Tình hình hoạt động của công thương Sầm Sơn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẨN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH sầm sơn (Trang 28 - 31)

Hai năm trở lại đây hệ thống NH đã phải chịu ảnh hưởng chung của sự suy giảm kinh tế trong và ngoài nước. Kinh tế nước ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như lạm phát tăng nhanh,đến tháng 12/2011lạm phát trên hai con số 18,13%, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản giảm sút, thị trường xây dựng trình

trệ, khiến cho nhiều NH không thu hồi được nợ, nợ xấu của hệ thống NH tăng với tốc độ trung bình 8,6%/tháng, lãi suất NH biến động liên tục. Các NH rơi vào tình trạng hoang mang, huy động vốn thì ít, tín dụng thì chứa nhiều rủi ro, mọi quyết định của NH đều trở nên khó khăn. Tuy nhiên từ tháng 7 năm 20 nhờ các thông tư, quy định bổ sung, công cuộc tái cấu trúc hệ thống NH, cũng như việc thắt chặt chính sách tiền tệ, áp lãi suất trần ở mức 9% đã phẩn lớn giúp các NH hoạt động trở lại bình thường hơn

Đối với NHCTSS, cán bộ NH, đặc biệt là ban giám đốc đã dự báo và nhìn nhận được những thay đổi tiêu cực của thị trường nên đã sớm có những chiến lược hoạt động thích ứng, an toàn. Cắt giảm các khoản tín dụng đối với nhưng loại hình ngành nghề suy thoái, mất tính thanh khoản. tiếp cận nhưng đối tượng an toàn, và nâng cao công tác phong ngừa rủi ro. Dưới sự cố gắng và hoạt động một cách nhạy bén thì năm vừa qua NH đã đạt được những kết quả xem như là tốt trong thời kì khung hoản chung này.

Bảng 2.1. Bảng thể hiện các chỉ tiêu hoát động của Viettinbank

( đv triệu đồng)

Chỉ tiêu năm 2010 năm 2011 năm 2012

NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 597.183,26 686.263,95 850.898,70

1. Các loại tiền gửi 579.274,50 670.899,68 746.198,86

2. Phát hành các giấy tờ có giá 17.908,76 15.364,27 104.699,84

CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ VÀ CHO

VAY 1.091.234,00 1.278.688,78 1.509.746,29

A. CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ 14.892,80 11.372,99 599,44

1.Chứng khoán đầu tư chúng

khoán 14.892,80 11.372,98 599,44

A2. CHO VAY NỀN KINH TẾ 1.076.341,20 1.267.315,79 1.509.146,84

1.Cho vay ngắn hạn 558.211,00 631.378,51 937.020,83

2.Cho vay trung hạn 64.945,34 74.569,77 56.229,54

3.Cho vay dài hạn 433.965,21 539.335,73 495.334,69

4.Cho vay tài trợ ủy thác 19.212,65 22.031,77 20.561,77

(Nguồn: tổng hợp số liệu phòng kế toán là phòng huy động vốn NHCTSS)

Mặc dù nhì chung các NH vẫn gặp nhiều khó khan nhưng nguồn vốn huy động của NHCTSS tăng đều qua các năm, năm 2011 nguồn vốn huy động tăng hơn 89.080 triệu so với năm 2011 và đạt 108% kế hoạch. Đến năm 2012 tăng 164.634,8 triệu đồng so với 2011 và đạt 112% kế hoạch. Đây là kết quả đáng mừng của NH khi nào nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn.

Để mở rộng thị phần huy động vốn, cùng với việc triển khai đa dạng các sản phẩm, tiện ích của VietinBank, như: Tiết kiệm thả nổi, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm thông minh, tiết kiệm tích luỹ. NHCTSS luôn triển khai kịp thời và thực hiện nghiêm túc các văn bản liên quan đến công tác tín dụng NHCT VN đã ban hành. Chi nhánh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như: tăng trưởng tín dụng đi đối với nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện chính sách khách hàng có chọn lọc, phân tích đánh giá lựa chọn khách hàng, thực hiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng để xác định khách hàng tiềm năng,khách hàng chiến lược của chi nhánh; chính vì vậy mà danh mục đầu tư và cho vay của NH vẫn rất khả quan trong ba năm vừa qua.

Hoạt động cho vay

Nhìn chung thì các khoản đầu tư và co vay của NH vẫn tăng đều trong ba năm, năm 2011 187.434,78 triệu đồng, năm 2012 khoản mục này lại tăng lên 231.057,51 triệu đồng. Tuy nhiên cơ cấu các khoản cho vay lại có sự thay đổi, vì như các khoản chứng khoán đầu tư thì giảm dần qua các năm, nguyên nhân là do thị trường chứng khoán biến động xấu, giá chứng khoán giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư thua lỗ nên buộc NH đã rút bớt các khoản đầu tư trong lĩnh vực này. Thay vào đó NH chuyển sang tập trung cho vay nền kinh tế tránh rủi ro.

Hoạt động tín dụng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro, các rủi ro nay xuất phát từ nhiều phía, có thể do khách vì hoạt động thua lỗ dẫn đến mất khả năng thanh toán, có thể do sự biến động của nền kinh tế, lãi suất và ngành nghề…Chính vì vậy song song với phòng tín dụng, NH đã thành lập phòng quản lý rủi ro với vai trò quản lý, giám sát thực hiện các danh mục cho vay, TSĐB, đánh giá quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Những hoạt động khác

Bên cạnh hai hoạt động chính thì NH còn phát triển các loại hình dịch vụ khác như bảo lãnh, thanh toán, thẻ, bảo hiểm…

Tháng11/2012, dịch vụ thẻ Vietinbank đã đón nhận danh hiệu Top 100 Sản phẩm - Dịch vụ Tin&Dùng Việt Nam năm 2012. Vietinbank là ngân hàng đi đầu trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ thẻ trên thị trường, với nhiều sản phẩm thẻ đa

dạng, phong phú như: thẻ tín dụng Cremium Visa, Mastercard, JCB, thẻ ghi nợ E- Partner, thẻ trả trước E-fast, các dịch vụ thanh toán thẻ nội địa và quốc tế…

Dịch vụ thanh toán chi nhánh đã phối hợp với hệ thống thanh toán của Agribank và BIDV thực hiện chương trình thanh toán song phương. Do vậy, lệnh chuyển tiền của khách hàng được thông qua chương trình thanh toán điện tử và chuyển thành công ngay trong ngày. Với việc tham gia thanh toán điện tử thì nhu cầu thanh toán của khách hàng tại chi nhánh được đáp ứng thuận tiện, nhanh chóng và chính xác hơn nhiều. Thời gian gần đây NH đã triển khai hoạt động thanh toán quốc tế, và đã có chuyển biến tốt. năm 2010 doanh số thanh tán quốc tế chỉ đạt 1700 nghìn USD, thu phí 0.2 tỷ đồng, chiếm 0.266% tổng dịch vụ ròng của ngân hàng. Nhưng đến năm 2011 và 2012, hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh có sự tăng trưởng đáng kể, năm 2011 là 3740 ngìn USD tăng 120% so với năm 2010, năm 2012 là 5740 ngìn USD tăng 53.47% so với năm 2011.

Dịch vụ bảo lãnh NH chủ yếu cung cấp các dịch vụ bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn,…nên vì lý do nganh xây dựng kém phát triển, nhà nước cát giảm đầu tư công các doanh nghiệp xây lắp tham gia đấu thầu các công trình cũng giảm sút.Do vậy Dư bảo lãnh của chi nhánh Sầm Sơn tại thời điểm cuối năm 2012 giảm so với đầu năm là 9.44 tỷ đồng (giảm 16.6%). Dịch vụ bảo lãnh của NH chủ yếu được sử dụng bởi các doanh nghiệp vừa vào nhỏ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẨN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH sầm sơn (Trang 28 - 31)