Giải thích sơ đồ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẨN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH sầm sơn (Trang 34 - 40)

Bước1 Tiếp nhận hồ sơ vay vốn:

Phòng tín dụng tổng hợp là nơi nhận hồ sơ xin vay vốn cho các dự án đầu tư trung và dài hạn. Các dự án do khách hàng mang đến được tổng hợp và trình lãnh đạo phòng. Trên cơ sở đó trưởng phòng tín dụng tổng hợp sẽ phân công cán bộ trực tiếp thẩm định theo một trình tự và thời gian xác định. Thời gian thẩm định và ra quyết định trong thời gian quy định kể từ khi chi nhánh nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng.

Bước 2 Thẩm định hồ sơ pháp lý

Ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ pháp lý đầy đủ theo yêu cầuchung của nhà nước và yêu cầu riêng của NH, sau đó NH đi điều tra để đánh giá xem các hồ sơ trên đã chính xác chưa.

Tên gọi, địa chỉ, số điện thoại liên lạc

Quyết định thành lập và các giấy phép kinh doanh cần thiết. Các đơn vị trực thuộc và số lao động của toàn đơn vị

Thứ nhất, tài khoản giao dịch tại các tổ chức tín dụng đồng thời là số dư và

quan hệ vay trả với các ngân hàng khác nếu có. Ngân hàng yêu cầu cầu thực hiện kiểm tra điều này qua Trung tâm thông tin tín dụng (ICC).

Thứ hai, tư cách Giám đốc, đặc biệt với các công ty thuộc khu vực tư nhân.

Ngân hàng chủ trương coi trình độ học vấn, sức khoẻ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, các mối quan hệ xã hội liên quan, ... của Giám đốc là cơ sở để đánh giá về doanh nghiệp vay vốn.

Nhận xét : Các nội dung thẩm định về hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp vay

vốn đã cung cấp cho NH những thông tin đầu tiên quan trọng cho quá trình thẩm định, vì thẩm định ở đây không chỉ là kiểm tra tính đầy đủ hợp lý của các tài liệu cung cấp mà còn là thẩm định hệ thống tổ chức và quản lý của doanh nghiệp. Việc quy trình đòi hỏi quan tâm tới tư cách Giám đốc doanh nghiệp là một điều hợp lý (nhất là đối với các doanh nghiệp tư nhân), bởi có thể nói Giám đốc doanh nghiệp đại diện cho tư cách của một doanh nghiệp, một Giám đốc có uy tín trong doanh nghiệp cũng như trên thương trường, có trình độ học vấn, có kinh nghiệm lãnh đạo sản xuất kinh doanh sẽ hứa hẹn một sự hợp tác làm ăn nghiêm túc và có hiệu quả.

Bước 3: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

Thứ nhất Tài chính doanh nghiệp vay vốn được phân tích dưới hai góc độ:

Vốn và quan hệ với ngân hàng

Ở đây ngân hàng quan tâm tới tổng số vốn tự có của doanh nghiệp bao gồm vốn lưu động và vốn cố định.

Ngoài ra khi xem xét tổng dư nợ vay và bảo lãnh của doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng lập bảng kê để theo dõi, đối tượng được chia ra thành vay ngắn hạn và dài hạn, vay bằng VND và vay bằng ngoại tệ. Nếu có nợ quá hạn thì quá hạn ngắn, trung hay dài hạn, nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn (đối tượng vay, nguyên nhân chủ quan, khách quan...), khả năng thu hồi...

Tình hình công nợ hiện tại của doanh nghiệp

- Tổng số nợ phải thu: - Tổng số nợ phải trả:

Khi phân tích công nợ doanh nghiệp được yêu cầu phải có sự giải thích hợp lý đồng thời giải trình tình hình và khả năng trên thực tế thu hồi các khoản nợ lớn.

Thứ hai Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp

Có nhiều chỉ tiêu để phân tích tình hình tài chính của DN nhưng NH đặt chỉ tiêu về khả năng thanh toán và tỷ lệ cơ cấu tài chính lên trên.

Ngoài ra đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá, ngân hàng dùng một số chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận, còn gọi là các tỷ suất giá trị thị trường để xem mức độ đánh giá của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp:

Thu nhập cổ phần = Lợi nhuận sau thuế/ Số lượng cổ phiếu thường Cổ tức = Lợi nhuận đem chia/ Số lượng cổ phiếu thường

Tỷ lệ trả cổ tức = Cổ tức/ Thu nhập cổ phiếu

Tuy còn sơ lược nhưng các chỉ tiêu này đã thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đối với thực tiễn nền kinh tế mà quy trình thẩm định trên lý thuyết chưa đề cập đầy đủ.

Việc phân tích các chỉ tiêu trên giúp NH biết được mức độ nợ nần của doanh nghiệp cũng như khả năng doanh nghiệp trả nợ cho các món vay. Đây là điều dễ hiểu đối với các ngân hàng khi mục tiêu trước mắt của họ khi cho vay vốn là khả năng người vay sẽ trả được nợ.

Thường thì NH sẽ lập bảng các chỉ tiêu quan trọng được lập theo dạng bảng dưới đây để dễ theo dõi:

Bảng 2.3. Bảng tỷ trọng doanh số cho vay trug và dài hạn

STT CHỈ TIÊU Năm N-1 Năm N Số liệu bình

quân ngành Nhận xét

1 Hệ số thanh toán ngắn hạn

2 Hệ số thanh toán nhanh 3 Hệ số thanh toán tức

thời

4 Hệ số nợ tổng tài sản 5 Hệ số nợ vốn cổ phần 6 Hệ số thanh toán lãi vay 7 Hiệu suất sử dụng tài

sản

8 Hệ số sinh lợi của tài sản

Nhận xét Bảng so sánh chỉ tiêu là điều cần thiết trong đánh giá doanh nghiệp trên cơ sở theo dõi, so sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu năm trước và số liệu chung của nghành, từ đó đưa ra nhận xét về tình hình tài chính doanh nghiệp, những biến động, những tiến bộ hay hạn chế của doanh nghiệp một cách dễ dàng.

Thứ 3 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Quy trình đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp yêu cầu cán bộ thẩm định khi báo cáo phải chia tách thành những mục với những yêu cầu sau:

Các loại sản phẩm, hàng hoá đang sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá về tình trạng thiết bị, máy móc hiện có.

Đánh giá về số lượng, chất lượng của sản phẩm chủ yếu, thị trường tiêu thụ. Tình hình hàng tồn kho (nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá thành phẩm...).

Doanh số hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh trong 03 năm gần nhất (trong đó sản lượng sản phẩm chủ yếu là bao nhiêu, doanh thu và kết quả lỗ lãi của từng năm; mức nộp ngân sách qua các năm bằng bao nhiêu, doanh thu lợi tức; nêu thực trạng sản xuất kinh doanh, tiêu thụ, xu hướng phát triển tốt hay xấu của doanh nghiệp...).

Nếu nhận thấy doanh ngiệp trong ba năm qua có lãi, máy móc thiết bị vận hành tốt, hàng tồn kho không cao thì xem như DN hoạt động tốt, có thời nhuận để thực hiện trả nợ cho NH

Nhận xét: theo các bước trên thì công tác thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là khá cụ thể và đầy đủ, tạo điều kiện đưa ra nhận xét tổng thể về xu hướng phát triển, khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Bước 4 Thẩm định dự án đầu tư,

Đây sẽ là bước quan trọng và khó khăn nhất trong công tác thẩm định, đồng thời nó cũng là bước mang tính quyết định nhất đến việc có cho vay hay không của NH.

Một là thẩm định hồ sơ pháp ý của dự án

Hai là thẩm định thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm Ba là thẩm định về phương diện kỹ thuật của dự án : Bốn là thẩm định về môi trường thực hiện của dự án

Năm là thẩm định về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án

Sáu là thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của dự án bao gồm việc

đưa ra tổng mức vốn đầu tư dự kiến của dự án, sau đó tính toán hiệu quả thông qua doanh thu dự tính các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR, thời gia hoàn vốn. kết hợ những điều kiện trên NH đánh giá hiệu quả hoạt động. Thực tế tại NH thì bước này rất dễ sai sót, nhất là trong việc đưa ra các số liệu dự kiến để tính toán. Ví dụ như chi phí điện nước năm 2011 vừa qua tăng gấp đôi so với 2010, lãi suất cũng có biến động.

Bảy là dự kiến những rủi ro của dự án, dựa trên chất hoạt động của dự án,

NH đưa ra những giả thiết về rủi ro của dự án để có những biện pháp phòng tránh, Bước 5 Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay

NH thẩm định lại các tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng để phòng trường hợp xấu xảy ra,tại NHCTSS chủ yếu là các dự án nhỏ lẻ nên đa số khách hàng đảm bảo bằng tài sản riêng của mình, chứ ít khi bảo đảm bằng chính dự án xin vay.

Sau khi đã thẩm định xong, cán bộ tín dụng trình bảng nhận xét đánh giá lên trưởng phòng, và thông qua phòng quản lý rủi ro,ban lãnh đạo sẽ được tham mưu và quyết định phê duyệt đồng ý cấp tín dụng cho dự án này.

Nhận xét tổng thể về quy trình thẩm định áp dụng tại Ngân hàng công thương Sầm Sơn

Ưu điểm: Ưu điểm lớn nhất của quá trình thẩm định dự án đầu tư tại NHCTSS

một quy trình thẩm định chặt chẽ, cụ thể và hợp lý, các bước các công đoạn được quy định khá bài bản và logic từ việc hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, tiếp nhận hồ sơ vay, thẩm định hồ sơ vay, thẩm định khách hàng đến thẩm định dự án đầu tư, lập thành tờ trình… Quy trình thẩm định rõ ràng như vậy sẽ là cơ sở cho công tác thẩm định được diễn ra thuận lợi và dễ dàng. Quy trình này còn được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống và nhìn chung trong thời gian qua đã được cán bộ thẩm định tuân thủ nghiêm túc

Mặt khác quy trình thẩm định dự án được xây dựng dựa trên cơ sở sự phối hợp thống nhất để đưa ra quyết định. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và các bộ phận chức năng trong quá trình thẩm định, sự phối hợp này diễn ra khá hiệu quả, đã phát huy được tính độc lập của mỗi bộ phận đồng thời tạo ra mối quan hệ thống nhất, không chồng chéo lẫn nhau

Quy trình thẩm định còn căn cứ thực tiễn của nền kinh tế và hoạt động ngân hàng để bổ sung hoặc nhấn mạnh một số vấn đề quan trọng, điều này giúp cho công tác thẩm định tại ngân hàng đánh giá đúng vấn đề và giảm thiểu được những rủi ro có thể xảy ra.

Về mặt kỹ thuật, việc sử dụng nhiều bảng biểu có tính chất liệt kê và so sánh các số liệu của dự án là một ưu điểm đáng kể, thể hiện rằng phương pháp so sánh, và phương pháp tỷ lệ trên lý thuyết được NH áp dụng chi tiết vào nội dung thẩm định.

Nhược điểm: Mặc dù công tác thẩm định dự án tại Viettinbank Sầm Sơn đã

thực hiện đúng quy trình do VPBank ban hành, tuy nhiên việc tuân thủ theo quy trình đó chỉ mang tính hình thức bên ngoài. Trên thực tế, các nội dung trong quy trình chỉ được thẩm định một cách sơ sài và chưa đầy đủ. Xuất phát từ đặc trưng của một ngân hàng thương mại cổ phần giống như nhiều ngân hàng khác, điều mà Viettinbank Sầm Sơn quan tâm nhất khi xem xét một khoản vay đó là khả năng trả nợ, nguồn trả nợ và thời gian trả nợ. Do đó quá trình thẩm định dự án hầu như chỉ tập trung đánh giá khía cạnh tài chính cũng như khả năng trả nợ của chủ đầu tư, các nội dung khác mới chỉ được đánh giá một cách chung chung, sơ sài, không được quan tâm một cách đúng mức. Cụ thể đó là

Khi đánh giá về khía cạnh kỹ thuật, cán bộ mới chỉ dựa trên luận chứng kỹ thuật của khách hàng mà ít đưa ra nhận xét chủ quan do bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm.

Khi đánh giá về phương diện thị trường, các kết luận đưa ra còn thiếu cơ sở, mang nặng tính chất định tính. Hầu hết các thông số được đưa ra đều dựa trên kinh nghiệm và ý kiến chủ quan của cá nhân, chưa áp dụng các phương pháp phân tích toán học trong phân tích và dự đoán cung cầu thị trường…

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẨN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH sầm sơn (Trang 34 - 40)