tùng vài, quản bạ, hà giang (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)