Quy định về hợp đồng cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành luật quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông và thực tiễn tại VNPT hải phòng (Trang 39 - 40)

1.4. Quy định chung liên quan đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông

1.4.3. Quy định về hợp đồng cung cấp dịch vụ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì:“Hợp đồng cung cấp dịch

vụ liên tục là hợp đồng cung cấp dịch vụ có thời hạn từ ba (03) tháng trở lên hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ không xác định thời hạn”. Như vậy, các hợp

đồng cung cấp dịch vụ giao kết với người tiêu dùng có thời hạn từ 03 tháng trở lên hoặc khơng xác định thời hạn thì đều được coi là hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục theo quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo định nghĩa trên, thì các hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông là hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục. Vì thơng thường các hợp đồng dịch vụ trả trước thường có thời hạn 6 tháng hoặc 1 năm trở lên và các hợp đồng dịch vụ trả sau là loại không xác định thời hạn (thường trả tiền theo mức cước sử dụng thực tế và cước thuê bao tháng).

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 18 luật Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải có những nội dung quy định về chất lượng dịch vụ. Cụ thể hơn tại điểm c, d Khoản 4 Điều 18 có quy định: “c) Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải thường xuyên kiểm tra chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp, đảm bảo chất lượng dịch vụ như đã cam kết với người tiêu dùng; d) Trường hợp người tiêu dùng thông báo sự cố hoặc khiếu nại về chất lượng dịch vụ, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải kịp thời kiểm tra, giải quyết”.

Một số dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định tại Quyết

định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng

33

theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2015 như Dịch vụ Thuê bao di động mặt đất (hình thức thanh tốn: trả sau), Dịch vụ Thuê bao di động mặt đất (hình thức thanh tốn: trả trước), Dịch vụ truy nhập Internet,...

Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 25 Luật viễn thơng về cung cấp dịch vụ viễn có quy định: “Doanh nghiệp viễn thông phải đăng ký hợp đồng sử dụng dịch vụ

viễn thơng mẫu”. Khoản 7 Điều 25 có quy định “Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc cung cấp dịch vụ viễn thông”.

Theo thông tư 39/2016/TT-BTTTT ngày 26 tháng 12 năm 2016, Quy định về hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực viễn thông, tại Phụ lục 1-“Nội dung tối thiểu của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông theo mẫu” có quy định về việc mơ tả dịch vụ viễn thông sẽ cung cấp, phải bao gồm “Thông tin về chất lượng dịch vụ”; Thông tin về nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, bao gồm tối thiểu các nội dung:

“Đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng theo đúng chất lượng mà doanh nghiệp đã công bố”.

Như vậy, đối với một số dịch vụ viễn thông phổ biến, pháp luật có quy định phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ bằng văn bản và phải đảm bảo về chất lượng dịch vụ theo quy định.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành luật quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông và thực tiễn tại VNPT hải phòng (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)