Những điều hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẨN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH sầm sơn (Trang 54 - 67)

Thẩm định tài chính chưa được đảm bảo trong cả ba giai đoạn: Trước, trong và sau khi cho vay. Quá trình thẩm định được Ngân hàng quy định bao gồm cả 3 giai đoạn song cán bộ ngân hàng dường như mới chỉ đề cập đến việc thẩm định ban đầu còn việc thường xuyên đánh giá, thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình sử dụng vốn chưa được quan tâm nhiều.

Về phương pháp thẩm định: Phương pháp so sánh các chỉ tiêu là phương

pháp phổ biến mà cán bộ thẩm định sử dụng nhiều nhất, tuy vậy việc so sánh đôi khi còn mang tính giản đơn. Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư hoặc các chỉ tiêu về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, nhân công…

chưa có sự so sánh với các dự án tương tự, với các định mức kinh tế- kỹ thuật của Bộ ngành. Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa các năm với nhau chứ chưa đối chiếu với các doanh nghiệp trong cùng ngành. Các tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị cũng chưa có chuẩn mực nào để kiểm tra, đối chứng. Điều này một lần nữa chứng tỏ nguồn thông tin của ngân hàng còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu thẩm định

Về nội dung và quy trình thẩm định: Mặc dù công tác thẩm định dự án tại

Viettinbank đã thực hiện đúng quy trình do Viettinbank ban hành, tuy nhiên việc tuân thủ theo quy trình đó chỉ mang tính hình thức bên ngoài. Trên thực tế, các nội dung trong quy trình chỉ được thẩm định một cách sơ sài và chưa đầy đủ, điều mà Viettinbank quan tâm nhất khi xem xét một khoản vay đó là khả năng trả nợ, nguồn trả nợ và thời gian trả nợ. Do đó quá trình thẩm định dự án hầu như chỉ tập trung đánh giá khía cạnh tài chính cũng như khả năng trả nợ của chủ đầu tư, các nội dung khác mới chỉ được đánh giá một cách chung chung, sơ sài, không được quan tâm một cách đúng mức. Cụ thể đó là

Khi đánh giá về khía cạnh kỹ thuật, cán bộ mới chỉ dựa trên luận chứng kỹ thuật của khách hàng mà ít đưa ra nhận xét chủ quan do bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm.

Khi đánh giá về phương diện thị trường, các kết luận đưa ra còn thiếu cơ sở, mang nặng tính chất định tính. Hầu hết các thông số được đưa ra đều dựa trên kinh nghiệm và ý kiến chủ quan của cá nhân, chưa áp dụng các phương pháp phân tích toán học trong phân tích và dự đoán cung cầu thị trườn

Về công nghệ thông tin Hiện tại NH đã áp dụng hầu hết các công nghệ, phần

mêm cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính. Tuy nhiên NH lại chưa có hệ thống phần mềm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay, trong khi dự án đầu tư là một trong những hình thức cho vay trung và dài hạn có rất nhiều rủi ro.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập mọi thông tin về khách hàng thông qua các biện pháp thu thập trực tiếp hay gián tiếp song cơ sở thông tin được dùng để phân tích thẩm định dự án chủ yếu vẫn dựa trên các tài liệu mà khách hàng gửi đến. Trong nhiều trường hợp các nguồn thông tin này không thực sự khách quan vì để được ngân hàng chấp nhận cho vay, chủ đầu tư đã cố tình làm sai lệch các số liệu nhằm làm khả quan tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như làm tăng tính khả thi của dự án

Hiện nay hầu hết các dự án gửi đến ngân hàng thẩm định đều là do chủ đầu tư tự lập, nguồn số liệu trong các báo cáo khả thi thường thiếu gây nhiều khó khăn cho

cán bộ thẩm định. Hơn thế nữa, để tăng tính thuyết phục cho dự án, doanh nghiệp trong quá trình lập báo cáo khả thi có xu hướng tìm mọi cách làm giảm chi phí hoạt động của dự án xuống mức thấp nhất

Các báo cáo tài chính được sử dụng để phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn cũng không thực sự đủ độ tin cậy bởi có nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Thêm vào đó các báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh thường kỳ của doanh nghiệp nộp cho ngân hàng có nhiều loại khác nhau dẫn đến khó hệ thống chuẩn hoá thông tin

Sự phối hợp về mặt thông tin giữa các thành viên cũng chưa chặt chẽ, thường xuyên. Khối lượng công việc của phòng khá lớn nên các cá nhân làm việc một cách độc lập, dự án phân công cho ai thì người đó tự tìm kiếm thông tin, tự thẩm định dựa vào năng lực của bản thân, ít có sự hợp tác, hỗ trợ qua lại lẫn nhau về mặt thông tin trong quá trình thẩm định. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian cũng như chất lượng thẩm định

Về cán bộ thẩm định:Đa số cán bộ thẩm định cũng như đội ngũ nhân viên

trong ngân hàng đều có trình độ từ đại học trở lên, tuy nhiên đa số họ là đội ngũ trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế về dự án, về thương trường. Số cán bộ có kỹ thuật còn hạn chế trong khi số cán bộ có chuyên môn về cả nghiệp vụ lẫn kỹ thuật lại càng ít. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác thẩm định

Đội ngũ cán bộ thẩm định chưa được phân công chuyên môn hoá trong công tác thẩm định, ở nhiều chi nhánh chưa có cán bộ chuyên trách về thẩm định dự án. Nhiều cán bộ không được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thẩm định dự án mà chủ yếu tự nghiên cứu tài liệu thẩm định nên trình độ còn nhiều hạn chế

Mặt khác ngân hàng cũng chưa có chương trình đào tạo tổng thể về thẩm định dự án, việc đào tạo mới chỉ dựa vào những chương trình tập huấn và bồi dưỡng trong ngắn hạn hoặc tự đào tạo

Các hạn chế khácViệc thẩm định dự án đôi khi còn mang tính chủ quan, kết

quả thẩm định còn ít nhiều phụ thuộc vào mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Thực tế có một số trường hợp mà việc ngân hàng có quyết định cho vay hay không không chỉ phụ thuộc vào kết quả thẩm định mà còn phụ thuộc vào "tài sản vô hình đem ra thế chấp với ngân hàng"- đó là mối quan hệ giữa Viettinbank và khách hàng, do đó việc thẩm định trên thực tế chỉ mang tính thủ tục, hình thức. Vì thế mà có những dự án kết quả thẩm định cho thấy có thể cho vay thì chưa chắc đã được chấp thuận cho vay, trong khi có dự án mà kết quả thẩm định cho thấy không thể cho vay hoặc còn nhiều điều bất ổn thì lại được ngân hàng sẵn sàng cấp vốn. Đây chính là nguy cơ chủ yếu dẫn đến những rủi ro tín dụng cho ngân hàng trong thời gian qua

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG

THƯƠNG SẦM SƠN 3.1 Định hướng và mục tiêu

3.1.1 Vị trí của NHCT SS cuối 2012

Nhìn chung thì năm 2012 NHCTSS đã đạt được những thành tựu đáng kể, hầu hết các chỉ tiêu đặt ra đều vượt kế hoạch, tuy nhiên phần trăm vượt kế hoạch không cao lắm, nhưng với tình hình hiện kinh tế hiện nay thì đây là con số đáng mừng. ( huy động vốn tăng 19% , hoạt động cho vay tăng gần 18% so với kế hoạch)

Tuy nhiên 2012 cũng là năm NH phải đối mặt với nhiề thử thách. Năm 2012 GDP tăng trưởng 5,05%, là năm mà GDP tăng thấp nhất trong những năm gần đây. Suy thoái kinh tế kéo theo nhiều doanh nghiệp thua lỗ rồi phá sản sản dẫn đến các NH nói chung sống chung với nhiều rủi ro. Việc cạnh tranh của NHCTSS đối với các NH ở khu vực trở nên gay gắt hơn, lượng vốn trong dân giảm, huy động vốn cũng gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp vay vốn hàng tồn kho tăng cao, doanh thu giảm sút, đặc biệt là các ngành xây dựng, vận tải thủy đang tụt dốc mạnh, các dự án đầu tư mà NH cho vay đã khởi công thì bị trình trệ, chậm tiến độ, thời gian hoàn vốn kéo dài làm gây trở ngại cho ngân hàng trong quá trình thu hồi vốn cho vay, khiến NH phải tái cơ cấu trả nợ gốc, lãi trả.

Khách hàng chủ yếu của NH là các DN lớn, nều là thời kì kinh tế ổn định và phát triển thì tầng lớp khách hàng này sẽ mang lại nguồn lợi rất lớn cho NH, bở lẽ các DN lớn thường đầu tư vào những dự án lớn, vời vòng đời dài nên lợi nhuận mà NH thu được từ đây là rất cao. Tuy nhiên trong tình trạng hiện nay thì những dự án lớn đó thực hiện dở dang khiến cho NH lao đao theo các DN, không thu hồi được các khoản nợ vay đã đến hạn, hoạt động tín dụng đối mặt với nhiều rủi ro, công tác thẩm định trở nên khó khăn. Trước thực trạng nợ cũ thì không lấy được, cho vay mới thì không an toàn, nhưng nếu không chi vay NH sẽ không có nguồn thu từ lãi vay, vậy nên hiện tại NH có nhiều món vay NH buộc p cho vay tín chấp, dư nợ cho vay không có TSĐB.

3.1.2 Kế hoạch 2013

3.1.2.1 Kế hoạch toàn ngân hàng

Trước những thực tế từ năm 2012 ban Giám Đốc NH tập trung đánh giá lại nôị lục của mình, nghiên cứu thị trường, định hướng và chỉ đạo hoạt động cho cán bộ

côn nhân niên.Công tác tín dụng sẽ căn bản chuyển từ cho vay một số doanh nghiệp lớn sang các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân, cá thể và quan tâm công tác thẩm định khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, dự án đầu tư tốt ốn.hơn nữa; chú trọng cho vay ngắn hạn, có tài sản thế chấp, tăng dư nợ đi đôi với nâng cao chất lượng tín dung, tăng trưởng nguồn vốn

NH tận dụng nguồn nhân lực trẻ năng động sáng tạo, bằng nhiều biện pháp tăng trưởng vốn, đẩy mạnh việc tiếp cận các doanh nghiệp, cơ quan, trường học, bênh viện, nhà nghỉ…thiết lập quan hệ thanh toán, gửi tiền. Xây dựng phương án tăng thu dịch vụ, trong đó chú trọng đến dịch vụ cho vay, cấp bảo lãnh, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, các sản phẩm NH, dịch vụ thẻ. Toàn bộ Nh tập trung phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu của NH nguồn vốn huy động sẽ đạt 1530 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 1850 tỷ đồng, thu dịch vụ 10,2 tỷ đông, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro 1,2 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 48 tỷ đồng

3.1.2.2 Kế hoạch riêng cho công tác thẩm định dự án đầu tư

Nắm bắt được tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư, NH đã đưa ra các yêu cầu khắt khe đối với mỗi nhân viên thực hiện thẩm định. Yêu cầu họ tối ưu hóa các giải pháp khai thác các thông tin từ khách hàng, có thể thu thập thông tin bằng cách trực tiếp đến và làm việc với chủ dự án,thường xuyên giám sát, theo dõi dự án.Ngoài ra hiện nay nguồn thông tin trên báo chí, internet cũng rất bổ ích, nhưng mỗi người phải biết cách phân tích, chọn lọc những thông tin hữu ích, vì vậy mỗi CBTD phải kết hợp khéo léo và thông minh những kiến thức thực tiễn để rút ra nguồn thông tin chính xác. Việc đảm baỏ tính toán các chỉ tiêu một cách chính xác, thì mỗi nhân viên cần chú trọng hơn các nguồn thông tin ngoài luồng của khách hàng, để có sanh tính chính xác của các thông tin mà khách hàng cung cấp.

Dù cán bộ tín dụng là người chủ động chọn dự án cho vay và trực tiếp thẩm định dự án và trình cấp trên để ra quyết định, nhưng để đảm bảo tính xác thực của dự án, lãnh đạo NH yêu cầu phòng quản lý rủi ro phối hợp rà soát thẩm định lại hồ sơ mà cán bộ tín dung trình nộp, từ đó tham mưu cho ban gaims đốc để có những quyết định kí duyệt chính xác.

3.2 Một số giả pháp

3.2.1 Các giải pháp về nội dung và phương pháp thẩm định

Đối với nội dung thẩm định khách hàng vay vốn

Việc đánh giá các thông tin về khách hàng vay vốn là một việc không đơn giản, bởi không phải lúc nào tình hình tài chính của các doanh nghiệp cũng được công khai. Do vậy trước mắt ngân hàng cần yêu cầu các báo cáo tài chính của doanh

nghiệp nộp lên phải được kiểm toán. Bên cạnh đó ngân hàng cũng nên tăng cường thiết lập mối quan hệ với các cơ quan chức năng nhằm có những đánh gía đầy đủ hơn về doanh nghiệp

Để đưa ra những kết luận chính xác hơn về tình hình của doanh nghiệp, ngân hàng cũng nên áp dụng các phương pháp khác nhau trong phân tích tài chính doanh nghiệp như: phương pháp phân tích tỷ lệ, phương pháp đối chiếu logic… vì thực tế hiện này số lượng các chỉ tiêu dùng để đánh giá chưa nhiều

Đối với nội thẩm định phương diện kỹ thuật

Cán bộ thẩm định cần quan tâm hơn đến phân tích khía cạnh kỹ thuật của dự án. Thực chất họ rất khó có thể làm tốt được điều này, bởi lẽ ngân hàng hiện nay chưa có nhiều cán bộ có chuyên môn cả về nghiệp vụ lẫn kỹ thuật, đa số họ đều tốt nghiệp từ các trường khối kinh tế, trình độ nhận biết cũng như khả năng thu thập thông tin là có hạn. Các chỉ tiêu của Chính phủ, của Bộ ngành liên quan chưa đầy đủ, chưa phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế, còn ngân hàng cũng chưa có một hệ thống chỉ tiêu về kinh tê- kỹ thuật chuẩn phục vụ cho công tác thẩm định dự án. Do đó để trợ giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá kỹ thuật, ngân hàng cần sớm nghiên cứu ban hành những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể (như các tiêu chuẩn về công nghệ, máy móc, thiết bị được sử dụng, …) làm cơ sở để cán bộ thẩm định tham chiếu

Trong trường hợp những dự án quá phức tạp, ngân hàng nên thuê các chuyên gia có chuyên môn phù hợp thẩm định nội dung kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian thẩm định

Đối với nội dung thẩm định phương diện tài chính

Thứ nhất, khi thẩm định tổng vốn đầu tư, ngân hàng cần có quy định cụ thể về

các nội dung trong tổng vốn đầu tư của một dự án như: vốn đầu tư cố định, vốn đầu tư lưu động, vốn đầu tư dự phòng, vốn đầu tư bù đắp các chi phí… bởi theo ý kiến của nhiều cán bộ thẩm định có kinh nghiệm thì tổng vốn đầu tư của dự án khi trình lên ngân hàng thường thấp hơn thực tế. Lý do là vì dự án khi đi vào thực hiện có thể phát sinh nhiều hạng mục chi phí mới hoặc do chủ đầu tư cố tình làm giảm tổng vốn đầu tư để dễ xin vay vốn hơn

Thứ hai, khi thẩm định các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của dự án như:

lãi vay vốn lưu động, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuê đất, thuê chuyên gia… ngân hàng cần có sự tham khảo các quy trình của Bộ tài chính, của cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, so sánh với chi phí sản xuất của sản phẩm tương tự trên thị trường, không nên chấp thuận hay mặc nhiên theo sự tính toán của chủ đầu tư hoặc

tuỳ ý. Nếu là dự án mở rộng hoặc dự án mới của doanh nghiệp đã hoạt động trong ngành đó, cán bộ thẩm định có thể lấy các chỉ tiêu cũ làm cơ sở. Nếu là các dự án mới hoàn toàn thì các chỉ tiêu của những dự án tương tự cũng là những tham khảo tốt.

Đối với chi phí khấu hao, ngân hàng cần kiểm tra đối chiếu với các văn bản quản lý kinh tế mới nhất của Nhà nước nhằm đảm bảo tính, hợp pháp, chính xác trong tính toán.

Thứ tư, cần chú ý đến các khoản thu hồi khi xác định dòng tiền của dự án

Khi xác định dòng tiền của dự án, cán bộ thẩm định cần chú ý các khoản hoàn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẨN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH sầm sơn (Trang 54 - 67)