Phân cấp trữ lượng theo Liên Xô cũ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ KHU VỰC LÔ C VÀ THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN (Trang 57 - 59)

Tùy theo đặc điểm địa chất các mỏ dầu khí, người ta chia ra 2 nhóm:

- Nhóm I gồm những mỏ có cấu trúc đơn giản, các vỉa sản phẩm có chiều dày và tính chất colector ổn định trong không gian.

- Nhóm II gồm những mỏ có cấu tạo địa chất phức tạp, các vỉa sản phẩm có chiều dày và tính chất colector thay đổi.

Căn cứ vào mức độ hiểu biết về cấu tạo và vỉa sản phẩm, Nga (Liên Xô cũ) chia trữ lượng dầu khí ra 4 cấp: A, B, C1, C2.

Trữ lượng cấp A :

Là cấp trữ lượng có tính chính xác và độ tin tưởng cao,được xác minh với các tích tụ dầu khí ít nhất đãđược mở vỉa bằng 3 giếng khoan trên các đường đồng mức khác nhau. Khi thử vỉa đã cho dòng dầu khí có giá trị thương mại ổn định. Thông qua các giếng khoan này người ta đã tiến hành nghiên cứu đã tỷ mỉ đến mức độ chính xác hình dạng và kích thước của thân dầu khí, vỉa, chiều dày chứa dầu khí, sự thay đổi tính chất colector và độ bão hòa dầu khí của vỉa sản phẩm, đặc điểm về tính chất lượng và số lượng thành phần của dầu khí, các khí đi kèm và các thông số khác, kể cả bán kính ảnh hưởng của giếng khai thác, chế độ năng lượng của vỉa, nhiệt độ, áp suất vỉa, độ thấm của đá colector, hệ số dẫn nước, hệ số truyền áp và các thông số khác.

Trữ lượng cấp A được tính trong quá trình khai thác. Ranh giới trữ lượng cấp A là diện tích được khoanh bằng các giếng khoan cho lưu lượng dầu khí công nghiệp tính theo giếng ở vị trí thấp nhất.

Trữ lượng cấp B :

Là trữ lượng dầu khí được xác định trên cơ sở thu được dòng dầu công nghiệp ở 2 giếng khoan trên đường đẳng sâu khác nhau. Hình dạng, kích thước thân dầu khí và vỉa, chiều dày bão hòa dầu khí trong vỉa sản phẩm và các thông số khác quyết định điều kiện khai thác của vỉa phải được nghiên cứu tương đối chính xác, đủ để thiết kế khai thác, thành phần của dầu khí và các thành phần đi kèm phải được nghiên cứu tỷ mỉ. Phải khai thác thử ở từng giếng khoan đối với thân dầu. Đối với thân khí phải xác định sự có hay vắng mặt của các đuôi dầu và giá trị công nghiệp.

Đối với mỏ nhóm I, ranh giới trữ lượng cấp B được khoanh theo đường đồng mức ở giếng khoan thấp nhất cho dòng dầu không lẫn nước.

Đối với nhóm II, ranh giới trữ lượng cấp B được khoanh theo giếng khoan đã cho dòng dầu khí công nghiệp.Còn trong khối riêng biệt thì đ ược khoanh theo kết quả thử vỉa.

Là trữ lượng dầu khí đãđược xác định trên cơ sở thu được dòng dòng khí có giá trị công nghiệp ở ít nhất một giếng khoan trong thân dầu khí (một số giếng khoan đã cho kết quả tố bằng dụng cụ thử vỉa) và theo các số liệu địa vật lý giếng khoan thuận lợi ở hàng loạt các giếng khoan khác, kể cả trữ lượng nằm sát ở diện tích thuộc cấp trữ lượng cao hơn trong thân sản phẩm.

Điệu kiện thế nằm của thân dầu khí đãđược xác định bằng các tài liệu địa chất và địa vật lý, tính chất colector của vỉa sản phẩm đãđược nghiên cứu ở từng giếng khoan lẻ tẻ hoạc điều kiện tương tự với phần vỉa đãđược nghiên cứu tỷ mỉ hơn hoặc với những mỏ lân cận đãđược thăm dò.

Ranh giới trữ lượng C1 của thân dầu mới được phát hiện khoanh theo giếng khoan thấp nhất cho dòng dầu khí không lẫn nước trong phần đãđược nghiên cứu bằng các giếng khoan. Ở các vỉa đãđược thăm dò có trữ lượng cấp cao hơn thì ranh giới cấp C1 được khoanh theo biên ngoài chứa dầu khí. Ở các thân khí không có đuôi dầu và ranh giới khí - nước đãđược xác định thì khoanh theo biên ngoài chứa dầu khí.

Trữ lượng cấp C2:

Được giả định trên cơ sở các tài liệu địa chất và địa vật lý thuận lợi đối với từng bồn, từng khối kiến tạo và từng vỉa riêng biệt chưa được thăm dòở mỏ đãđược nghiên cứu cũng như trữ lượng trong các cấu tạo mới (trong phạm vi vùng chứa dầu đã biết) được xác định bằng nghiên cứu, kiểm tra về địa chất và địa vật lý. Việc xác định trữ lượng dầu khí ở câp C2 chỉ tiến hành bằng phương pháp thể tích.

Ngoài 4 cấp trữ lượng dầu khí nói trên, một số nhà nghiên cứu còn đề nghị dùng trữ lượng dự đoán cấp D dựa vào nghiên cứu địa chất – địa vật lý lãnh thổ có so sánh với tiềm năng dầu khí ở các khu vực lân cận.Tùy theo mức độ chi tiết và tin cậy của tài liệu, cấp D phân thành 2 nhóm D1và D2.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ KHU VỰC LÔ C VÀ THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN (Trang 57 - 59)