Dự toán chi phí giếng khoan

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ KHU VỰC LÔ C VÀ THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN (Trang 81 - 88)

Cơ sở lập dự toán

+ Nhiệm vụ khoan và nghiên cứu địa chất giếng khoan C-H-1X. + Cột địa tầng dự kiến giếng khoan C-H-1X.

+ Chiều sâu thiết kế giếng khoan 3.300 mss. + Chiều sâu mực nước biển: 35 m.

+ Chiều cao bàn Roto đến mặt biển: 25 m. + Số ngày thi công giếng khoan: 53 ngày. + Số ngày thử vỉa: 8 ngày.

+ Cấu trúc giếng khoan:

Bảng 6.6: Tính toán chi phí dự toán giếng khoan

TT Tên hạng mục Dự kiến chi phí (USD)

1 Chi phí thuê giàn 62.000$/ngày x 53= 3.286.000$ 2 Dịch vụ kỹ thuật giếng khoan 1.700.000

3 Chi phí cho dung dịch khoan 800.000

4 Chi phí cho xi măng 900.000

5 Chi phí choống chống 1.500.000

6 Chi phí cho dịch vụ vận tải 1.800.000

7 Chi phí cho đo ĐVLGK 850.000

8 Chi phí cho lấy mẫu 500.000

9 Chi phí cho phân tích mẫu 400.000

10 Chi phí cho thử vỉa 1.400.000

11 Chi phí an toàn -môi trường 50.000

12 Các chi phí dự phòng 1.500.000

Tổng chi phí 14.686.000 USD

Ngoài ra chúng ta cho các chi phí dự phòng cho sự cố trong khi khoan. Chi phí dự phòng chiếm khoảng 10% là: 1.468.600 USD.

CHƯƠNG 7: AN TOÀN LAO ĐỘNG –BẢOVỆ MÔI TRƯỜNG 7.1 Côngtác an toàn lao động

An toàn, sức khoẻ và môi trường luôn là vấn đề thu hút mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Trong ngành công nghiệp Dầu Khí an toàn và bảo vệ môi trường là một vấn đề rất quan trọng. Hiện nay thách thức trong ngành Dầu Khí là làm thế nào vừa đẩy mạnh các hoạt động thăm dò khai thác để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước và trên thế giới, vừa đảm bảo giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường trong các giai đoạn phát triển và thực hiện dự án.

Hiện nay hầu hết các mỏ Dầu Khí của Việt Nam đều phát hiện ở ngoài khơi, đặc thù của nền công nghiệp dầu khí Việt Nam là tiến hành tìm kiếm- thăm dò, khai thác dầu khí chủ yếu ở ngoài khơi nên công việc an toàn và bảo vệ môi trường đặt lên hàng đầu. Đồng thời an toàn lao động cho kỹ sư cà công nhân cũng được quy định rất nghiêm ngặt qua các công đoạn trong tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.

Trong các giai đoạn của quá trình tìm kiếm thăm dò Dầu Khí, Công tác khoan cũng là một vấn đề khá quan trọng liên quan trực tiếp đến an toàn và bảo vệ môi trường. Như vậy, để đảm bảo cho người và thiết bị cần phải có các quy định, thiết bị bảo vệ hợp lý để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra như: phun dầu khí, cháy…Trong ngành Dầu khí đã chủ động tìm tòi, xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn và môi trường nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu các rủi ro gây ra thương tật, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường và tài sản

7.1.1 Lập kế hoạch

Ban HSE soạn thảo các quy định để hướng dẫn đối với công tác xây dựng kế hoạch SK-AT-MT tại công ty, nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc thi hành các quy định pháp luật, chính sách và chương trình mục tiêu quản lý SK -AT-MTở các cấp trực thuộc. Kế hoạch SK-AT-MT phải được xây dựng và xét duyệt đồng thời với kế hoạch phát triển hàng năm của công ty. Công tác lập kế hoạch SK-AT-MT phải đảm bảo chi tiết, cụ thể hoá các nội dung như kinh phí, phân công trách nhiệm, tiến độ thực hiện và trách nhiệm giám sát, theo dõi vàđánh giá. Các hoạt động chính của kế hoạch SK-AT-MT:

Ban SK-AT-MT xây dựng và triển khai kế hoạch giám sát thường xuyên và định kỳ để đảm bảo ngăn ngừa kịp thời các nguy hiểm đối với sức khoẻ, tính mạng, môi trường và tài sản. Chương trình giám sát SK -AT-MT bao gồm các giám sát về kỹ thuật và đánh giá về công tác quản lý.

Thanh kiểm tra SK-AT-MT là biện pháp phát hiện kịp thời các thiếu sót và phòng ngừa cơ bản để kiểm soát sự cố, tai nạn, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người lao động. Thanh kiểm tra SK-AT-MT được tiến hành để xác định những ưu điểm, khuyết điểm trong công tác quản lý SK-AT-MT, biểu dương những việc làm tốt để phát huy ý thức trách nhiệm trong công tác SK-AT-MT, và kịp thời sửa đổi và cập nhật những nội dung mới cho phù hợp hơn với tình hình thực tế

7.1.3 Quy định chung đối với người lao động

+ Khi đến nơi sản xuất mọi người bắt buộc phải mặc trang phục + Tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy

+ Đến nơi sản xuất không ở tình trạng say xỉn

+ Biết cách sử dụng các dụng cụ phòng cháy- chữa cháy

7.1.4 Quy tắc khi làm việc trên cô ng trình biển

+ Không được mang theo chất độc, chất dễ cháy, rượu bia + Trong khi bay không được hút thuốc

+ Phải thắt dây an toàn, đeo phao, lúc lên và lúc xuống phải đi trước mũi máy bay

7.1.5 Công tác phòng cháy, chữa cháy trên các công trình biển

+ Chỉ được hút thuốc ở nơi cho phép

+ Không sử dụng không đúng chỗ các dụng cụ điện

+ Khi có cháy sử dụng các hệ thống chữa cháy trên giàn, hệ thống cứu hoả bằng nước

7.1.6 Hệ thống tín hiệu báo động

+ Báo cháy, báo có người rơi xuống biển là hồi chuông kéo dài 30 -40 giây

+ Khi cháy phải rời giàn thì tín hiệu sẽ phát đi khi giàn không còn cứu chữa được là 7 hồi chuông ngắn 2-3 giây hoặc hồi chuông dài 5-7 giây

7.1.7 Phương tiện cứu sinh trên công trình biển

+ Phương tiện cứu sinh cá nhân : áo phao, phao chon + Phương tiện cứu sinh tập thể

7.1.8 Hệ thống kiểm tra điều khiển và phát tín hiệu trên công trường

+ Hệ thống kiểm tra quá trình khoan và phối hợp địa vật lý + Hệ thống kiểm tra điều khiển

+ Hệ thống kiểm tra các tín hiệu phát

7.1.9 Sơ tán công nhân khỏi công trường

Khi xảy ra sự cố ở giàn khoan, không khắc phục được cần phải sơ tán thì tập trung xuồng cứu sinh theo thứ tự đã quyđịnh, không chen lấn, xô đẩy, khôn can thiệp vào công việc người lái xuồng

7.1.10 Bảo vệ thiết bị đo điều kiện ngoại cảnh

Ngoài việc đáp ứng những yêu cầu về an toàn trong sản xuất, cần phải tính đến an toàn cho thiết bị, bảo vệ chúng khỏi sự tác động của điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, nước biển. Các thiết bị cần phải bọc phủ tránh sự ăn mòn của nước biển

7.2 Bảo vệ môi trường biển và lòngđất

Trong quá trình khai thác, vận chuuyển, xử lý có rất nhiều công đoạn có thể gây ô nhiểm nặng nề cho môi trường tự nhiên. Trong công tác khia thác dầu khí, bảo vệ môi trường biển và lòngđất cần tuân theo các nhiệm vụ sau:

7.2.1 Tận thu tài nguyên không tái sinh

Hiện nay do hệ thống thu hồi thấp, dầu khí còn lại trong lòng đất hoặc là không khai thác được hoặc khia thác với giá thành cao. Vì vậy, cần phải có những biện pháp khai thác hữu hiệu trên cơ sở nắm bắt các thông số trước khi khai thác.

7.2.2 Bảo vệ nguyên trạng các tài nguyên khác.

Ngoài dầu khí, khu vực khai thác dầu khí còn có những vỉa nước ngầm nên cần phải có chế độ khai thác hợp lý để không làm ô nhiễm những vỉa nước ngọt và nước khoáng lân cận. Các tầng sản phẩm phải được cách ly trong suốt quá trình khai thác

7.2.3 Yêu cầu khi sử dụng các tác nhân kích thích vỉa

Khi sử dụng hệ số duy trì áp suất vỉa thì các biện pháp bơm ép cũng như các biện pháp khác đều phải tuân theo mọi quy tắc và bảo vệ môi trường lòngđất

Nước biển đưa vào bơm ép phải được xử lý đạt yêu cầu tiêu chuẩn nước bơm ép, lượng nước biển phế thải cũng phải được xử lý và đổ ngược xuống biển

Các công tác an toàn lao động và bảo vệ môi trường là không thể thiếu được đối với nền công nghiệp nói chung và nghành công nghiệp dầu khí nói riêng.

KẾT LUẬN

Qua những kết quả nghiên cứu về cấu tạo H tôi đưa ra một số kết luận sau:

- Cấu tạo H là một cấu tạo hình thành trong giaiđoạn nghịch đảo kiến tạo Mioxen, bị chắn bởi 2 đứt gãy nghịch phía Đông và phía Tây có biên độ dịch trượt lớn.

- Cấu tạo có 2 tầng chứa quan trọng nhất là H247 và H250. Diện tích trung bình của 2 tầng chứa là H247= 9 km2; H250 = 8.2 km2;

- Đá mẹ được dự báo là gồm cả đá mẹ Oligoxen và Mioxen hạ, phát triển ở bên dưới và xung quanh cấu tạo. Sản phẩm sinh ra dịch chuyển theo các đứt gãy và nạp vào bẫy có thể nói là thuận lợi vì cấu tạo này tiếp xúc trực tiếp với các trũng khu vực ở phía Tây và phía Đông mà có nhiều khả năng trong các trũng này đá mẹ Mioxen có tiềm năng sinh tốt.

- Đá chứa là Mioxen trung, có độ rỗng rừ 12 – 18 %. Đá chắn là các tầng sét phía trên có chiều dày 5 – 80m và các đứt gãy có khả năng chắn rất tốt.

- Đối tượng tìm kiếm là cát kết Mioxen trung. Giếng khoan được thiết kế trên đỉnh cấu tạo và đạt độ sâu 3300m

KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở nhưng kết quả nghiên cứu đạt được tôi có một số kiến nghị sau:

- Cần nghiên cứu kĩ hơn khu vực thềm đơn nghiêng Thanh Nghệ, để đánh giá chi tiết hơn về cấu trúc cũng như đánh giá tiềm năng dầu khí đặc biệt là các bẫy chứa địa tầng và bẫy trong móng tiềm năng.

- Giếng khoan C-H-1X cần thiết được tiến hành để làm rõ khả năng kinh tế thương mại của cấu tạo H theo nhận định trên, đồng thời làm rõ thêm cấu trúc của khu vực.

- Sau khi khoan mà có phát hiện dầu khí ở đối tượng nghiên cứu thì tiếp tục tiến hành chính xác hoá cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí của cấu tạo để có thể tiến hành phát triển mỏ. Mỏ có thể phát triển độc lập hoặc cùng với các mỏ lân cận, dựa trên việc tính toán chi phí phát triển và hiệu quả kinh tế thu được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Địa chất và tài nguyên Dầu khí Việt Nam. Năm 2005. Tổng công ty dầu khí Việt Nam

2. Báo cáo đánh giá kết quả giếng khoan 107- BAL-1X. Năm 2007. Công ty đầu tư và phát triển dầu khí (PIDC)

3. Báo cáo đánh giá kết quả giếng khoan C-TH-1X.

5.Báo cáo địa hóa Dầu khí lô C,102, 106,107 Bể Sông Hồng- Viện dầu khí 6. Nghiên cứu địa tầng phân tập phía Bắc Bể Sông Hồng.

7. Những thông tin cơ bản về địa chất phía tây bắc bể Sông Hồng Chú giải

[1] ,[6], [7] ,[10] ,[13],[16], [17], [18], [19]PVEP Bạch Đằng. Năm 2008

[2].Những thông tin cơ bản về địa chất phía tây bắc bể sông hồng

[3],[4], [8]

Báo cáođánh giá kết quảGiếng khoan 107-BAL-1X. Năm 2007.

[5] ,[11], [12], [14]Báo cáo đánh giá kết quả giếng khoan C-TH-1X

[9]Báo cáo địa hóa Dầu khí lô C,102, 106,107 Bể Sông Hồng- Viện dầu khí.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ KHU VỰC LÔ C VÀ THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)