Cơ cấu tiền gửi theoloại tiền

Một phần của tài liệu Khóa luận một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thủy nguyên, hải phòng (Trang 66 - 68)

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tiền gửi tại NHNo&PTNT

2.2.3.2. Cơ cấu tiền gửi theoloại tiền

Ngoài việc phân biệt nguồn vốn huy động tiền gửi theo đối tượng, theo kỳ hạn thì việc xác định vốn tiền gửi theo đồng tiền huy động cũng rất quan trọng. Nó giúp ngân hàng duy trì mối quan hệ với các cá nhân, doanh nghiệp,TCKT có nhu cầu sử dụng ngoại tệ thường xuyên. Cơ cấu huy động vốn theo đồng tiền gửi được xác định cụ thể dưới bảng sau:

BẢNG 2.6 CƠ CẤU TIỀN GỬI THEO LOẠI TIỀN GIAI ĐOẠN 2013-2015

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chỉ tiêu

Giá trị Giá trị Tăng

trưởng Giá trị

Tăng trưởng Phân theoloại tiền

Nội tệ 597,593 751,500 921,200

Tỷ trọng/tổng dư nợ 95,1% 95.83% 25.75% 96,4% 22.58%

Ngoại tệ quy đổi 30,710 32,700 33,900

Tỷ trọng/tổng dư nợ 4,9% 4.17% 6.48% 3.6%

3.67%

Tổng VTG 628,303 784,200 24.81% 955,100 21.79%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh

Thủy Nguyên- Hải Phòng trong năm 2013-2015)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: trong 3 năm 2013-2015, huy động tiền gửi bằng nội tệ là nguồn vốn tiền gửi chính của NHNo&PTNT Chi nhánh Thủy Nguyên và lượng tiền huy động được tương đối lớn và chiếm tỷ trọng cao ở cả 3 năm: trên 95%. Điều này cũng dễ hiểu vì đơn vị tiền tệ chính của nước ta là VND nên nó chiếm tỷ lệ cao cũng là một chuyện rất đỗi bình thường. Vốn tiền gửi bằng nội tệ tăng trưởng liên tục cả về số lượng và tỷ trọng. Cụ thể năm 2013 là 597,593 triệu đồng, năm 2014 là 751,500 triệu đồng đã tăng 153,907 triệu đồng ứng với 25.75% so với năm 2013. Sang năm 2015 là 921,200 triệu đồng tăng 169,700 triệu đồng ứng với 22.58% so với năm 2014.Tuy nhiên mức độ tăng giảm dần qua các năm. Mức tăng tương đối cao này thể hiện sự cố gắng trong huy động vốn tiền gửi bằng nội tệ của Chi nhánh.

Tiền gửi tiết kiệm huy động theo ngoại tệ và vàng tuy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng: nhỏ hơn 5% nhưng dịng huy động này đóng góp một phần khơng nhỏ trong quá trình kinh doanh ngoại tệ và vàng cũng như cho vay ngoại tệ và vàng của ngân hàng. Qua 3 năm ta có thể thấy

mức tăng trưởng đáng kinh ngạc như: năm 2013 là 30,710 triệu đồng, đến năm 2014 đã tăng 1,900 triệu tương ứng 6.48% (năm 2014 là 32,700 triệu đồng). Sang năm 2015 là 33,700 triệu đồng, đã tăng 1,200 triệu đồng tương ứng 3.67% so với năm 2014. Điều này có thể giải thích là do trong những năm gần đây giá vàng và giá ngoại tệ trên thị trường có mức dao động rất lớn làm cho những người sở hữu cảm thấy bất an nên họ chọn gửi tiết kiệm nhằm đảm bảo giá trị sinh lời cho tài sản của mình.

Như phân tích ở trên ta thấy, NHNo&PTNT Chi nhánh Thủy Nguyên có những thế mạnh trong huy động tiền gửi nội tệ hơn đồng ngoại tệ do tập quán và điều kiện địa bàn với vị trí ở một huyện nông thôn phục vụ phần lớn là nông dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên đã ảnh hưởng tới tâm lý tiêu dùng của dân cư có thói quen dùng nội tệ là chủ yếu. Qua đó, Chi nhánh cần phát huy tiềm năng này để hoạt động huy động VTG đạt hiệu quả hơn nữa với nhiều loại hình tiền gửi đa dạng sẽ thu hút được sự quan tâm và duy trì niềm tin công chúng đến giao dịch và gửi tiền.

Một phần của tài liệu Khóa luận một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thủy nguyên, hải phòng (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)