QUY TRÌNH LẮP CƠ CẤU PHANH BÁNH XE LOẠI TANG TRỐNG

Một phần của tài liệu Khai thác kết cấu và bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu phanh bánh xe loại tang trống trên xe MAZDA e2000 (Trang 56)

LI ỜỞ ĐẦU

a. Phía trước xe b Phía sau xe

3.8. QUY TRÌNH LẮP CƠ CẤU PHANH BÁNH XE LOẠI TANG TRỐNG

TRỐNG TRÊN XE MAZDA E2000

STT Quy trình lắp Hình ảnh Chú

1 - Lắp cuppen xy lanh phanh bánh xe sau : - Bôi mỡ Glycol gốc xà phòng Lithium lên 2 cốc đệm và 2 píttông. - Lắp 2 cốc đệm vào từng píttông. 2 - Lắp xy lanh con. - Dùng cờlê 10 để lắp mũ ốc 10 . - Khi tháo cần cằm cờ lê trắc chẵn dặt cờ lê đúng ren ốc chánh trượt cờ lê làm mất giác 3 - Lắp guốc phanh . Sau khi dùng kìm và dụng cụ lắp hết các lò xo hồi vị và các chốt hãm . 4 - Lắp chốt hãm guốc phanh.

- Dùng tô vít chuyên dụng dể lắp vít hãm

5 - Lắp tăng phanh

- Lắp lò xo tăng phanh vào guốc phanh

6 - Lắp cần điều khiển phanh tự động . - Lắp đệm C và cần guốc phanh .

7 - Lắp lò xo hồi vị guốc phanh .

Dùng kìm để lắp các lò xo hồi vị guốc phanh - Dùng kìm mỏ điện để căng lò xo và cần dẫn. Dùng kìm kẹp thật trắc chánh trượt kìm ,hay lò xo bung bắn ra 8 - Lắp trống phanh sau : - Nhả cần phanh đỗ và lắp trống phanh. - Dùng tô vít 4 cạnh lắp 2 con ốc cố định tang trống - Lắp nút lỗ (điều chỉnh) và cắm một tô vít qua lỗ của tấm lưng phanh, và giữ cần điều chỉnh tự động ra gần bộ điều chỉnh.

9 - Lắp bánh xe sau. Dùng khẩu và tay công để lắp bu lông xiết bánh xe

+ Lắp áo bánh xe sau. Dùng khẩu và tay công để lắp bu lôngxiết bánh xe + Kích xe lên vừa tằm và sau đó dẩy nhẹ bánh xe vào và vặn chặt các bu lông bánh xe . 3.9. XẢ E HỆ THỐNG PHANH * Chuẩn bị:

-Dầu phanh, chai đựng dầu phanh, ống cao su chịu được dầu phanh, cà lê 8, 10, dầu phanh. Ngoài ra cần phải có rẻ lau để lau những chi tiết bẩn hoặc khi bị dính dầu phanh.

Thực hiện:

-Tháo chụp cao su ở bu lông xả khí, lắp ống nhựa vào đầu kia cho vào cốc thuỷ tinh đã có dầu phanh và cắm ngập trong dầu phanh.

-Một người trên xe đạp bàn đạp phanhvà giữ bàn đạp phanh người ở dưới tiến hành xả e sau đó vặn vít xả e vào ngay. Xả khí từ gần đến xa tổng bơm trước và lần lượt xả từng bánh một.

Nới bu lông xả khí 1/2 – 3/4 vòng.

-Đạp bàn đạp phanh đến tận cùng giữ nguyên, vặn bu lông xả khí chặt vào.Nhả bàn đạp phanh đạp tiếp và lại nới bu lông ra, tiếp tục đạp đến tận cùng, dừng lại tiếp tục vặn vít xả e chặt vào. Cứ làm như vậy khi nào không thấy bọt khí ra là đạt và xả lần lượt các bánh xe khác

3.10. ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG PHANH

Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp:

- Tắt máy. Hãy đạp phanh một vài lần cho đến khi hết lượng chân không trong bộ trợ lực. Sau đó nhả bàn đạp.

- Nhấn bàn đạp cho đến khi cảm nhận được có lực cản.

- Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp bằng cách đo khoảng cách giữa vị trí ở bước trước đó và vị trí nhả bàn đạp

Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp:

- Tắt máy. Hãy đạp phanh một vài lần cho đến khi hết lượng chân không trong bộ trợ lực. Sau đó nhả bàn đạp.

- Nhấn bàn đạp cho đến khi cảm nhận được có lực cản.

- Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp bằng cách đo khoảng cách giữa vị trí ở bước trước đó và vị trí nhả bàn đạp

XÂY DỰNG BÀI TẬP 4.1 BÀI TẬP LÝ THUYẾT

KHOA CƠ KHÍ- ĐỘNG LỰC TRUNG TÂM THTN & ƯDCN

HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC

BÀI TẬP SỐ: 01

BÀI TẬP LÝ THUYẾT Thời gian Bắt đầu Kết thúc

MỤC ĐÍCH:

- Xác định được vị trí và chức năng của các thành phần trong hệ thống - Hiểu được chức năng của hệ thống phanh thủy lực

- Ôn lại các kiến thức đã học lý thuyết và thực hành

- Xác định được cơ bản nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dầu NỘI DUNG THỰC HIỆN:

- Các bạn sinh viên hãy chọn câu trả lới đúng trong các câu hỏi và bài tập sau đây. CÂU HỎI:

Câu 1: Những câu trình bày sau đây liên quan đến hệ thống phanh. Hãy chọn câu trả lời đúngtrả lời đúng trả lời đúng

STT Câu hỏi Đúng Sai

1 Hệ thống phanh làm giảm tốc độ của xe hoặc làm xe dựng lại. 2 Hệ thống phanh ABS ( Hệ thống phanh chống bó cứng) dùng

để tránh khóa lốp do phanh khẩn cấp.

3 ( hỗ trợ khi phanh) tự động điều khiển phanh khẩn cấp để tránh tai nạn.

4 Hệ thống phanh ABS có EBD ( Phân phối lực phanh bằng điện tử) phân phối mô men quay của động cơ đến các bánh xe trước, sau hoặc hoặc các bánh phải trái.

Câu 2: Những câu trình bày sau đây lien quan đến hệ thống phanh. Hãy chọn câu trả lời đúng

STT Câu hỏi Đúng Sai

1 Hệ thống phanh luôn luôn tạo ra lực phanh lớn nhất trong khi phanh đang hoạt động.

2 Khi phanh khẩn cấp người lái cần phải sử dụng cả phanh đỗ/phanh tay để có lực phanh mạnh hơn .

3 Một trong những tác dụng của phanh ABS là có thể quay được vô lăng khi phanh khẩn cấp.

4 BA luôn luôn hỗ trợ người lái để có được lực phanh lớn hơn.

Câu 3: Những câu trình bày sau đây lien quan đến hệ thống phanh. Hãy chọn câu trả lời đúng

4.2. BÀI TẬP THỰC HÀNH - Câu 1. - Câu 1. - Câu 1.

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC TRUNG TÂM THTN & ƯDCN

HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC

BÀI TẬP SỐ: 01

QUY TRÌNH XẢ E TRÊN HỆ THỐNG PHANH XE MADA E2000 Thời gian Bắt đầu Kết thúc MỤC ĐÍCH:

- Xác định nguyên nhân cần phải xả e hệ thống phanh - Xác định được trình tự xả e hẹ thống phanh thủy lực NỘI DUNG THỰC HIỆN:

Chuẩn bị

Dầu phanh, chai đựng dầu phanh, ống cao su chịu được dầu phanh, cà lê 8, 10, dầu phanh. Ngoài ra cần phải có rẻ lau để lau những chi tiết bẩn hoặc khi bị dính dầu phanh.

Dầu phanh có 3 loại DOT 3, DOT 4 và DOT 5 nếu đang dùng dầu loại dot3 hoặc dot4 thì không được đổ lẫn dot5 vì tính hút ẩm và nhiệt độ sội khác hẳn nhau.

 Thực hiện:

-xả e bên nào thì đánh hết lái về bên ngược lại để dễ dàng thao tác khi xả e. - Tháo chụp cao su ở bu lông xả khí, lắp ống nhựa vào đầu kia cho vào chai đựng dầu xả đã có dầu phanh và cắm ngập trong dầu phanh.

- Một người trên xe đạp bàn đạp phanh, người còn lại tiến hành xả khí. Xả khí từ gần đến xa tổng bơm trước và lần lượt xả từng bánh một.

- Nới bu lông xả khí 1/2 – 3/4 vòng.

- Đạp bàn đạp phanh đến tận cùng giữ nguyên, vặn bu lông xả khí chặt vào.

- Nhả bàn đạp phanh đạp tiếp và lại nới bu lông ra, tiếp tục đạp đến tận cùng, dừng lại tiếp tục vặn vít xả e chặt vào. Cứ làm như vậy khi nào không thấy bọt khí ra

hệ thống. Duy trì dầu trong bình chứa của xi-lanh cái luôn ở vạch đầy tối đa, bởi vì khi liên tục phải bù vào hệ thống thì mực dầu ở bình chứa sẽ bị hạ thấp xuống.

- Vẫn duy trì lực bóp ở tay phanh, siết chặt ốc xả, sau đó thêm dầu vào bình chứa của xi-lanh cái cho đến vạch UPPER. Lắp màng chặn và nắp đậy, siết vít giữ.

- Thử lại tình trạng hoạt động của phanh, nếu còn cảm giác đàn hồi, có nghĩa là bọt khí còn tồn tại, phải xả lại lần nữa.

- Sau khi hoàn tất công việc, kiểm tra lại sự rò rỉ của đường ống dẫn và siết chặt tất cả các rắc-co.

CÂU HỎI:

1/ Hệ thống phanh thủy lực bị e biểu hện như thế nào? 2/ người đạp bàn đạp cảm nhận như thế nào là được? 3/ Khi nào người ở dưới tiến hành nới vít xả e ?

- Câu 2.

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

TRUNG TÂM THTN & ƯDCN HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC BÀI TẬP SỐ: 02

QUY TRÌNH KIỂM TRA, THAY GUỐC PHANH XE MAZDA E2000

Thời gian Bắt đầu Kết thúc MỤC ĐÍCH:

- Xác định nguyên nhân cần phải thay guốc phanh

- Xác định được trình tự tháo các chi tiết để thay guốc phanh NỘI DUNG THỰC HIỆN:

1. Tháo bánh xe

3. Tháo lò xo hồi vị guốc phanh . - dùng kìm tháo lò xo hồi vị .

3.Tháo lò xo cố định guốc phanh

- Quan sat và kiểm tra .

1/ Guốc phanh phía trước và phía sau khác nhau như thế nào? 2/ Guốc phanh khi nào cần phải thay ?

Câu 3.

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC TRUNG TÂM THTN & ƯDCN

HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC BÀI TẬP SỐ: 03

NHẬN DẠNG CÁC CHI TIẾT TRÊN HỆ THỐNG PHANH XE MADA E2000

Thời gian Bắt đầu Kết thúc MỤC ĐÍCH:

- Đọc sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh thủy lực

- Xác định được vị trí và chức năng của các chi tiết trong hệ thống - Giải thích nguyên lý hoạt động của hệ thống

NỘI DUNG THỰC HIỆN:

1. Xác định vị trí của các cụm bộ phận và cách bố trí trên xe. - bàn đạp phanh

- Cần phanh tay -Xy lanh phanh chính - Các cơ cấu phanh bánh xe

2. Đọc sơ đồ hệ thống phanh thủy lực

- Nêu nguyên lý hoạt động hệ thống phanh thủy lực - Liên hệ với bố trí trên xe MAZDA E2000 tại xưởng. 3. Mô tả hoạt động của hệ thống.

Khi đạp phanh, lực đạp được truyền từ bàn đạp qua cần đẩy vào xilanh chính để đẩy piston trong xilanh. Lực của áp suất thuỷ lực bên trong xilanh chính được truyền qua các đường ống dẫn dầu đến các xilanh bánh xe thực hiện quá trình phanh.

Khi nhả phanh, người lái bỏ chân khỏi bàn đạp phanh lúc này piston xilanh chính trở lại vị trí không làm việc và dầu từ các xilanh bánh xe theo đường ống hồi về xilanh chính vào buồng chứa, đồng thời tại các bánh xe lò xo hồi vị kéo hai guốc phanh tách khỏi trống phanh và kết thúc quá trình phanh.

CÂU HỎI:

2/ Chức năng chính của các cụm bộ phận chính trong hệ thống ? 3/ Nêu cấu tạo cơ cấu phanh bánh trước ?

4/ Các phương thức điều khiển của các hệ thống ABS đang sử dụng hiện nay?

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau thời gian hơn 4 tháng làm đồ án với đề tài “Khai thác kết cấu và bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu phanh bánh xe loại tang trống xe Mazda e2000” em đã cơ bản hoàn thành đề tài với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Lê Vĩnh Sơn và các thầy trong khoa.

Trong đề tài này em đi sâu tìm hiểu tính năng hoạt động của cơ cấu phanh tang trống, nguyên lý làm việc của các bộ phận đến các chi tiết trong cơ cấu phanh tang trống và chế tạo mô hình hệ thống phanh thủy lực

Về nội dung:

- Giới thiệu tổng quan về hệ thống phanh thủy lực

- Trình bày kết cấu, bảo dưỡng , sửa chữa cơ cấu phanh tang trống - Trình bày các bài tập về hệ thống phanh thủy lực

Tuy nhiên do thời gian hạn chế và kiến thức kỹ năng thực tế còn thiếu, tài liệu tham khảo hạn chế và chưa cập nhật đầy đủ các tài liệu về xe nên không tránh khỏi những thiếu sót. Qua đề tài này đã bổ sung cho em thêm nhiều kiến thức chuyên ngành về các hệ thống ôtô và đặc biệt là hệ thống phanh thủy lực. Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp em cũng nâng cao được những kiến thức về công nghệ thông tin: Word, Excel, … phục vụ cho công việc sau này. Đồng thời qua đó bản thân em cần phải cố gắng học hỏi hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của người cư nhân kỹ thuật ngành công nghệ kỹ thuật ô tô.

Mặc dù đồ án đã hoàn thành, nhưng vì kiến thức cũng như kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót dù đã có những cố gắng tìm tòi, học hỏi thầy cô và cùng bạn bè trao đổi kĩ năng.

Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô và các bạn đặc biệt là thầy hưỡng dẫn Lê Vĩnh Sơn đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu đào tạo hang Toyota chuyên đề hệ thống phanh

- Nguyễn Khắc Trai (2001), Kỹ thuật chẩn đoán ô tô, NXB Giao thông vận tải. - Nguyễn Khắc Trai (1996), Cấu tạo gầm xe con, NXB Giao thông vận tải. - Tài liệu về sửa chữa khung gầm của Toyota

- Cẩm nang sửa chữa của Toyota

-Tài liệu sủ dụng, sửa chữa của hãng mazda Mazda 3 Repair Manual Related Programs. Mazda 6 Repair Manual Related Programs. Mazda 626 Repair Manual Related Programs.

- Các trang Web tìm kiếm tài liệu:

http:// www.oto-hui.com http://www.otosaigon.com

http://www.otofun.net/ http://news.benhvienoto.vn http://benhvienoto.vn http://tailieu.vn

Một phần của tài liệu Khai thác kết cấu và bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu phanh bánh xe loại tang trống trên xe MAZDA e2000 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w