BIDV đã kiện toàn bộ máy cán bộ chủ chốt từ Hội sở chính đến các đơn vị thành viên cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng các yêu cầu về nhân sự trong quá trình tiến tới thành lập một Tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng.
Tính đến thời điểm 31/12/2010, toàn hệ thống BIDV có hơn 16.000 cán bộ nhân viên, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2006, trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm 85%.
Hàng năm, BIDV đã tuyển dụng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành, có trình độ ngoại ngữ tốt để chuẩn bị cho hội nhập, đồng thời chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ, cử cán bộ tham gia học tập, tham quan khảo sát trong và ngoài nước để các đơn vị tự chủ trong kinh doanh. Do vậy BIDV đã xây dựng được một đội ngũ
cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường tương đối toàn diện, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao.
Mặc dù chất lượng nguồn nhân lực của BIDV đã có nhiều tiến bộ trong các năm qua, nhưng nếu so sánh với các NHNNg thì nguồn nhân lực của BIDV vẫn còn có những hạn chế nhất định như:
Do BIDV là ngân hàng thương mại quốc doanh, nên nguồn nhân lực của BIDV vẫn chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng kinh doanh bao cấp. Trình độ chuyên môn cũng như ngoại ngữ, tin học còn hạn chế nên tiềm ẩn rủi ro trong các lĩnh vực: tín dụng cao, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ.... và đặc biệt không thể nghiên cứu, hiểu biết tường tận về sản phẩm, dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Số cán bộ am hiểu về luật pháp quốc tế, qui định của các tổ chức thế giới không nhiều.
Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực của BIDV còn bị chi phối bởi chính sách đãi ngộ, cơ chế tiền lương không theo kịp các NHNNg và NHTMCP nên đã có sự dịch chuyển lao động có trình độ cao ra khỏi BIDV. 2.1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
BIDV phát triển mạnh mẽ và đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ thông tin.
Năm 2009, BIDV đã xây dựng chiến lược Công nghệ thông tin (CNTT) giai đoạn 2009 - 2015 và tầm nhìn 2020 theo nguyên tắc chiến lược CNTT phù hợp, bao gồm kế hoạch đề xuất, triển khai, vận hành, khai thác, duy trì các hệ thống CNTT nhằm phục vụ cho việc đạt được các mục tiêu của chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của BIDV và phục vụ trực tiếp cho quá trình cổ phần hóa. Kế hoạch CNTT tiếp tục được xây dựng trên cơ sở cụ thể hoá chiến lược CNTT, căn cứ phân tích tổng hợp nhu cầu cũng
như khả năng đáp ứng cụ thể của từng thời kỳ và tổ chức triển khai thực hiện ngày càng bài bản, khoa học.
BIDV đã gia tăng hơn 40 sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, thoả mãn được các nhu cầu của khách hàng. Các dự án công nghệ thông tin của BIDV hướng đến các cấu phần chủ yếu như: phát triển sản phẩm dịch vụ, đa dạng hoá các kênh phân phối; hỗ trợ hoạt động kinh doanh; tăng cường quản trị điều hành và hoạt động của BIDV; chú trọng quản lý rủi ro, tăng cường an ninh bảo mật.
Bên cạnh đó, hiện đại hoá cũng mở ra những cơ hội mới cho công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo hướng tập trung, minh bạch, hiệu quả và kịp thời. Đồng thời, BIDV đã phát triển các hệ thống công nghệ ATM, POS, Internet Banking, Mobile Banking, Contact Center, Core Banking, …
BIDV là NHTM duy nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam 4 năm liên tục (2007-2010) giữ vị trí hàng đầu ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin).
2.1.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong môi trường kinh doanh, song BIDV vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh năm 2010 trên các chỉ tiêu chính:
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 - 2010
Đơn vị: tỷ đồng, %
STT Chỉ tiêu TH 2008 TH 2009 TH 31/12/2010 TT BQ GĐ2006-2010
TH +/- so 09
Các chỉ tiêu quy mô
1 Tổng tài sản 246,332 296,622 369,167 24.50 72,545 25.20 2 HĐV cuối kỳ 200,539 216,435 267,315 23.50 50,880 23.70 3 HĐV bình quân 172,915 206,235 229,670 11.40 23,435 4 Dư nợ TD cuối kỳ 149,419 190,880 232,227 21.70 41,347 24.90 5 Trong đó: Dư nợ bán lẻ 19,661 29,548 50.30 9,887 6 Dư nợ TD bình quân 132,879 174,056 207,740 19.40 33,684
Các chỉ tiêu hiệu quả
7 Chênh lệch thu chi 6,066 5,554 6,535 17.70 8 Trích DPRR trong năm 3,302 2,030 2,022 -0.40
9 Lợi nhuận trước thuế 2,764 3,524 4,513 28.10 46 10 Thu nợ hạch toán ngoạibảng 850 452 398
11 Thu DVR (theo số ghinhận) 1,888 2,060 2,138 3.8 78 50 Thu DVR (theo số CĐKT) 1,556 2,024 29.20 468
12 ROA 0.87 1.04 1.15 0.10 1.15
13 ROE 15.70 18.11 17.21 -0.90 17.20
14 CAR 8.64 7.52 8.37 8.37
Các chỉ tiêu cơ cấu, chất lượng
15 Tỷ lệ dư nợ TDH/TDN 37.70 44.50 43.50 -1.02 43.50 16 Tỷ lệ dư nợ NQD/TDN 70.00 74.00 75.00 1.00 75.00 17 Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/TDN 70.00 72.80 73.00 0.20 73.00 18 Tỷ lệ dư nợ bán lẻ/TDN 10.40 10.30 12.72 2.42 19 Tỷ lệ nợ xấu 2.04 2.72 2.30 -0.42 2.30 20 Tỷ lệ dư nợ nhóm 2/TDN 17.80 16.30 11.33 -4.97 11.30 21 Tỷ lệ Cấp tín dụng/NV HĐ 60.70 78.60 22 TLSDNVNH cho vay TDH 22.00 25.50 25.70
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 BIDV)
Tổng tài sản
Năm 2008, tốc độ tăng trưởng của BIDV đạt 20.5%. Năm 2009, BIDV vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng cao đạt 20.2%. Theo bảng tổng kết kế hoạch 5 năm, đến ngày 31/12/2010, tổng tài sản là 366.268 triệu đồng, gấp 2.2 lần so với năm 2006, tăng 23,6% so với năm 2009, hoàn thành kế hoạch đề ra.
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.2 .Tăng trưởng tổng tài sản BIDV 2006-2010
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 BIDV)
Cùng với những tăng trưởng về lượng, cơ cấu tài sản cũng có những chuyển đổi tích cực.
Huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của BIDV trong các năm qua tăng trưởng không ngừng là do BIDV rất quan tâm đến công tác huy động vốn, đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc thực hiện các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn có hiệu quả như: tiết kiệm dự thưởng với lãi suất cao, cơ cấu giải thưởng có giá trị lớn, phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn với lãi suất cao, được thanh toán trước hạn linh hoạt, đồng thời hưởng lãi suất trước hạn theo thời gian thực gửi.
Tính đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 267.315 tỷ đồng, tăng trưởng 23,5% (tương đương 50.880 tỷ đồng) - cao gấp 2,5 lần so với mức tăng 9,6% năm 2009. HĐV bình quân đạt 229.670 tỷ đồng, tăng trưởng 11,4% so với đầu năm.
Bảng 2.3: Quy mô tăng trưởng và cơ cấu huy động vốn đến 31/12/2010
Số dư Tỷ trọng Tăng trưởng 31/12/2010 31/12/2010 31/12/2009 2010 so2009 2009 so2008 Cơ cấu khách hàng (%) - Dân cư 100,003 37 34 35 28 - Tổ chức kinh tế 109,352 41 45 13 10 - Định chế tài chính 57,780 22 21 27 -12
Cơ cấu loại tiền (%)
- VND 225,873 84 81 29 12 - Ngoại tệ 2,189 16 19 -6 -6 Cơ cấu kỳ hạn (%) - KKH 59,810 22 27 4 4 - Ngắn hạn 160,494 60 51 44 22 - TDH 47,011 18 22 -2 -5
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009-2010, Báo cáo tổng kết năm 2010)
- Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn: Chuyển dịch theo chiều hướng giảm tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi trung dài hạn, tăng tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn. Tính đến 31/12/2010, tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn chiếm 60% tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 22% và tiền gửi trung dài hạn chiếm 18%. Tuy nhiên, về số tuyệt đối thì huy động vốn trung dài hạn là có xu hướng giảm, còn huy động vốn ngắn hạn và không kỳ hạn vẫn có xu hướng gia tăng.
- Cơ cấu huy động theo loại tiền tệ: So với năm 2009, Tỷ trọng huy động vốn năm 2010 bằng VNĐ tăng 29%, tỷ trọng huy động USD giảm 6%.
- Cơ cấu theo cơ cấu khách hàng: Tỷ trọng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế đang chiếm ưu thế và có xu hướng tăng. Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối thì huy động vốn cả dân cư, tổ chức kinh tế và định chế tài chính đều có xu hướng tăng.
Dư nợ tín dụng
Mặc dù năm 2010 nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng, suy thoái kinh tế và đang trong tình trạng thiểu phát nhưng hoạt động tín dụng của NH vẫn tăng trưởng về số lượng và chất lượng hoạt động tín dụng được cải thiện.
Tính đến 31/12/2010, dư nợ tín dụng của BIDV là 232.227 tỷ đồng, tăng trưởng 21,7% so với dư nợ tín dụng năm 2009. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của BIDV trong giai đoạn 2006-2010 là 23,6%, trong đó:
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng và cơ cấu tín dụng giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 31/12/2010
Tổng dư nợ khối chi nhánh 93.908 118.05 149.41 190.880 232.227
Tăng trưởng 14,5 25,7 26,5 27,7 21,7 Tỷ trọng cho vay TDH/TDN 40,2 38,4 37,5 44,5 43,6 Tỷ trọng cho vay NQD/TDN 58 70 70 74 74 Tỷ trọng TSĐB/TDN 70 70,7 70 70 70 - Tỷ trọng dư nợ DN/Tổng dư nợ 88 86 90 90 88 - Tỷ trọng TDBL/Tổng dư nợ 9,2 13,1 10,4 9,8 12
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007-2010, Báo cáo tổng kết năm 2010)
Nét đổi mới trong hoạt động tín dụng năm 2010 là việc chuyển hoạt động tín dụng đầu tư truyền thống theo theo đòi hỏi của thị trường, chủ động tìm kiếm dự án, thẩm định và tự chịu trách nhiệm khi cho vay. Kết quả đạt được năm 2010 ghi nhận sự nỗ ực sáng tạo của toàn hệ thống để giữ vững và phát huy vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển. Năm 2010, NHĐT&PTVN đã đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng cho hàng trăm dự án chi nhánh tự tìm kiếm, tập trung vào các chương trình kinh tế của Chính Phủ, đặc biệt như: Các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng và khu du lịch, chương trình thu mua lương thực tạm trữ, chương trình tài trợ xuất nhập khẩu cà phê, gỗ, chương trình đầu tư nhà ở cho người có thu nhập thấp.. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu năm 2010 có nhiều cố gắng. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tập trung vào một số nhóm ngành hàng: Cà phê, gỗ, gạo, hải sản, dệt may, giầy dép. .
Bảng 2.5: Dư nợ và thị phần tín dụng của BIDV năm 2007-2010
Đơn vị: %
Toàn ngành NH 54,2 21 37,7 23,4
BIDV 25,7 26,6 27,7 19,5
BIDV/Toàn ngành NH 12,1 12,9 12 11,6
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007-2010, Báo cáo tổng kết năm 2010) Giai đoạn 2006-2010, đánh dấu sự chuyển hướng của BIDV từ một ngân hàng chủ yếu hoạt động bán buôn sang phát triển hoạt động bán lẻ. Đặc biệt, sau khi triển khai mô hình TA2, BIDV xác định rõ hơn mục tiêu định hướng trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Trong giai đoạn này, BIDV thuộc top 5 các NHTM có dư nợ tín dụng bán lẻ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, nếu xét dưới góc độ tăng trưởng, thì các ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ rất nhanh, như ACB (51%), SCB (46.3%)… Do đó, có sự cạnh tranh giữa các NHTM trong việc giữ vững thị phần tín dụng bán lẻ. Giai đoạn này cơ cấu tín dụng của BIDV đã có sự chuyển biến tích cực. Nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển dịch cơ cấu tín dụng để tối đa hoá lợi nhuận và để tận thu tối đa những khoản nợ khi rủi ro xảy ra đồng thời để thực hiện các cam kết về chuyển dịch cơ cấu tín dụng với WB.
- Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn: Tỷ trọng trung dài hạn/Tổng dư nợ đã giảm dần qua các năm từ 2006 đến 2008 (giảm từ 40,2% năm 2006 xuống còn 37,5% năm 2008). Trong đó tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ khối khách hàng doanh nghiệp có xu hướng gia tăng, năm 2008 là 39%, tuy nhiên từ năm 2009 tỷ trọng này đã tăng lên mức 45-46% do đây là giai đoạn chịu hậu quả từ khủng hoảng kinh tế, BIDV phải hỗ trợ khách hàng khắc phục những khó khăn đồng thời BIDV cũng được giao nhiệm vụ chính trị trong việc tài trợ vốn cho các dự án lớn, tạo lập cân đối cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, kích cầu đầu tư theo định hướng của Chính phủ.
- Cơ cấu tín dụng theo loại khách hàng:
+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của khối khách hàng doanh nghiệp tại BIDV là 25%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân toàn hệ thống và chiếm gần 90% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống. Tính đến thời điểm 31/12/2010, dư nợ tín dụng của khối khách hàng tại BIDV là 292.679 tỷ đồng, tăng 17% so với thời điểm cuối năm 2009.
+ Tỷ lệ dư nợ khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ và tín dụng bán lẻ có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ dư nợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng từ 23% năm 2008 lên 30% tại thời điểm 31/12/2010 trong khi dư nợ bán lẻ tăng gần 3 lần trong năm 5 từ 2006 đến 2010
+ Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh/Tổng dư nợ tăng từ 58% lên trên 70% do BIDV đã chuyển dịch hướng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu quả cao.
+ Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân giai đoạn 2006- 2010 là 29%. Giai đoạn 2006-2010 là giai đoạn chuyển đổi của BIDV từ hầu như chỉ có hoạt động bán buôn chuyển sang phát triển cả hoạt động bán lẻ. Vì vậy, quy mô tín dụng bán lẻ tăng trưởng rất nhanh: Dư nợ tín dụng bán lẻ tại thời điểm 31/12/2006 là 9.342 tỷ đồng, đến thời điểm 31/12/2010 đã đạt 29.548 tỷ đồng. Như vậy sau 5 năm, quy mô dư nợ tín dụng bán lẻ đã tăng gần gấp ba lần.
- Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề: Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cho vay theo ngành nghề của khách hàng hiện nay được phân thành 36 ngành chính chiếm khoảng 65% tổng dư nợ. Trong đó, nhóm các khách hàng ngành xây dựng chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 19%), tiếp theo là nhóm các ngành thương mại công nghiệp nhẹ (khoảng 12%), thương mại công nghiệp nặng (7%), ...
Cho vay có tài sản đảm bảo đã được nhận thức là một trong những “cứu cánh” khi có rủi ro xảy ra. Do vậy, trong giai đoạn 2008-2010 tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ luôn giữ ở mức ổn định, khoảng 70%.
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Cho vay có đảm bảo bằng TS 70 72,8 73
Cho vay không có đảm bảo bằng TS 30 27,2 27
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008-2010, Báo cáo tổng kết năm 2010)
Tóm lại, trong thời gian vừa qua, tăng trưởng tín dụng của BIDV đã có những chuyển biến theo hướng tích cực:
- Tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ trong giới hạn của NHNN, đồng thời tập trung ưu tiên đáp ứng vốn cho hoạt động kinh doanh và xuất khẩu..
- Tăng tỷ trọng cho vay kinh doanh thương mại, giảm tỷ trọng cho vay theo kế hoạch nhà nước. Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho