Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng dịch vụ truy cập internet cáp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành luật quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông và thực tiễn tại VNPT hải phòng (Trang 52 - 56)

internet cáp quang

Ký hiệu: QCVN 34:2019/BTTTT, được ban hành theo Thông tư 08/2019/TT-BTTTT, ngày 16/8/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông

1.6.1. Nội dung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất

Nội dung của Quy chuẩn gồm có 5 phần chính và 01 Phụ lục.

Trong đó, ngồi các quy định thông thường như của một văn bản quy phạm pháp luật, nội dung ở Phần 2-Quy định kỹ thuật có chứa các quy định về

46

chỉ tiêu kỹ thuật mang tính đặc trưng của dịch vụ, quyết định mức chất lượng theo quy định quản lý nhà nước, cũng đồng thời là chất lượng sử dụng thực tế của người sử dụng dịch vụ.

1.6.2. Một số quy định quan trọng

Các nội dung theo như trong văn bản quy phạm, ở đây cần làm rõ thêm một số nội dung mang tính đặc thù của dịch vụ:

1.6.2.1. Quy định chung:

- Về phạm vi điều chỉnh:

Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu chất lượng đối với dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất gồm:

+ Dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất sử dụng công nghệ FTTH/xPON (gọi tắt là dịch vụ truy nhập Internet cáp quang);

+ Dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất sử dụng cơng nghệ Modem cáp truyền hình (gọi tắt là dịch vụ truy nhập Internet Internet cáp truyền hình).

Trong phạm vi đề tài này, chỉ đề cập đến dịch vụ truy nhập Internet cáp quang.

- Giải thích từ ngữ:

+ Dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất: Dịch vụ truy nhập Internet được cung cấp thông qua mạng băng rộng cố định mặt đất dựa trên công nghệ khác nhau có tốc độ tải xuống từ 256 Kbit/s trờ lên. Ở đây cần làm rõ thêm ở hai ý. Thứ nhất là theo cách hiểu thông thường chuyên ngành về viễn thông, tốc độ trên 56Kbit/s được hiểu là băng rộng (xem thêm thêm về Băng rộng băng hẹp ở Mục 1.3.1, trang 26). Tuy nhiên Quy chuẩn quy định tốc độ tối thiểu phải từ 256Kbit/s trở lên. Quy định này là phù hợp với kỹ thuật, công nghệ tại thời điểm ban hành (2019). Thứ hai, quy định tốc độ tối thiểu đối với tốc độ tải xuống vì đặc thù của dịch vụ truy nhập Internet ln yêu cầu dữ liệu có chiều từ trên mạng về phía người dùng cao hơn hẳn chiều ngược lại. Điều này là rất tự nhiên vì thực tế người sử dụng Internet thường xem tin tức, xem video, nghe nhạc, tải tài liệu từ mạng chứ hiếm khi đưa dữ liệu lên mạng (tải lên). Vì vậy

47

quy định trên là phù hợp với thực tiễn và đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng dịch vụ.

+ Dịch vụ truy nhập Internet cáp quang: Dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất dựa trên họ công nghệ FTTH/xPON cho phép truy nhập thông tin tốc độ cao trên đường thuê bao quang, phân phối băng tần tải lên và tải xuống ngang bằng nhau. Ở đây chỉ nói về đặc điểm của họ các công nghệ sử dụng đường truyền dẫn bằng cáp quang chứ không quy định bắt buộc về tốc độ tải lên và xuống phải bằng nhau.

+ Có sẵn đường dây thuê bao: Đường dây thuê bao là đường truyền dẫn kết nối từ mạng của nhà cung cấp dịch vụ đến địa điểm sử dụng của khách hàng (nhà thuê bao). Có sẵn đường dây thuê bao có nghĩa là trước thời điểm yêu cầu cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cáp quang thì đã có sẵn đường truyền dẫn rồi, không phải triển khai kéo cáp quang thêm nữa. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Sở dĩ có thể sử dụng đường dây có sẵn vì ngày nay, do tiến bộ của kỹ thuật và công nghệ nên nhiều kết nối (nhiều dịch vụ) có thể được truyền trên cùng một sợi cáp. Thực tế thì với một sợi cáp tới nhà thuê bao hiện nay, các nhà mạng thường cung cấp 3 dịch vụ phổ biến là dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ truy nhập internet và dịch vụ truyền hình.

1.6.2.2. Quy định kỹ thuật:

Tại mục 2.1. Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật:

Chỉ tiêu 2.1.3. Mức chiếm dụng băng thơng trung bình:

Để hiểu rõ thêm chỉ tiêu này, cần phải xem qua cấu trúc mạng, gồm nhiều kết nối giữa các thiết bị (tìm hiểu thêm tại tại chương 2, mục 2.3.1, hình 2.5 từ trang 27). Quy định này giới hạn tốc độ tối đa của mọi kết nối từ mạng của nhà cung cấp dịch vụ đến cổng kết nối internet quốc gia đi quốc tế. Thực tế số lượng các đường truyền dẫn từ thiết bị truy nhập của nhà mạng (thiết bị kết nối trực tiếp với khách hàng) đến cổng Internet đi quốc tế thường từ khoảng 4 kết nối trở lên. Việc quy định giới hạn băng thông của các kết nối trên ≤90% đối với kết nối với cổng đi quốc tế và ≤80% đối với các kết nối khác, là để đảm bảo chất lượng cho người sử dụng. Do hạn chế của các vấn đề kỹ thuật, nếu tốc độ sử dụng thực tế so với tốc độ quy ước của một kết nối vượt quá mức khoảng 90% là có thể ảnh hưởng tới luồng dữ liệu đến người dùng. Với việc quy định cho kết nối

48

Internet quốc tế có tốc độ trung bình ≤90%, tức là có nhiều thời điểm sẽ cao hơn mức này, khi đó sẽ làm suy giảm chất lượng sử dụng dịch vụ thực tế của khách hàng. Tuy nhiên mức độ suy giảm này ở mức chấp nhận được vì phù hợp với đặc tính kỹ thuật của dịch vụ, đồng thời đảm bảo quyền lợi chung cho nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng, tránh lãng phí, tối ưu năng lực hệ thống thiết bị mạng.

Trên đây là chỉ tiêu liên quan chủ yếu đến hoạt động của các hệ thống thiết bị kỹ thuật của mạng di động. Các chỉ tiêu khác của Quy chuẩn ít hoặc không liên quan đến các vấn đề đặc thù của dịch vụ, của kỹ thuật công nghệ và được nêu trong quy chuẩn đã khá rõ ràng nên khơng cần thiết trình bày bổ sung tại đây.

49

Chương 2

THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI VNPT HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành luật quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông và thực tiễn tại VNPT hải phòng (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)