Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh

Một phần của tài liệu Khóa luận một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện hoành bồ (Trang 67 - 69)

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi cả bằng số và chữ):

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

2.3.3. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh

Nợ quá hạn, nợ xấu (hay nợ khó địi) là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ.

[5]:

Nợ quá hạn là các khoản nợ thuộc nhóm 2 (cần chú ý), nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Nợ xấu bao gồm dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 trong tổng dư nợ quá hạn (đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại).

Nếu như nợ quá hạn phản ánh sự yếu kém về mặt tài chính và là dấu hiệu rủi ro tín dụng của ngân hàng thì nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này khơng cịn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn. Do đó, việc xem xét tình hình dư nợ xấu là rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Bảng 16: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh.

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) % (+,-) Số tiền Tỷ trọng (%) % (+,-) Nợ quá hạn 110.970 29,79% 137.862 34,75% +24,2% 29.467 9,94% -78,6% Nợ xấu 7.190 1,93% 9.199 2,32% +27,9% 8.811 2,97% -4,2% Tổng dư nợ 372.408 100% 396.682 100% +6,5% 296.596 100% -25,2%

(Nguồn: ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Hồnh Bồ)

* Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu của chi nhánh chiếm tỷ lệ tương đối

nhỏ; tuy nhiên lại đang có xu hướng tăng lên trong 3 năm gần đây. Cụ thể:

Nợ xấu năm 2012 chiếm 1,93% tổng dư nợ; năm 2013 là 2,32% và năm 2014 chiếm 2,97%.

Nợ xấu của Chi nhánh tăng đột biến từ ngày 01/06/2014 (khi Thơng tư 02 và 09 có hiệu lực). Tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2014 chiếm tỷ lệ 2,97% /tổng dư nợ. Những khoản nợ phát sinh nợ xấu trong năm 2014, theo đánh giá, phân tích của Chi nhánh thì hầu hết đều là những khoản nợ mà khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nợ nhóm 1, nhóm 2 bắt đầu có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro từ đầu năm 2012. Mặc dù chi nhánh đã tạo điều kiện cho khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhiều lần, cho vay mới… nhưng khách hàng vẫn không thể trả nợ gốc, lãi ngân hàng.

Trường Đại Học Dân Lập Hải Phịng Khóa luận tốt nghiệp Mặc dù tỷ trọng nợ xấu của Chi nhánh năm 2014 so với năm 2013 tăng từ 2,32% lên 2,97% nhưng số tiền lại giảm từ 9.199 triệu đồng xuống còn 8.811 triệu đồng. Đây là một dấu hiệu tích cực trong kế hoạch xử lý và thu hồi nợ xấu của Chi nhánh.

* Nợ quá hạn tuy chiếm tỷ trọng không nhỏ và có xu hướng tăng mạnh vào năm 2012- 2013 nhưng đến năm 2014 đã giảm mạnh. Cụ thể:

Nợ quá hạn năm 2013 so với năm 2012 lên tới 137.862 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 24,2%; nhưng đến năm 2014, con số này đã giảm xuống còn 29.467 triệu đồng, tương ứng mức giảm 78,6%.

Đạt được kết quả này là nhờ chi nhánh đã áp dụng các giải pháp xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR một cách quyết liệt và có hiệu quả. Chi nhánh đã thành lập tổ xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ XLRR do giám đốc làm tổ trưởng (Quyết định số 09/QĐ/NHNo-HB ngày 02/06/2014 của giám đốc chi nhánh). Tổ xử lý nợ đã xây dựng kế hoạch, phương án chi tiết thu hồi nợ đã XLRR, nợ tiềm ẩn rủi ro. Phân tích cụ thể từng món nợ xấu, phân cơng cán bộ chỉ đạo và thực hiện. Đề ra các biện pháp cụ thể đối với từng khách hàng. Nhờ đó tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm mạnh so với năm 2013 (giảm 108.395 triệu đồng, tương đương với mức giảm 78,6%).

Ngân hàng cần có các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nợ quá hạn mới tiếp tục phát sinh và xử lý nợ xấu được kịp thời.

Một phần của tài liệu Khóa luận một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện hoành bồ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)