Yêu cầu khi sử dụng các tác nhân kích thích vỉa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ KHU VỰC LÔ C VÀ THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN (Trang 85 - 88)

Khi sử dụng hệ số duy trì áp suất vỉa thì các biện pháp bơm ép cũng như các biện pháp khác đều phải tuân theo mọi quy tắc và bảo vệ môi trường lòngđất

Nước biển đưa vào bơm ép phải được xử lý đạt yêu cầu tiêu chuẩn nước bơm ép, lượng nước biển phế thải cũng phải được xử lý và đổ ngược xuống biển

Các công tác an toàn lao động và bảo vệ môi trường là không thể thiếu được đối với nền công nghiệp nói chung và nghành công nghiệp dầu khí nói riêng.

KẾT LUẬN

Qua những kết quả nghiên cứu về cấu tạo H tôi đưa ra một số kết luận sau:

- Cấu tạo H là một cấu tạo hình thành trong giaiđoạn nghịch đảo kiến tạo Mioxen, bị chắn bởi 2 đứt gãy nghịch phía Đông và phía Tây có biên độ dịch trượt lớn.

- Cấu tạo có 2 tầng chứa quan trọng nhất là H247 và H250. Diện tích trung bình của 2 tầng chứa là H247= 9 km2; H250 = 8.2 km2;

- Đá mẹ được dự báo là gồm cả đá mẹ Oligoxen và Mioxen hạ, phát triển ở bên dưới và xung quanh cấu tạo. Sản phẩm sinh ra dịch chuyển theo các đứt gãy và nạp vào bẫy có thể nói là thuận lợi vì cấu tạo này tiếp xúc trực tiếp với các trũng khu vực ở phía Tây và phía Đông mà có nhiều khả năng trong các trũng này đá mẹ Mioxen có tiềm năng sinh tốt.

- Đá chứa là Mioxen trung, có độ rỗng rừ 12 – 18 %. Đá chắn là các tầng sét phía trên có chiều dày 5 – 80m và các đứt gãy có khả năng chắn rất tốt.

- Đối tượng tìm kiếm là cát kết Mioxen trung. Giếng khoan được thiết kế trên đỉnh cấu tạo và đạt độ sâu 3300m

KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở nhưng kết quả nghiên cứu đạt được tôi có một số kiến nghị sau:

- Cần nghiên cứu kĩ hơn khu vực thềm đơn nghiêng Thanh Nghệ, để đánh giá chi tiết hơn về cấu trúc cũng như đánh giá tiềm năng dầu khí đặc biệt là các bẫy chứa địa tầng và bẫy trong móng tiềm năng.

- Giếng khoan C-H-1X cần thiết được tiến hành để làm rõ khả năng kinh tế thương mại của cấu tạo H theo nhận định trên, đồng thời làm rõ thêm cấu trúc của khu vực.

- Sau khi khoan mà có phát hiện dầu khí ở đối tượng nghiên cứu thì tiếp tục tiến hành chính xác hoá cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí của cấu tạo để có thể tiến hành phát triển mỏ. Mỏ có thể phát triển độc lập hoặc cùng với các mỏ lân cận, dựa trên việc tính toán chi phí phát triển và hiệu quả kinh tế thu được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Địa chất và tài nguyên Dầu khí Việt Nam. Năm 2005. Tổng công ty dầu khí Việt Nam

2. Báo cáo đánh giá kết quả giếng khoan 107- BAL-1X. Năm 2007. Công ty đầu tư và phát triển dầu khí (PIDC)

3. Báo cáo đánh giá kết quả giếng khoan C-TH-1X.

5.Báo cáo địa hóa Dầu khí lô C,102, 106,107 Bể Sông Hồng- Viện dầu khí 6. Nghiên cứu địa tầng phân tập phía Bắc Bể Sông Hồng.

7. Những thông tin cơ bản về địa chất phía tây bắc bể Sông Hồng Chú giải

[1] ,[6], [7] ,[10] ,[13],[16], [17], [18], [19]PVEP Bạch Đằng. Năm 2008

[2].Những thông tin cơ bản về địa chất phía tây bắc bể sông hồng

[3],[4], [8]

Báo cáođánh giá kết quảGiếng khoan 107-BAL-1X. Năm 2007.

[5] ,[11], [12], [14]Báo cáo đánh giá kết quả giếng khoan C-TH-1X

[9]Báo cáo địa hóa Dầu khí lô C,102, 106,107 Bể Sông Hồng- Viện dầu khí.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ KHU VỰC LÔ C VÀ THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN (Trang 85 - 88)