1 2.Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của phân tíchtài chính doanh nghiệp
1.3. Nội dung phân tíchtài chính doanh nghiệp
1.3.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh tốn doanh nghiệp
1.3.3.1. Phân tích tình hình thanh tốn của doanh nghiệp
Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp là đánh giá sự biến động của các khoản phải thu và các khoản phải trả từ đó đánh giá được sự tự chủ về mặt tài chính, tính hợp lý trong việc áp dụng các chính sách tín dụng thương mại đối với bạn hàng và việc chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp. Đánh giá tình hình thanh tốn của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả: [19]
Tỷ lệ giữa khoản phải thu so với các
khoản phải trả =
Tổng nợ phải thu Tổng nợ phải trả
Các khoản phải thu thể hiện vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp,do vậy chỉ tiêu này phản ánh quy mô vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp trong tổng tài sản. Thông thường nếu chỉ tiêu này càng lớn thì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều. Đó là dấu hiệu khơng tốt, nhưng để đánh giá được tính
hợp lý của nó cần xem xét đến yếu tố đặc điểm sản xuất kinh doanh, chính sách tiêu thụ, chính sách thu hồi nợ hay doanh số bán chịu trong kỳ cũng như đặc thù của từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
- Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần
Khoản phải thu bình qn trong kỳ Chỉ tiêu số vịng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt và phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn. [13]
- Kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền trung bình = Các khoản phải thu
Doanh thu bình quân một ngày trong kỳ Là một hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp bắt đầu tư lúc xuất hàng đi bán cho tới khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thành toán của doanh nghiệp. Do vậy, khi xem xét kỳ thu tiền trung bình cần xem xét mối liên hệ với sự tăng trưởng của doanh thu. Khi kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệp trong ngành thì sẽ dẫn đến tình trạng nợ khó địi.[13]
- Vịng quay các khoản phải trả người bán:
Số vòng quay các khoản
phải trả người bán =
Giá vốn hàng bán
Số dư bq các khoản phải trả
Chỉ số này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải trả và hiệu quả của việc thanh tốn nợ.Nếu số vịng quay càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã thanh tốn tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn và ngược lại. Tuy nhiên nếu số vòng quay các khoản phải trả người bán quá cao sẽ ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp do doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn vốn để trả nợ [19].
- Kỳ trả tiền bình qn:
Thời gian của kỳ phân tích Kỳ trả tiền bình qn = Số vịng quay các khoản phải trả
người bán
Chỉ tiêu này cho biết nếu thời gian thanh tốn tiền hàng càng ngắn thì tốc độ thanh toán tiền hàng càng cao cho thấy khả năng tài chính của doanh nghệp dồi dào.Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao sẽ dẫn tới doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng tài chính cũng như uy tín của doanh nghiệp [19].
1.3.3.2. Phân tích khả năng thanh tốn của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ[13].
Năng lực tài chính của một doanh nghiệp tồn tại dưới dạng tiền tệ như tiền mặt, tiền gửi… hay các khoản phải thu, các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền như hàng hóa, sản phẩm ...
Các khoản nợ của doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngân hàng, khoản nợ tiền hàng do xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp phải trả cho người bán hoặc người mua đặt trước, các khoản nợ phải trả như thuế, lương ... [13]
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ số tài chính đặc trưng :
- Khả năng thanh toán hiện thời (Khả năng thanh toán ngắn hạn)
Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Các khoản nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong một khoản thời gian ngăn, thường là dưới một năm. Chỉ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để đảm bảo thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn, nó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp [13].
Khi giá trị của tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn giảm, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính của doanh nghiệp.
Khi giá trị tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh tốn cao. Tuy nhiên, nếu tỷ số này có giá trị q cao là một biểu hiện khơng tốt do doanh nghiệp đã nắm giữ quá nhiều vào tài sản ngắn hạn như tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho... Do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
Chỉ số này cho biết khả năng có thể chuyển đổi nhanh các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thành tiền để đáp ứng những nhu cầu thanh toán cần thiết [13].
- Khả năng thanh toán tức thời
Đây là một tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.Hệ số này phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh. Hệ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh tốn các khoản nợ đến hạn ngay lập tức, nhưng hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình khơng tốt là vốn bằng tiền quá nhiều, bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn [13].
Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn
- Khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Số tiền lãi vay phải trả
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ.Nó cho ta biết số vốn vay đã được sử dụng như thế nào, đem lại một khoản lợi nhuận bao nhiêu và có đủ để bù đắp lãi vay phải trả hay khơng.Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho chủ nợ. Nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.Chỉ tiêu này được các nhà cho vay quan tâm như chỉ tiêu về khả năng thanh tốn vì nó phản ánh khả năng trả lãi vay bằngkết quả hoạt động kinh doanh [13].