Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu Khóa luận một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thủy nguyên, hải phòng (Trang 68 - 70)

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tiền gửi tại NHNo&PTNT

2.2.3.3. Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn

Nguồn vốn tiền gửi huy động được phân theo kỳ hạn cũng phần nào đánh giá được tính ổn định hay không ổn định của nguồn vốn này. Do đó, phân theo hình thức này được thể hiện qua bảng sau:

BẢNG 2.7 : CƠ CẤU TIỀN GỬI THEO KỲ HẠN GIAI ĐOẠN 2013-2015

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chỉ tiêu

Giá trị Giá trị Tăng

trưởng Giá trị Tăng trưởng Phân theo kì hạn KKH 41,834 46,600 65,200 Tỷ trọng/tổng dư nợ 6.66% 5.94% 11.39% 6.83% 39.91% TG <12 tháng 417,573 593,500 628,300 Tỷ trọng/tổng dư nợ 66.46 75.68 42.13% 65.78 5.86% TG >12 tháng 168,896 144,100 261,600 Tỷ trọng/tổng dư nợ 26.88% 18.38% -14.68% 27.39% 81.54% Tổng VTG 628,303 784,200 24.81% 955,100 21.79%

Nguồn: (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Thủy Nguyên– Hải Phòng năm 2013-2015)

Theo dõi bảng trên ta nhận thấy rằng: VTG phân theo kỳ hạn của Chi nhánh đều tăng lên về số lượng.

- Tiền gửi không kỳ hạn :

Tuy chỉ chiếm tỷ lệ chưa đến 10% trong tổng mức huy động vốn tại ngân hàng qua 3 năm báo cáo từ 2013 đến 2015 cũng cho thấy một điều: vẫn có một số bộ phận khách hàng gửi tiền với hình thức này nhưng khơng nhiều. Ngun nhân là do: với hình thức này người gửi được hưởng lãi suất rất thấp ( khoảng 1%/năm) và những người gửi tiền theo hình thức này có thể rút ra bất cứ lúc nào để phục vụ mục đích riêng của mình mà khơng cần phải đợi đến hạn mới được rút như hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Năm 2013 là 41,834 triệu đồng, năm 2014 là 46,600 triệu đồng như vậy khoản tiền gửi không kỳ hạn đã tăng 4,766 triệu đồng tương ứng với 11.39%. Sang năm 2015 thì là 65,200 triệu đồng tăng 39.91% so năm 2014. Tiền gửi KKH nhằm mục đích thanh tốn mặc dù chiếm tỷ trọng rất nhỏ

so với tiền gửi ngắn hạn nhưng nó lại mang tính ổn định tương đối cao và như vậy ngân hàng có thể tính tốn tỷ lệ sử dụng sao cho hợp lý nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Vì thế, trong những năm tới chi nhánh cần có những chính sách hợp lý, thu hút khách hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, giúp duy trì và tăng trưởng loại vốn huy động này. Vì tiền gửi KKH chủ yếu là tiền gửi giao dịch của các TCKT nên việc thúc đẩy các mối quan hệ, triển khai các gói dịch vụ phù hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức này trên địa bàn huyện là việc làm cần thiết, giúp chi nhánh huy động vốn đạt hiệu quả cao hơn.

- Tiền gửi huy động có kỳ hạn:

Ta có thể thấy rằng tiền gửi có kì hạn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng mức huy động vốn của ngân hàng ( trên 90%). Điều này có thể được giải thích là do đại bộ phận khách hàng có các khoản tiền nhàn rỗi trong một khoảng thời gian dài họ thường nghĩ tới gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại ngân hàng để hưởng mức lãi suất cao hơn rất nhiều so với gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Tuy nhiên, khách hàng lại chỉ tập trung vào gửi TK <12 tháng. Ta xét năm 2013 là TGTK <12 tháng là: 417,543 triệu đồng, năm 2014 là 593,500 triệu đồng tăng 175,957 triệu đồng tương đương 42.13%. Sang năm 2015 là 628,300 triệu đồng tăng 34.800 triệu đồng tương đương với 5.68% so với năm 2014.

=> Như vậy tiền gửi KKH tăng qua các năm với sự biến đổi tích cực. Tiền gửi có kì hạn tăng nhanh vào năm 2014 nhưng lại giảm vào năm 2015.

Một phần của tài liệu Khóa luận một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thủy nguyên, hải phòng (Trang 68 - 70)