Khai thác thương hiệu

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo THỰC tập CUỐI KHÓA đề tài xây DỰNG và PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU của CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU PTV (Trang 32 - 33)

Ngày ...... tháng ….. .năm

1.9. Khai thác thương hiệu

Khai thác thương hiệu là các tác nghiệp khác nhau nhằm phát huy được những lợi thế của mỗi thương hiệu thông qua các thành tố thương hiệu làm cho thương hiệu trở nên có giá trị tài chính tiềm năng cao hơn những giá trị thơng thường có thể nhận biết thuần túy. Thương hiệu như một tài sản đích thực của mỗi doanh nghiệp, nó phản ánh vị thế của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Việc khai thác triệt để những yếu tố thương hiệu luôn tạo ra cho chủ sở hữu những vị thế nhất định trên thương trường và mang lại hiệu quả không nhỏ trong kinh doanh. Xuất phát từ thực tiễn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà có thể lựa chọn cho mình các hình thức cũng như chiến lược cụ thể khác nhau trong khai thác thương hiệu.

1.9.1. Mở rộng và phát triển hệ thống phân phối

Kênh phân phối là một tập hợp các cá nhân, tổ chức độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào q trình vận động hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Một kênh phân phối phải đảm bảo yêu cầu 5 đúng: đúng hàng hóa, đúng khách hàng, đúng thời gian, đúng địa điểm và với chi phí thấp nhất. Chính vì thế, với mỗi loại sản phẩm, tùy thuộc vào khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp phải tổ chức kênh phân phối để đem lại sản phẩm đến đúng địa điểm và thời gian với chi phí thấp nhất. Với những hệ thống phân phối hiệu quả, người tiêu dùng có thể tiếp cận dễ dàng với các sản phẩm của doanh nghiệp, bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, đồng thời nắm bắt kịp thời phản ứng của khách hàng, từ đó điều chỉnh sản phẩm của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.

1.9.2. Nhượng quyền thương hiệu

Theo luật thương mại Việt Nam: “Nhượng quyền thương hiệu là hoạt động thương mại, theo đó, bên nhượng quyền chấp nhận trao quyền và cung cấp các hỗ trợ cho bên nhận quyền để bên đó bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa, hệ thống, phương thức do bên nhượng quyền xác định trong một khoảng thời gian và phạm vi nhất định.” Phương thức kinh doanh này được phát triển từ hoạt động chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu do tính phức tạp cao và luôn được các chủ thể kinh doanh khai thác dưới nhiều cấp độ.

Việc nhượng quyền thương hiệu thường đi kèm những yếu tố như bí quyết kinh doanh, cơng nghệ, kiểu dáng công nghiệp, phong cách phục vụ, các dịch vụ đi kèm,… và đặc biệt phải tuân thủ và gìn giữ hình ảnh thương hiệu. Hệ thống kinh doanh kiểu nhượng quyền đảm bảo các thành viên của hệ thống một sự đồng bộ tối đa cả về hình thức và nội dung cũng như đảm bảo với khách hàng về sự nhận biết hệ thống, các tiêu chuẩn của hàng hóa, dịch vụ được cung cấp bởi một điểm bán bất kỳ trong hệ thống đó.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo THỰC tập CUỐI KHÓA đề tài xây DỰNG và PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU của CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU PTV (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w