Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị marketing phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cho hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH long vỹ (Trang 27 - 30)

1.3.1. Nhân tố môi trường kinh doanh

Hiện nay, chúng ta đang sống trong một môi trường luôn thay đổi và thay đổi với một tốc độ rất nhanh. Các nhà quản trị phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn hơn đó là việc chuẩn bị cho sự thay đổi cũng đồng thời phải thích nghi với những thay đổi đó. Bởi vậy, việc nhận biết được nguồn gốc của những thay đổi trên thị trường vẫn luôn là một nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu trong việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp của các nhà quản lý nói chung và quản lý chuyên về mảng nhân sự nói riêng ở khắp các cơng ty trên thế giới.

 Nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực bao gồm:

- Môi trường vật chất và môi trường kinh tế: Việc gia tăng dân số, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường khiến cho việc cạnh trạnh giữa các cá nhân, công ty và các quốc gia trên thế giới ngày càng gay gắt. Cùng với đó, việc tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mạnh và tốc độ lạm phát ngày càng cao ở các nước nghèo ảnh hưởng sâu sắc đến thu nhập, đời sống và công ăn việc làm cho người lao động.

- Môi trường khoa học kỹ thuật, công nghệ: Khoa học kỹ thuật, công nghệ trên thế giới ngày càng hiện đại. Ở một số ngành nghề đã xuất hiện nhiều hơn những máy móc tối tân phục vụ cho việc sản xuất, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến công ăn việc làm của người lao động. Một số khâu làm việc trong các phân xưởng đã bị tinh

giảm bớt, chỉ tiêu tuyển người nhân viên ở các cơng ty ngày một nâng cao địi hỏi họ phải có trình độ và tay nghề cao trong cơng việc.

- Mơi trường chính trị: Tính cạnh tranh giữa các quốc gia cao, do đó, các tổ chức kinh doanh sẽ có tác động mạnh mẽ hơn đến mơi trường chính trị thơng qua các sản phẩm dịch vụ hay việc làm do họ tạo ra đối với xã hội. Ngược lại, mơi trường chính trị cũng có tác động mạnh mẽ như là sự ổn định các chính sách kinh tế.

- Mơi trường văn hóa – xã hội: Xã hội chia thành nhiều nhóm quyền lợi và các nhóm này quan tâm đến những sản phẩm mang tính cộng đồng chẳng hạn như nạn thất nghiệp nhiều hơn, một số sản phẩm kinh tế hay vấn đề về lợi nhuận.

Thêm vào đó lối sống, nhu cầu về cách nhìn nhận, về giá trị con người cũng thay đổi. Những thay đổi này có ảnh hưởng đến cách tư duy và các chính sách quản trị nhân lực trong tổ chức.

1.3.2. Nhân tố con người

Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, sở thích … vì vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau. Quản trị nguồn nhân lực phải nghiên cứu kỹ vấn đề này và đề ra các biện pháp phù hợp nhất.

Cùng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ thì trình độ con người cũng ngày một nâng cao hơn, khả năng nhận thức vấn đề của họ cũng tốt hơn. Điều này ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của họ về cơng việc, về lương bổng cũng như về những quyền lợi khác nhằm làm thỏa mãn nhu cầu ngày một tăng của họ. Nhiệm vụ của những nhà quản lý nhân sự là phải làm sao có thể nắm bắt được nhiều nhất về những thay đổi trong tâm trí của nhân viên mình để khơng làm ảnh hưởng quy trình hoạt động nhân sự của cơng ty và cái chính là để cho người lao động luôn cảm thấy tự tin, hài lịng, gắn bó hơn với doanh nghiệp của mình.

1.3.3. Nhân tố nhà quản trị

Nhà quản trị là người có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng phát triển doanh nghiệp và cũng là người trực tiếp đồng hành cùng với nhân viên mình để hồn thành tất cả các chính sách đó. Điều này địi hỏi ở nhà quản trị phải có tầm nhìn xa thấy được những lợi ích mà dự án đó mang lại đồng thời đo lường được trước những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.

Thực tiễn trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, bản thân nhà quản lý phải thường xun quan tâm đến bầu khơng khí làm việc thân mật, cởi mở trong

doanh nghiệp; phải ln làm cho người nhân viên mình cảm thấy tự hào về công việc và doanh nghiệp nơi mình đang làm việc để có tinh thần trách nhiệm với việc mình làm hơn.

Ngồi ra, nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt trong doanh nghiệp, một mặt nó là tổ chức tạo ra lợi nhuận, một mặt nó là một cộng đồng để đảm bảo đời sống cho nhân viên trong doanh nghiệp. Chính vì thế, người quản lý ln phải biết cách tạo ra những cơ hội cho người nhân viên của mình, để những ai hồn thành tốt và vượt được những chỉ tiêu ngoài mong đợi, họ sẽ được thưởng xứng đáng và có cơ hội tiến thân cao hơn trong công việc.

Nhà quản trị phải thường xuyên thu thập những thông tin một cách khách quan về những tình trạng bất cơng vơ lý xảy ra trong công ty gây hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp. Để làm được điều này, nhà quản trị cần áp dụng những phương thức quản trị nhân sự vào việc quản lý nhân viên của mình như là tiếp xúc trực tiếp để tìm hiểu và lắng nghe ý kiến hay câu chuyện mà họ đang gặp phải. Sau đó, sẽ tìm ra tiếng nói chung giữa hai bên và đề ra giải pháp để khắc phục vấn đề.

Hoạt động trong cơng ty có được trơi chảy hay những nhu cầu của người nhân viên có được thỏa mãn thì cái chính vẫn nằm ở việc quản trị nhân sự của nhà quản lý có đem lại kết quả như mong muốn và bản thân nhà quản lý đó có thái độ làm việc tận tâm với nghề hay không.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH LONG VỸ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị marketing phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cho hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH long vỹ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)