Tính trữ lượng cấu tạo H theo phương pháp thể tích

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ KHU VỰC LÔ C VÀ THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN (Trang 61 - 67)

Công thức tính trữ lượng khí tại chỗ là:

GIIP = S x H xΦx Sg x GF x 1/Bg

Trong đó:

GIIP: trữ lượng khí tại chỗ ( tỉ m3) S: diện tích vỉa chứa khí (m²)

H: chiều dày trung bình của vỉa (m). Φ: độ rỗng hiệu dụng(%)

Sg: độ bão hòa của khí(%) GF: Hệ số hình học của vỉa. 1/Bg : Hệ số giãn nở khí. (m3/m3) Biện luận các tham số tính trữ lượng:

Trữ lượng dầu được tính cho các vỉa chứa dự kiến sau khi đã nghiên cứu và phân tích. Tại giếng khoan C-TH-1X cho thấy các tầng chứa đều nằm trong trầm tích Mioxen trung và được đánh dấu là tầng H247 và H250. Liên kết tài liệu cho thấy

tầng chứa H247 và H250 của cấu tạo H trên lát cắt địa chấn là dạng vòm thoải, trầm tích là các lớp cát kết, sét két xen kẹp, giới hạn bởi các đứt gãy, tôi nhận định đây có khả năng là tầng chứa . Vì vậy trữ lượng của cấu tạo H tôi sẽ tính cho 2 tầng chứa H247 và H250. Các tham số tính trữ lượng được tính toán và suy luận dựa trên kết quả của giếng khoan C-TH-1X.

Diện tích:

Tại tầng H247 diện tích lớn nhất được tính đến đường đẳng sâu khép kín ngoài cùng trên bản đồ cấu tạo nóc của đối tượng là đường đẳng sâu 2900 m, diện tích tính được là Smax= 10.4 km². Diện tích nhỏ nhất được tính đến đường đẳng sâu khép kín trong trên bản đồ cấu tạo nóc của đối tượng là đường đẳng sâu 2700 m diện tích được là Smin= 7.6 km². Diện tính trung bình là Smean= 9 km².

Tại tầng H250 diện tích lớn nhất được tính đến đường đẳng sâu khép kín ngoài cùng trên bản đồ cấu tạo nóc của đối tượng là đường đẳng sâu 3200m, diện tích tính được là Smax = 9.6 km². Diện tích nhỏ nhất được tính đến đường đẳng sâu khép kín trong trên bản đồ cấu tạo nóc của đối tượng là đường đẳng sâu 3000m diện tích được là Smin= 6.8 km². Diện tính trung bình là Smean= 8.2 km².

Chiều dày hiệu dụng:

Kết quả thu được ở giếng khoan C-TH-1X cho thấy các chiều dày vỉa chứa cấu tạo này khoảng 15 –20 m hoặc là tập hợp các vỉa có độ dày khoảng 2 –3m. Từ đó ta có thể dự báo chiều dày hiệu dụng của tầng H247 lớn nhất là 18 m, nhỏ nhất là 12 m, trung bình là 15 m. Tầng H250 có chiều dày lớn nhất là 25 m, nhỏ nhất là 15 m, trung bình là 20 m .

Hệ số hình học:

Cấu tạo H giống dạng thứ hai nhất, trên bản đồ cấu tạo thấy rằng tỷ số L/W (tức là chiều dài / chiều rộng của của cấu tao) xấp xỉ bằng 2. Tỷ số chiều dày chứa/ chiều dày tính đến nóc cấu tạo là : 0,05. Từ các giá trị theo các cột hàng dọc và hàng ngangở hình bên dưới ta xác định được hệ số hình dạng của cấu tạo H là: 0.95

Độ rỗng:

Tại cấu tạo Hồng Long tài liệu giếng khoan cho thấy độ r ỗng đo được là từ 14 – 19% trong khoảng độ sâu từ 2290 – 3000 m. Cấu tạo H có độ sâu lớn hơn nên độ rỗng của cấu tạo H được dự báo cho tầng H247 là khoảng 14 – 18%, tầng H250 là 12–17% .

Độ bão hòa khí:

Độ bão hòa khí được dự báo theo các giếng khoan có trước trong khu vực như C- TH-1X, C-HOL-1X, 107-BAL-1X, thì độ bão hòa khí daođộng trong khoảng 50 – 70% . Theo đó độ bão hòa khí trong cả 2 tầng H247, H250 dao động trong khoảng 50–70%.

Hệ số giãn nở khí 1/Bg:

Hệ số giãn nở khí được suy luận từ các tài liệu đó của giếng C-TH-1X, 107-BAL- 1X và được tính là 200 ÷ 230 m3/m3 cho tầng H247, 240 ÷ 260 m3/m3 cho tầng H250.

Bảng 5.2:Bảng thông số tính trữ lượng của cấu tạo H tầng H247

Thông số

H247

(Đỉnh: 2600 - 2900)

P1 P2 P3

Min Mean Max

Diện tích (106m2) 7.6 9 10.4

Chiều dày hiệu dụng (m) 12 15 18

Hệ số hình học 0.9 0.95 1

Độ rỗng (%) 14 16 18

Độ bão hòa khí (%) 50 60 70

Hệ số giãn nở 1/Bg

(m3/m3) 200 215 230

Bảng 5.3: Bảng thông số tính trữ lượng của cấu tạo H tầng H250

Thông số

H250

(Đỉnh: 2920 - 3200)

P1 P2 P3

Min Mean Max

Diện tích (106m2) 6.8 8.2 9.6

Chiều dày hiệu dụng

(m) 15 20 25 Hệ số hình học 0.9 0.95 1 Độ rỗng (%) 12 15 17 Độ bão hòa khí (%) 50 60 70 Hệ số giãn nở 1/Bg (m3/m3) 240 250 260

Trữ lượng cho từng tầng chứa là:

Tầng H247

Phân cấp P1 P2 P3

Trữ lượng (tỉ m3 ) 1.15 2.65 5.43

Bảng 5.5:Trữ lượng phân cấp cho tầng chứa H250của cấu tạo H

Tầng H250

Phân cấp P1 P2 P3

Trữ lượng (tỉ m3 ) 1.32 3.50 7.43

Tổng trữ lượng của 2 tầng chứa theo từng cấp là:

Bảng 5.6: Tổng trữ lượng theo các cấp của cấu tạo H

Phân cấp P1 P2 P3

Trữ lượng (tỉ m3

) 2.47 6.15 12.86

Theo bảng trên ta thấy tổng trữ lượng theo các cấp lần lượt là P1 là 2.47 tỉ m3, P2 là 6.15 tỉ m3 và P3 là 12.86 tỉ m3.

CHƯƠNG 6 : THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN TÌM KIẾM TRÊN CẤU TẠO H

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ KHU VỰC LÔ C VÀ THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)