Lịch sử phát triển của ngân hàngCông Thương Sầm Sơn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẨN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH sầm sơn (Trang 25 - 26)

Ngân hàng Công Thương chi nhánh Sầm Sơn tiền thân là ngân hàng nhà nước Việt Nam thị xã Sầm Sơn được thành lập từ những năm 1973, đến năm 1988 chuyển thành NHTM được gọi là NHCT Sầm Sơn trực thuộc chi nhánh chi nhánh cấp II của NHCT tỉnh Thanh hóa. Sau gần 20 năm hoạt động, gắn bó với nền kinh tế tỉnh nhà, đến ngày ngày 16/6/2006 theo QĐ số 168/QĐ-HĐQT-NHCT1 của HĐQT-NHCT- VN thì bắt đầu từ ngày 1/7/2006 Ngân hàng Công Thương chi nhánh Sầm Sơn chuyển từ chi nhánh cấp 2 sang chi nhánh cấp I của NHCT Việt Nam, với quy mô 8 phong GD, tổng số cán bộ công nhân viên 92 người. ngân hàng với quy mô dư nợ 350 tỷ, nguồn vốn 300 tỷ năm 2006, nguồn vốn đạt 1581 tỷ, chiếm thị phần thứ 4 trên địa bàn tỉnh về dư nợ, thứ 3 về nguồn vốn ( nếu loại trừ các chi nhánh tại các xã huyện của NHNN), dẫn đầu về thị phần nguồn vốn và dư nợ tại thị xã Sầm Sơn.

Ngân hàng Công Thương chi nhánh Sầm Sơn trụ sở chính tại số 2 đường Đoàn Thị Điểm – Trường Sơn – Sầm Sơn, năm trong khu vực trọng điểm du lịch tỉnh Thanh Hóa có nhu cầu về nguồn vốn phục ngân hàng, khách sạn và các dịch vụ lớn. Hơn thế nữa đây nơi tập trung, thu hút rất nhiều công ty, tập đoàn lớn tạo điều kiện cho NH phát triển để làm cầu nối, giao lưu kinh tế nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, nhu cầu vay vốn cho mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên tại địa bàn còn có một số NH khác như NH đầu tư phát triển, NH chính sách, NH nông nghiệp, kho bạc nhà nước khiến NHCT gặp nhiều khó khăn trong quá trình cạnh tranh tìm khách hàng, vì vậy ngoài việc thực thi tốt đường lối chính sách chung của toàn hệ thống NH còn đề ra những chiến lược kinh doanh cụ thể phù hợp với địa bàn hoạt động. Cùng với sự chỉ đạo có kinh nghiệm, Ban Giám đốc ngân hàng đã có những chiến lược kinh doanh hiệu quả dựa trên phương châm: “đi vay để cho vay” nhưng vẫn an toàn về vốn và đảm bảo có thu nhập và lợi nhuận cho Ngân hàng. Để đảm bảo các mặt hoạt động, Ngân hàng đã có cách tổ chức bố trí

hợp lý nhân sự phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi CBCNV đảm bảo việc kinh doanh và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẨN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH sầm sơn (Trang 25 - 26)