3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi cả bằng số và chữ):
3.2.4. Tài sản đảm bảo tiền vay
Bảo đảm tiền vay là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được. Nội dung thẩm định phải kiểm tra thủ tục hồ sơ pháp lý, giấy tờ sở hữu, tiêu chuẩn TSĐB. Cơ sở định giá TSĐB phải đúng với quy định hiện hành (tuy nhiên một vấn đề cần lưu ý là điều kiện khách hàng phải có đủ TSĐB hợp pháp). Đây chỉ là biện pháp bảo đảm vốn vay, phòng ngừa rủi ro khi khách hàng gặp khó khăn về tài chính.
Hiện nay, hoạt động cho vay tại ngân hàng quan trọng nhất là phương án vay vốn, nhưng các ngân hàng vẫn rất quan tâm đến tài sản thế chấp của khách hàng, vì nó liên quan và tác động đến trách nhiệm trả nợ của khách hàng. Tuy
nhiên có những dự án kinh doanh tốt, tính khả thi cao nhưng khơng có đủ TSĐB nên khơng được cấp tín dụng, trong khi có những dự án khơng khả thi nhưng lại có TSĐB rất lớn. Chính vì vậy chi nhánh cần cân nhắc , đánh giá thật kỹ lưỡng để không bỏ qua việc cấp vốn cho các dự án tốt, có khả năng sinh lời cao. Đồng thời tránh cho vay các dự án kém khả thi để sau này không gặp nhiều rắc rối trong việc thanh lý TSĐB để trả nợ.
Để đánh giá một cách chính xác giá trị của TSĐB, cán bộ thẩm định tín dụng của chi nhánh cần được đào tạo chuyên sâu về trình độ chun mơn, và phải có đạo đức nghề nghiệp để có đủ khả năng thẩm định một cách chính xác nhất giá trị của TSĐB, nhằm tránh trường hợp cán bộ tín dụng vì chạy theo doanh thu mà xác định giá trị TSĐB cao hơn giá trị thực của tài sản khiến ngân hàng gặp phải rủi ro trong việc thu hồi vốn vay. Ngồi ra, chi nhánh có thể thuê bên thứ 3 có đủ khả năng và điều kiện pháp lý để thẩm định các dự án lớn nhằm đảm bảo tính chính xác của hoạt động thẩm định TSĐB.