Quá trình hình thành và phát triển khách sạn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh phân tích công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn saigon morin (Trang 43 - 45)

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN

2.1 Tổng quan về khách sạn Saigon Morin Huế

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển khách sạn

Khách sạn Saigon Morin ra đời năm 1901. Lúc đó, ơng chủ là Bogaert – người sáng lập ra nhà máy Xi măng Long Thọ (1898). Năm 1904, sau cơn bão năm Thìn, khách sạn bị hư hỏng nặng, ông cho sửa chữa và đồng thời nhượng lại cho nhà tư sản A. Guérin.

Năm 1907, ông A. Guérin nhượng khách sạn này lại cho anh em gia đình Morin vừa từ thành phố Hải Phịng vào làm nghiệp chủ. Từ đó, các tên khách sạn Morin có mặt trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, du lịch của Huế suốt hơn 01 thế kỷ qua.

Năm 1929, được coi là thời kỳ thịnh vượng nhất của khách sạn Morin tính từ khi ra đời. Lúc này, khách sạn có nhiều gian phố cho thuê, 70 phòng ngủ, nhà hàng 120 chỗ, quầy cà phê, quầy rượu, cửa hàng thịt, rạp chiếu bóng, một xưởng làm nước đá, một xưởng may, một kho chứa hàng lớn…

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (09/03/1945), tồn bộ Pháp kiều ở Huế đều bị bọn Nhật giam lỏng ở Tòa Khâm sứ (Đại học sư phạm Huế ngày nay) và khách sạn Morin. Cũng từ đó, khách sạn Morin trở thành nơi trú ẩn của người Pháp ở Huế.

Năm 1954, sau khi Pháp rút quân về nước theo tinh thần hiệp định Giơ-ne-vơ, người đại diện hãng buôn Morin ủy quyền lại cho ông Nguyễn Văn Yến được tự do kinh doanh. Theo khế ước, ngày 21/06/1955, ông Martin – đại diện các thừa kế của ông Morin đã bán cho ông Nguyễn Văn Yến toàn bộ cơ sở với số tiền 150.000.000 quan Pháp.

Ông Nguyễn Văn Yến kinh doanh chưa được bao lâu thì năm 1957, Ngơ Đình Cẩn tịch thu toàn bộ cơ sở Morin và giao cho chính phủ Saigon thuê làm Trường Đại học Huế.

Đến năm 1963 – Chế độ Diệm Nhu bị lật đổ - Trường Đại học Huế trở thành tài sản toàn dân cho đến năm 1975.

Năm 1990, sau thời gian dùng làm Đại học Huế - khu Morin được trả về làm khách sạn quốc tế đúng với giá trị đích thực của nó.

Trong những năm 1922-1993, nhờ vị trí trung tâm, Morin đã thu hút được khá nhiều khách Tây balo. Để có thể phát huy được vị thế ưu việt của khách sạn, vào giữa năm 1994, Công ty liên doanh Saigon Tourist – Morin Huế ra đời (liên doanh giữa ban Tài chính quản trị tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Cơng ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh nay là Tổng Công ty Du lịch Saigon).

Sau thời gian nâng cấp cải tạo, ngày 26/03/1998, tỉnh Thừa Thiên Huế và Công ty Du lịch Saigon long trọng khách thành khách sạn. Lúc này, khách sạn được công nhận đạt chuẩn 3 sao với 127 phòng ngủ. Đây là khách sạn đẹp nhất và ở vào vị trí tốt nhất của trung tâm thành phố Huế.

Năm 2001, khách sạn được công nhận đạt chuẩn 4 sao. Sau thời gian nâng cấp cải tạo và để phù hợp với quy mơ và tình hình kinh doanh, tháng 10/2004, Công ty liên

SVTH: Kiều Thị Hoa Mai

doanh Saigon Tourist – Morin Huế được đổi thành Công ty TNHH Saigon – Morin Huế.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh phân tích công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn saigon morin (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)