Quá trình đào tạo phải được phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh phân tích công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn saigon morin (Trang 96 - 97)

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo NNL tại khách sạn

3.2.9. Quá trình đào tạo phải được phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận

Công tác đào tạo nhân lực có ảnh hưởng và tác động đến cả khách sạn, các bộ phận, phòng ban. Để thực hiện cơng tác này cần có sự phối hợp của cả tổ chức, từ ban lãnh đạo, cán bộ quản lý, các bộ phận, từng cá nhân chứ không phải hoạt động độc lập, riêng biệt của một ai đó. Việc phối hợp chặt chẽ sẽ tăng cường sự tương tác giữa các bộ phận, ban giám đốc, quản lý sẽ giám sát được quá trình đào tạo, người lao động cũng sẽ có trách nhiệm hơn khi tham gia đào tạo. Từ đó hiệu quả của chương trình, tính đồng bộ sẽ được nâng cao và có kết quả tốt hơn.

Các bộ phận có thể hỗ trợ, điều động nhân sự, tương trợ nhau khi cần, các bộ phận giúp đỡ qua lại lẫn nhau. Bộ phận buồng phòng, tiền sảnh sẽ giúp đỡ bộ phận nhà hàng khi có nhiều tiệc, sự kiện. Bộ phận giặt là có thể giúp bộ phận buồng phịng dọn dẹp, làm sạch buồng phòng khi khách trả phịng. Bộ phận kỹ thuật, hồ bơi có thể giúp bộ phận nhà hàng chuẩn bị khi có nhiều sự kiện, tiệc diễn ra. Bộ phận lễ tân có thể giúp các bộ phận khác khi giao tiếp với khách nước ngoài, hỗ trợ kiến thức ngoại ngữ cho các bộ phận khác,… Các bộ phận luôn giúp đỡ lẫn nhau, tương trợ nhau, cơng việc nhiều có thể chia sẻ để giúp đỡ hộ trợ lẫn nhau. Việc hỗ trợ này cũng giúp khách sạn đỡ một khoản chi phí trong cơng tác thuê người làm, nhân viên thời vụ. Quá trình đào tạo, các bộ phận khác có thể cử nhân viên của mình tham gia kèm cặp và hướng

SVTH: Kiều Thị Hoa Mai

dẫn cho các nhân viên bộ phận khác. Công tác đào tạo và hướng dẫn giúp đỡ lẫn nhau này sẽ giúp làm giảm một khoản chi phí th giảng viên ngồi.

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và không gián đoạn, các bộ phận cần có sự bố trí, trao đổi, hợp tác các nhân viên giữa các bộ phận với nhau. Để chuẩn bị tốt cho việc tiến hành đào tạo, các bộ phận cần thống kê số lượng nhân viên, số lượng công việc và thời gian làm việc của họ. Các trưởng bộ phận cần có kế hoạch và sắp xếp điều động nhân viên tham gia làm việc thích hợp. Cơng tác điều động và hỗ trợ nhân viên chỉ có thể áp dụng đối với một số nhiệm vụ và công việc nhất định, khơng gây ảnh hưởng đến q trình làm việc, chất lượng chung của khách sạn.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận sẽ giúp nhân viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, sẽ giúp tăng cường hiệu quả, giúp đỡ nhau về mọi mặt, tăng sự gắn kết giữa các nhân viên với nhau. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp các bộ phận cùng nhau phấn đấu, giảm sự chênh lệch giữa các bộ phận, tạo nên kết quả thực hiện công việc đồng đều cho khách sạn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh phân tích công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn saigon morin (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)