Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 54)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng rủi ro tíndụng tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị

2.2.2. Tình hình nợ xấu

Theo quy định hiện hành “Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 quy định tại điều 10 hoặc điều 11 trong Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam”. Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà các NHTM xác định không thể thu hồi lại được hoặc nếu có thì thường rất khó và mất rất nhiều thời gian. Hầu hết trong các NHTM, nợ xấu chính là các khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi nợ lại khơng thể địi được do yếu tố chủ quan từ phía khách hàng như các tổ chức, doanh nghiệp làm ăn thua

lỗ, phá sản, dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh tốn khi đến hạn. Các khoản nợ xấu gây tổn thất khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng, nợ xấu càng cao thì rủi ro và tổn thất dịng vốn của ngân hàng càng lớn. Tình hình nợ xấu của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu của Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm 2015-2017 (ĐVT: Tỷ đồng) Nợ xấu 2015 2016 2017 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) So với 2015 Giá trị Tỷ trọng (%) So với 2016 Nhóm 3 0,5 41,7 - - (0,5) 0,1 1,9 0,1 Nhóm 4 - - 4,8 92,3 4,8 4,6 86,8 (0,2) Nhóm 5 0,7 58,3 0,4 7,7 (0,3) 0,6 11,3 0,2 Tổng 1,2 100 5,2 100 4,0 5,3 100 0,1 Tổng dư nợ 443,1 - 502,4 - - 579,9 - - Tỷ lệ nợ xấu/TDN(%) 0,27 - 1,04 - 0,76 0,91 - (0,12)

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ theo ngành kinh tế của Agribank CN Thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017)

4,8 4,6 0,7 0,5 0,4 0,6 0 0 0,1 Năm 2017 Năm 2016 Năm Năm 2015 1.5 1 0.5 0 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 5 4.5 4 3.5 3 2.5 2

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng các nhóm nợ xấu tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị

Dựa vào bảng 2.7 và biểu đồ 2.7 trên cho thấy, nợ xấu thuộc nhóm 4 của chi nhánh trong năm 2016-2017 là tương đối cao, chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng cơ cấu nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ vào năm 2015 là thấp nhất trong 3 năm (0,27%) và tăng cao vào năm 2016 (1,04%), tuy nhiên có sự giảm xuống (0,91%) vào năm 2017 nhưng vẫn cao hơn so với năm 2015. Các khoản nợ xấu của chi nhánh chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Mặc dù hình thức cho vay của ngân hàng là phải có tài sản đảm bảo nhưng ngân hàng cũng cần phải chú ý, cân nhắc trong việc định giá tài sản đảm bảo. Ngồi ra, việc chấm điểm xếp hạng tín dụng mà chi nhánh thực hiện chủ yếu dựa vào báo cáo tài chính do các DN cung cấp, tuy nhiên những báo cáo tài chính này thường thiếu minh bạch, khơng sát với thực tế, điều này cũng là một phần gây nên rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp một cách thực tế, chặt chẽ hơn, từ đó có thể kiểm sốt tốt hoạt động cho vay, giảm thiểu mức độ rủi ro cho ngân hàng.

T đ n g

2.2.3. Cơng tác trích lập dự phịng và xử lý rủi ro tín dụng

Chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của thống đốc NHNN Việt Nam. Trên cơ sở phân loại nợ, đã tiến hành trích lập dự phịng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Định kỳ hàng quý thực hiện phân loại các khoản nợ, trích lập dự phịng và xét duyệt các khoản nợ rủi ro, đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.

Bảng 2.9 : Tình hình trích lập dự phịng rủi ro tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm 2015-2017

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

(+/-) % (+/-) %

Tổng dư nợ 443,1 502,4 579,9 59,3 113,3 77,5 115,4

Trích dự phịng 2,22 2,51 2,90 0,29 - 0,39 -

(Nguồn: Báo cáo trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh Thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017)

Ta có thể thấy được tình hình trích lập dự phịng của chi nhánh tăng dần qua các năm. Chi nhánh đã dựa vào tổng dư nợ để đưa ra mức tỷ lệ dự phòng phù hợp nhằm đảm bảo trong việc bù đắp các khoản nợ xấu của khách hàng, giảm thiểu rủi ro cho mình. Đặc biệt khi mà nợ nhóm 4, 5 trong 2 năm 2016-2017 tăng cao, chi nhánh đã trích lập với tỷ lệ từ 70% đến 100% cho các khoản nợ ở nhóm này.

2.3. Thực trạng cơng tác quản trị RRTD tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị.

2.3.1. Công tác nhận diện rủi ro

Thực hiện thu thập thông tin của khách hàng vay.

Sau khi nhận được hồ sơ thông tin khách hàng, cán bộ chấm điểm tín dụng tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư từ các nguồn:

- Hồ sơ do khách hàng cung cấp - Phỏng vấn trực tiếp khách hàng - Đi thăm thực địa doanh nghiệp

- Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp. - Trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Các nguồn khác.

Thơng qua q trình thu thập thơng tin, CBTD sẽ nắm rõ được thông tin của khách hàng về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, thu nhập cũng như mức độ uy tín của họ, từ đó để đi đến quyết định là có nên cho vay hay khơng. Điều này sẽ giúp ngân hàng kiểm sốt tốt trong cơng tác cho vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Chi nhánh đã thực hiện cơng tác nhận diện rủi ro xuyên suốt trong tồn bộ q trình cấp tín dụng: trước khi cho vay, trong khi cho vay, sau khi cho vay.

Nghiên cứu trích dẫn một số ví dụ thực tế liên quan như sau:

a. Trước khi cho vay:

Anh Lê Minh Đức, trú tại khu phố 5 phường 2, Thị xã Quảng Trị đã đến Agribank CN Thị xã Quảng Trị với mục đích vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống (mua xe ô tô). Tại đây, anh Đức đã được CBTD tư vấn để lựa chọn gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như hướng dẫn việc cung cấp các thông tin nhằm mục đích vay vốn. Sau khi được CBTD tư vấn, anh Đức đã quyết định vay 400,000,000 VNĐ với lãi suất 10% năm, gốc trả đều hàng, lãi trả theo số dư nợ giảm dần trong vòng 5 năm với tài sản thế chấp là đất và tài sản gắn liền với đất.

Trước khi quyết định cho vay, CBTD tiến hành kiểm tra thông tin của anh Đức trên CIC và thấy anh Đức chưa có quan hệ tín dụng với Agribank, tuy nhiên lại thuộc vào nhóm 4 tại Vpbank Chi nhánh Đơng Hà do đó trong trường hợp này chi nhánh đã từ chối cho vay.

Trường hợp khác là Bà Ngô Thị Thanh Thủy trú tại phường 3, thị xã Quảng Trị tiến hành vay vốn là 250.000.000 đồng nhằm mục đích sửa chữa nhà ở, sau khi

kiểm tra thông tin trên CIC cho thấy bà Thủy chưa có quan hệ tín dụng với Agribank cũng như các TCTD khác. CBTD đã tiến hành thẩm định hồ sơ pháp lý do bà Thủy cung cấp bao gồm hồ sơ kinh tế (báo cáo tình hình thu nhập đến ngày vay vốn hoặc giấy xác nhận thu nhập từ tiền lương đến ngày vay và trong thời gian vay vốn), tài liệu chứng minh nguồn thu nhập của KH, yêu cầu KH trình phương án sử dụng vốn phục vụ nhu cầu đời sống. Cụ thể:

Theo như thông tin cung cấp thì nghề nghiệp của bà Thủy là kinh doanh vì vậy giấy tờ chứng minh thu nhập cần cung cấp đó là giấy phép đăng kí kinh doanh hoặc giấy xác nhận kinh doanh của phường, xã, đồng thời cung cấp bản gốc hoặc bản photo sổ hồng.

Ngoài ra, bà Thủy cần cung cấp giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn gồm giấy phép xây nhà, hợp đồng thi công, bảng kê nguyên vật liệu.

Sau đó, CBTD tiến hành thẩm định hồ sơ:

- Mục đích đi vay: Bà Thủy sửa chữa nhà ở có giá trị giao dịch 450.000.000 đồng, với giá trị khoản vay đề nghị là 250.000.000 đồng, số cịn lại là vốn tự có của khách hàng.

- Nguồn trả nợ của bà Thủy chính là từ nguồn thu nhập thường xuyên hàng tháng trong việc kinh doanh. Tổng thu nhập hàng tháng: 8.000.000 đồng, sau khi trừ các khoản thuế: 7.300.000 đồng. Thu nhập khác: 2.500.000 đồng

- Hình thức và tài sản bảo đảm vốn vay: Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay, cụ thể chính là căn nhà mà bà Thủy xây được từ số tiền được ngân hàng cho vay.

- Chấm điểm, xếp hạng tín dụng KH: CBTD sẽ tiến hành chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng bằng phần mềm nội bộ của ngân hàng. Kết quả được trình bày trong Bảng tổng hợp chấm điểm và xếp loại KH, cụ thể bà Thủy được: Tổng số điểm 280, xếp loại tốt.

- CBTD tiến hành định giá tài sản bảo đảm vị trí mảnh đất, diện tích dựa trên mảnh đất tham khảo đạt 100 điểm (điểm tối đa). Cán bộ định giá xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thị trường và khả năng phát mại của tài sản đảm bảo. Trong trường hợp cụ thể này, thì tài sản đảm bảo - căn nhà của bà Thủy có mức khả năng phát mại là "Bình thường", thời gian có thể phát mại là 12 tháng. Đồng thời xem xét xem đất có xảy ra tranh chấp hay khơng, xác nhận quyền sở hữu có đúng như trong hồ sơ hay không.

Giá trị tài sản thế chấp sau khi tiến hành định giá được thỏa thuận: 1.050.000.000 đồng, CBTD lập biên bản định giá tài sản thế chấp có chữ kí 2 bên, ngân hàng giữ 02 bản, khách hàng giữ 01 bản.

Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch đảm bảo: CBTD cùng KH thực hiện việc công chứng Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm nợ vay tại Phịng cơng chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo tại Phịng Tài ngun và Mơi trường

- Ngoài việc thẩm định các nội dung trên cần thẩm định cụ thể thẩm định về năng lực tài chính của KH. Trong trường hợp này, CBTD đi thẩm định tại nhà của bà Thủy để xem nguồn thu thực có đúng như hồ sơ đã được cung cấp, xem xét tình hình kinh doanh có đảm bảo khả năng trả nợ hay không.

CBTD lập báo cáo thẩm định. Sau khi lập xong báo cáo thẩm định, kèm theo hồ sơ tín dụng trình Trường phịng xem xét và có ý kiến.

Dấu hiện nhận biết rủi ro từ phía khách hàng được thể hiện:

- Thông tin, hồ sơ được KH cung cấp khơng đầy đủ hay khơng trung thực, có nhiều sai sót. Hồ sơ vay vốn có độ tin cậy thấp.

- KH khơng có mục đích kinh doanh rõ ràng, cố tình né tránh hoặc trả lời sai khi CBTD đặt ra các câu hỏi về kế hoạch trả nợ, tài sản thế chấp, thu nhập,…

- Ngành nghề kinh doanh của KH là một trong những ngành nghề chứa nhiều rủi ro, dễ gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Đối với KH là các doanh nghiệp: Đa số các doanh nghiệp vay vốn đều có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tuy nhiên vẫn có trường hợp DN làm đẹp báo cáo tài chính, đưa ra phương án, số liệu của công ty để chiếm dụng vốn của ngân hàng nhằm dùng vào những việc khác.

- Các DN trên địa bàn Thị xã Quảng Trị chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ lẻ do đó báo cáo của những cơng ty này chưa được kiểm tốn nên độ tin cậy khơng cao. Vì vậy việc cấp tín dụng cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho ngân hàng.

- Lãnh đạo là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của một cơng ty. Trong trường hợp lãnh đạo khơng có uy tín và nhân cách, năng lực quản lý yếu kém, trình độ học vấn chưa cao và khơng có nhiều kinh nghiệm quản lý thì dễ dẫn đến tình trạng cơng ty bị thua lỗ, khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến việc thu lãi và nợ của ngân hàng, cũng như gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Có dấu hiệu nghi ngờ về mặt pháp lý của DN, về sự thiếu tính chân thực trong việc quản lý tài sản, nguồn vốn cũng như tài sản đảm bảo. Xem xét, thẩm định tài sản thế chấp, giá trị thực của nó và tài sản đó có nằm trong diện thu hồi của Nhà nước hoặc đang bị tranh chấp hay không.

Dấu hiệu nhận diện rủi ro từ phía Ngân hàng:

- CBTD chưa đủ kinh nghiệm về chun mơn nghiệp vụ, cịn thiếu kiến thức xã hội đã đưa ra những quyết định cấp vốn gây nên rủi ro cho ngân hàng.

- CBTD chưa tn thủ nghiêm ngặt việc thực hiện quy trình tín dụng hay việc thu thập thông tin KH, thẩm định tài sản đảm bảo cịn mang tính chủ quan dẫn đến đưa ra những quyết định sai lầm trong công tác cho vay.

b. Trong khi cho vay:

Trong quá trình giải ngân cần phải xem xét, rà sốt lại thơng tin một cách cẩn thận. Đánh giá lại phương án sản xuất kinh doanh cũng như khả năng trả nợ của KH có phù hợp với điều kiện vay vốn tại ngân hàng hay không.

Trong trường hợp này, CBTD kiểm tra, rà sốt tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn của bà Ngô Thị Thanh Thủy, CBTD thực hiện đăng kí thơng tin vào hệ thống IPCAS.

- Kiểm tra, rà sốt thơng tin trên hệ thống IPCAS.

- Sau khi nhận được sự phê duyệt của cấp trên, CBTD tiến hành ký hồ sơ vay vốn cùng với khách hàng để tiến hành giải ngân. Nếu số tiền dưới 100.000.000 đồng sẽ tiến hành giải ngân bằng tiền mặt, trên 100.000.000 đồng sẽ giải ngân qua tài khoản.

Trong trường hợp của bà Ngô Thị Thanh Thủy với số tiền vay là 250.000.000 đồng được giải ngân qua tài khoản. Việc giải ngân này sẽ giúp ngân hàng quản lý, theo dõi được việc sử dụng vốn vay của khách hàng, ngân hàng có thể có biện pháp kịp thời khi phát hiện ra khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc sử dụng vốn không hiệu quả.

c. Sau khi cho vay:

Trong trường hợp vay vốn của bà Ngô Thị Thanh Thủy, sau thời gian giải ngân, CBTD nghi ngờ dấu hiệu rủi ro đó là bà Thủy sử dụng vốn vay sai mục đích. Theo như hợp đồng tín dụng, mục đích sử dụng vốn của bà Thủy là sửa chữa nhà ở nhưng khi CBTD tiến hành kiểm tra, rà sốt việc sử dụng vốn thì phát hiện bà Thủy sử dụng vốn vào kinh doanh. Đây là trường hợp gây nên rủi ro tín dụng cho chi nhánh vào năm 2017

Sau khi giải ngân, sẽ có một số dấu hiệu nhận biết rủi ro từ phía khách hàng như:

- Phương án sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư có dấu hiệu không triển khai, hoặc triển khai chậm, không đúng với tiến độ đã đề ra.

- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích so với mục đích đã cam kết ban đầu. - Giá trị của tài sản đảm bảo giảm giá trị so với lúc định giá hoặc có vấn đề về pháp lý như tranh chấp, bị Nhà nước thu hồi, đã được thế chấp ở tại các TCTD khác, chuyển quyền sở hữu,…

- KH có những giao dịch bất thường tại NH như rút lượng tiền gửi lớn, thu nhập của KH không ổn định.

- Trường hợp khách hàng thanh toán nợ bị quá hạn hay thường xuyên đề nghị gia hạn nợ với lý do không khả quan cũng cần được xem xét.

Ngồi ra cịn có rủi ro xuất phát từ phía ngân hàng:

- CBTD chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, xã hội để nhận biết

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)