Đóng góp của FDI vào ngân sách Đồng Nai

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh thu hút fdi tại đồng nai đến năm 2015 (Trang 33 - 99)

Bảng 2.9: Mức đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách Đồng Nai (2001-2010)

Năm Thu khu vực FDI Thu NS Đồng Nai Tỷ trọng đóng góp vào NS Đồng Nai 2001 505 3.895 12,97 2002 637 4.812 13,24 2003 688 7.155 9,62 2004 1.310 7.538 17,38 2005 1.400 8.153 17,17 2006 1.650 9.290 17,76 2007 2.035 10.954 18,58 2008 2.404 12.848 18,71 2009 2.764 11.908 23,21 2010 3.568 13.500 26,43 TỔNG 16.961 90.053 18,83

0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Năm % Tỷ trọng đóng góp vào NS Đồng Nai

Biểu đồ 2.10:Mức đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách Đồng Nai (2001-2010)

(Nguồn: Xử lý bằng phầm mềm excel)

Mức đóng góp vào NS Đồng Nai cũng góp phần tạo nên hiệu quả về kinh tế khi thu hút FDI tại Đồng Nai. Mức đóng góp tăng đều qua các năm trừ năm 2003 chỉ đạt 9,26% tƣơng đƣơng nộp ngân sách 688 tỷ đồng, sở dĩ có sự sụt giảm này là do mức tốc độ tăng mức đóng góp khu vực FDI năm 2003 chỉ tăng 8% nhƣng mức tăng tổng thu ngân sách Đồng Nai 2003 so với 2002 đạt 48,6%. Do đó dẫn đến sự sụt giảm trong tỷ trọng đóng góp ngân sách của khu vực FDI tại Đồng Nai. Mức đóng góp này đạt cao nhất vào năm 2010 đạt 3.568 tỷ đồng tuy mức thu hút của những năm càng về sau càng bị chững lại. Điều này cò thể lý giải cho đóng góp vào ngân sách của Đồng Nai ngày càng có hiệu quả hơn về mặt kinh tế. Tuy vậy vẫn còn tình trạng cố tình trốn thuế bằng nhiều hình thức nhƣ chuyển giá, nợ thuế... gây thất thoát cho ngân sách Đồng Nai dù Đồng Nai đã có nhiều cố gắng trong kiểm soát, quản lý chặt nguồn thu ngân sách từ các doanh nghiệp FDI trong những năm gần đây.

2.3.2 Hiệu quả về xã hội 2.3.2.1 Giải quyết việc làm 2.3.2.1 Giải quyết việc làm

Bảng 2.10:Tỷ trọng lao động FDI tăng thêm so với lao động tăng thêm toàn Tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001-2010

ĐVT: Ngƣời, %

Năm LĐ FDI LĐ ĐNAI

Tỷ trọng LĐ FDI/LĐ ĐN 2001 9.500 71.109 13,36 2002 13.000 72.695 17,88 2003 26.000 75.404 34,48 2004 35.000 78.195 44,76 2005 35.000 82.670 42,34 2006 40.250 84.700 47,52 2007 46.300 87.712 52,79 2008 21.152 87.994 24,04 2009 20.432 85.000 24,04 2010 19.410 85.000 22,84 TỔNG 266.044 810.479 32,83

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của UBND Tỉnh Đồng Nai)

Nhờ có hoạt động thu hút FDI, đã giải quyết đƣợc một lƣợng lớn lao động cho Đồng Nai nói riêng và cả nƣớc nói chung. Tỷ trọng này tăng dần cùng với số vốn FDI đầu tƣ vào Đồng Nai. Cụ thể tăng nhanh từ giai đoạn 2004-2007 đến giai đoạn 2008-2010 lại sụt giảm dù năm 2008 thu hút FDI tăng khá cao so với toàn giai đoạn.

2.3.2.2 Chỉ tiêu mức độ thu hút lao động

Bảng 2.11: Mức thu hút lao động FDI tại Đồng Nai trên tổng số vốn FDI vào Đồng Nai giai đoạn 2001-2010

ĐVT: Triệu USD, Ngƣời

Năm Vốn FDI LĐ FDI Mức thu hút LĐ/Vốn FDI

2001 750 9.500 0,08 2002 417 13.000 0,03 2003 434 26.000 0,02 2004 489 35.000 0,01 2005 550 35.000 0,02 2006 550 40.250 0,01 2007 1.300 46.300 0,03 2008 1.500 21.152 0,07

2009 800 20.432 0,04

2010 1.000 19.411 0,05

TỔNG 7.790 266.045 0,03

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của UBND Tỉnh Đồng Nai)

Chỉ tiêu mức độ thu hút lao động càng thấp, hiệu quả kinh tế xã hội sẽ càng cao. Nhìn chung năm 2002-2007 chỉ tiêu này đạt 0.01-0.02 triệu USD vốn đầu tƣ đề giải quyết việc làm cho một lao động giảm nhiều so với giai đoạn 2001 nhƣng đến năm 2008 do nguồn vốn đầu tƣ tăng cao nên mức đầu tƣ lên đến 0.07 triệu USD đề giải quyết việc làm cho 1 lao động. Và các năm 2009-2010 tuy có giảm thấp còn 0.04-0.05 triệu USD nhƣng nhìn chung chỉ tiêu này chƣa thực sự phát triển theo khuynh hƣớng tốt.

2.3.3. Hiệu quả xã hội khác

- Các KCN đều dàn trải hầu nhƣ trên khắp các huyện của Tỉnh, với các dự án FDI đã tạo ra một sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp một cách rõ nét. Tiêu điểm là huyện Nhơn Trạch đã rất thành công trong việc công nghiệp hóa nông thôn thông qua sự phát triển của 6 KCN hiện nay và chuẩn bị để trở thành thành phố trong tƣơng lai.

- Các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài đã làm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp ở Đồng Nai nói riêng và các Tỉnh lân cận nói chung, các doanh nghiệp này đã giải quyết khoảng 60% việc làm cho lao động ngoài Tỉnh, trong đó ngành giày da, dệt may dẫn đầu trong sử dụng lao động: giày da 37,2%; dệt may 17%, cơ khí 14%... Tất cả đều tạo ra bƣớc tiến mới cho việc học hỏi kinh nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật cao, trình độ quản lý tiên tiến cho lao động Việt Nam trong tiến trình hội nhập.

- Số lƣợng các doanh nghiệp FDI tại các KCN ngày càng nhiều, đòi hỏi sự phát triển nâng cao hơn nữa về cơ sở hạ tầng, khắc phục nhƣợc điểm về kết cấu hạ tầng địa phƣơng và bảo vệ môi trƣờng, xây dựng theo hƣớng khu công nghiệp sinh thái.

- Sự hình thành và phát triển của của các doanh nghiệp FDI đã thúc đẩy mạnh mẽ việc quy hoạch và đầu tƣ cơ sở hạ tầng các khu dân cƣ, đô thị mới, tạo ra cơ hội làm ăn với các doanh nghiệp trong nƣớc nhƣ lĩnh vực dịch vụ (du lịch, bảo hiểm, tài

chính ngân hàng...), xây dựng cơ sở hạ tầng…, qua đó thúc đẩy các ngành kinh tế trong nƣớc phát triển.

Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI đã có đóng góp đáng kể cho các hoạt động xã hội nhƣ tham gia chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, tặng nhà tình nghĩa, xây dựng các chƣơng trình phúc lợi, tài trợ các hoạt động văn hóa thể thao, ủng hộ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt…

2.3.3 Hiệu quả về môi trƣờng

Việc thu hút đầu tƣ FDI tại Đồng Nai mang lại những hiệu quả tích cực và tiêu cực trong công tác bảo vệ môi trƣờng. Hiệu quả về mặt môi trƣờng rất khó xác định bằng những chỉ tiêu tính toán đơn giản mà phải thông qua việc kiểm tra phân tích đo lƣờng các chỉ tiêu thông số. Vấn đề môi trƣờng đƣợc quan tâm chủ yếu tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong các KCN vì các doanh nghiệp này chiếm khoảng 90% số lƣợng các dự án FDI đầu tƣ vào Đồng Nai.

- Về nƣớc thải: Nguồn xả thải chính ra sông Đồng Nai, sông Thị Vải, hồ Sông Mây với lƣu lƣợng khoảng 57.790 m3/ ngày đêm. Theo phân tích có 449/1904 thông số vƣợt tiêu chuẩn qui định, trong số này có nhiều khu vực ô nhiễm vƣợt trên 10 lần.

+ Hiện nay có nhiều doanh nghiệp vi phạm về việc xả thải gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng nhƣ vi phạm của công ty Vedan trong thời gian qua là tiếng còi cảnh báo thức tỉnh công tác quản lý bảo vệ môi trƣờng của Tỉnh Đồng Nai vì hậu quả của việc ô nhiễm môi trƣờng để lại rất nặng nề cho ngƣời dân địa phƣơng về kinh tế và ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời dân. Theo báo Tuổi trẻ ngày 08/12/2011 vụ Vedan gây hậu quả nghiêm trọng về môi trƣờng đƣợc thống kê nhƣ sau: 2.000 ha ô nhiễm nặng, gần 700ha ô nhiễm nhẹ

+ Trong một đợt thanh tra Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng vào năm 2011 phát hiện có nhiều doanh nghiệp vẫn còn nằm trong “danh sách đen” gây ô nhiễm môi trƣờng mà Tỉnh Đồng Nai công bố trƣớc đó nhƣ Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam, Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hố Nai, Công ty cổ phần Sonadezi…

Với một công ty nƣớc ngoài vi phạm về môi trƣờng đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Đồng Nai và các địa phƣơng, nhiều công ty vi phạm thì hậu quả sẽ khó lƣờng. Đây là một hạn chế lớn trong việc thu hút FDI tại các KCN Đồng Nai nói riêng và Việt Nam nói chung nếu không quản lý chặt chẽ về vi phạm môi trƣờng.

- Về khí thải: Các thỉ tiêu CO, NO2, SO2 , bụi lơ lửng đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên một số doanh nghiệp sử dụng chất đốt nhƣ dầu FDO, DO khi xả thải ra môi trƣờng vẫn chƣa xử lý theo chuẩn đặt ra, vẫn còn tình trạng các chất gây ô nhiễm nhƣ trên.

- Chất thải rắn: Theo thống kê hàng năm trên địa bàn Tỉnh các doanh nghiệp FDI xả ra khoảng 100.000 tấn gồm thải rắn sinh hoạt (34.000 tấn), chất thải rắn công nghiệp (50.000 tấn không nguy hại và 16.000 tấn nguy hại). Hiện các doanh nghiệp chỉ có thể xử lý khoảng 12.5% chất thải rắn nguy hại, 87.5% còn lại vẫn đƣợc các doanh nghiệp lƣu giữ tại nhà máy của mình. Rõ ràng đây là vấn đề cấp bách cần phải đƣợc giải quyết.

Trƣớc tình hình cấp bách trên các công ty kinh doanh hạ tầng các KCN đã tiến hành thu gom, xử lý chất thải cho các KCN tuy nhiên vẫn có một số KCN Loteco, Amata, Formosa vẫn chƣa thực hiện dịch vụ này do vƣớng cam kết WTO. Bên cạnh những vấn đề về chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng, nhờ có hoạt động thu hút FDI tại Đồng Nai đã tạo nên cảnh quang xanh sạch đẹp với môi trƣờng cây xanh tại các KCN tạo ra vẻ mỹ quan cho Đồng Nai gần gũi với thiên nhiên.

2.4. Đánh giá mức độ hài lòng của nhà đầu tƣ theo tầm quan trọng của các nhân tố khi đầu tƣ tại Đồng Nai

Để đạt đƣợc những hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng, từ nội tại Đồng Nai đã làm gì để thu hút FDI. Nhóm tác giả sẽ tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của các doanh nghiệp FDI theo mức độ tầm quan trọng của các yếu tố khi đầu tƣ tại Đồng Nai để thấy đƣợc nỗ lực của Đồng Nai trong việc thu hút FDI nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Để phân tích và đánh giá mức độ hài lòng của nhà đầu tƣ theo tầm quan trọng của các nhóm cách yếu tố khi quyết định đầu tƣ tại Đồng Nai, tác giả đã tiến hành gửi phiếu khảo sát [ Phụ lục 1] đến các doanh nghiệp FDI (lựa chọn ngẫu nhiên) tại các KCN, kèm thƣ ngỏ của Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Nai.

- Đối tƣợng khảo sát: các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp là chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Pháp…Tổng kết số lƣợng phiếu nhƣ sau:

- Số phiếu thu lại: 92 phiếu

- Số phiếu không hợp lệ: 05 phiếu - Số phiếu hợp lệ: 87 phiếu

Kết quả khảo sát [Phụ lục 2] theo giá trị trung bình về mức độ quan trọng và mức độ hài lòng của các nhóm yếu tố đƣợc đánh giá nhƣ sau:

- Thứ nhất, với nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng Đồng Nai (nhóm 1) thì cơ sở hạ tầng và an ninh pháp luật tại Đồng Nai là các yếu tố nhà đầu tƣ quan tâm nhất, mức độ đáp ứng chỉ đạt lần lƣợt là 75,9% và 78,8%. Mặt khác vị trí Đồng Nai gần sân bay Tân Sơn Nhất, cũng có các cảng sông nhƣng mức độ thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa của các nhà đầu tƣ còn hạn chế thể hiện qua mức độ đáp ứng chỉ đạt 74,1% thấp nhất trong nhóm 1. Đồng Nai vẫn chƣa có sân bay riêng của Tỉnh mà nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của các nhà đầu tƣ là rất lớn. Nhìn chung mức độ hài lòng so với tầm quan trọng của các nhân tố nhóm 1 đạt loại khá. Tuy nhiên trong tƣơng lai gần nhà đầu tƣ cần chú trọng đầu cơ sở hạ tầng, Đồng Nai phải gấp rút hoàn thành sân bay quốc tế Long Thành, xây dựng các cảng nƣớc sâu phục vụ cho công tác vận chuyển hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp FDI KCN.

- Thứ 2, với nhóm nhân tố về tài nguyên và nguồn nhân lực Đồng Nai (nhóm 2), hai yếu tố mà nhà đầu tƣ quan tâm nhất gồm ngƣời lao động chịu khó, chăm chỉ và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phục vụ tốt cho sản xuất công nghiệp thì mức độ đáp ứng của Đồng Nai chỉ đạt 80,94% và 77,43%. Nhƣ vậy cần chú trọng đầu tƣ cung ứng nguồn tài nguyên phục vụ hoạt động sản xuất lâu dài của các doanh nghiệp FDI.

- Thứ ba, với nhóm nhân tố về mức lƣơng của lao động, phí của các sản phẩm, dịch vụ tại Đồng Nai (nhóm 3) có hai yếu tố các nhà đầu tƣ quan tâm nhất ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ tại Đồng Nai bao gồm lƣơng nhân viên văn phòng, cán bộ quản lý thấp; lƣơng cán bộ kỹ thuật, lao động phổ thông thì Đồng Nai chỉ đáp ứng đƣợc lần lƣợt là 80,27% và 80,95% vì mức lƣơng cũng phụ thuộc nhiều vào quy định và giá cả hiện hành.

- Thứ tƣ, với nhóm nhân tồ về chính sách hỗ trợ của Đồng Nai trong xúc tiến thu hút FDI tại các (nhóm 4). Trong hai yếu tố mà nhà đầu tƣ quan tâm nhất bao gồm việc thực hiện quảng bá thu hút đầu tƣ và chú trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục

vụ các doanh nghiệp FDI thì mức độ đáp ứng của Đồng Nai chỉ đạt lần lƣợt 78,32% và 78,18%. Đây cũng là điểm cần chú trọng để cải thiện trong thời gian sắp tới.

- Cuối cùng, với nhóm nhân tố về hoạt động kiểm tra giám sát FDI của chính quyền Đồng Nai (nhóm 5) thì yếu tố “thƣờng xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm vấn đề vệ sinh môi trƣờng tại các công ty FDI” đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm nhất trong nhóm này nhƣng mức độ đáp ứng của Đồng Nai chỉ đạt giá trị trung bình là 3,82, đạt 81,44%, điều này cho thấy sự lỏng lẻo trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng của các cơ quan ban ngành liên quan tại Đồng Nai. Yếu tố quan trọng thứ 2 là “ thực hiện tốt việc quản lý tình hình quy hoạch, sử dụng đất”, đạt giá trị trung bình 4,51 nhƣng mức độ đáp ứng chỉ đạt giá trị trung bình 3,62, đạt 80,26%. Nhƣ vậy yếu tố này cũng cần đƣợc cải thiện. Kế tiếp là yếu tố “thực hiện tốt công tác quản lý cấp và thu hồi giấy phép đầu tƣ khi có yêu cầu” chỉ đáp ứng đƣợc 79,24% so với mức độ quan trọng theo đánh giá của các nhà đầu tƣ.

Tóm lại, kết quả khảo sát đánh giá về mức độ hài lòng của các nhà đầu tƣ theo tầm quan trọng của các nhân tố khi quyết định đầu tƣ vào Đồng Nai đƣợc thể hiện qua bảng tổng kết sau:

Bảng 2.12 : Bảng tóm tắt kết quả khảo sát thực tế về mức độ quan trọng và mức độ hài lòng của của các nhà đầu tư nước ngoài tại Đồng Nai

STT Tên nhân tố Giá trị trung bình mức độ quan trọng(1) Giá trị trung bình mức độ hài lòng (2) Mức độ đáp ứng (2)/(1)

1 Hoạt động kiểm tra giám sát đầu

tƣ FDI của chính quyền Đồng Nai 4,559 3,663 80,34%

2

Chính sách hỗ trợ của Đồng Nai

trong xúc tiến thu hút FDI 4,244 3,329 78,8%

3 Cơ sở vật chất, hạ tầng Đồng Nai 4,184 3,207 79,70%

4

Mức lƣơng lao động, giá của các

sản phẩm dịch vụ tại Đồng Nai 4,129 3,239 78,4%

5

Tài nguyên và nguồn nhân lực

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)

Kết luận: Khi đầu tƣ vào một địa phƣơng thƣờng thì “chính sách hỗ trợ của chính quyền Đồng Nai” rất quan trọng đối với việc thu hút FDI nhƣng theo kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp FDI sự hỗ trợ này chỉ đứng vị trí thứ 2, đạt giá trị trung bình 4,244 trong nhóm các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ mà thay vào đó là mối quan tâm về “hoạt động kiểm tra giám sát của chính quyền địa phƣơng” đạt giá trị trung bình cao nhất là 4,559 trong quản lý thực hiện các dự án FDI. Điều này có thể lý giải vì hiện nay để thu hút FDI vào địa phƣơng của mình đa phần tại Việt Nam các địa phƣơng đều có những chính sách hỗ trợ giống nhau, chƣa có những nét nổi bật riêng. Vì vậy nhân tố này không ảnh hƣởng nhiều đến lợi ích của các doanh nghiệp FDI bằng việc quan tâm đến hoạt động kiểm tra giám sát. Nếu

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh thu hút fdi tại đồng nai đến năm 2015 (Trang 33 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)