CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
b) Nghiên cứu của Douglas, James và Lisa
Trong nghiên cứu của mình, Douglas và ctg (1998) cho rằng để hoạt động của chuỗi cung ứng được hiệu quả thì khơng chỉ phải quan tâm đến sản phẩm, sự lưu chuyển thông tin, dịch vụ khách hàng mà còn cần phải xây dựng các kênh phân phối hiệu quả. Kênh phân phối là tập hợp tất cả các doanh nghiệp, tổ chức và nhóm trong hay ngồi chuỗi đến nhà sản xuất có ảnh hưởng đến các chức năng đưa ra chiêu thị của sản phẩm. Trong từng ngành cụ thể, sự cạnh tranh khơng cịn xảy ra giữa các doanh nghiệp riêng
lẻ mà trở thành sự cạnh tranh của toàn bộ kênh phân phối của các chuỗi cung ứng là đối thủ của nhau (Eltantawy và ctg, 2009; Li và ctg, 2006; Lo và Power, 2010; Svahn và Westerlund, 2007; Sezen, 2008).
Cấu trúc của kênh phân phối sẽ được quyết định bởi thị trường mục tiêu và những sản phẩm mà các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hướng đến. Vì thế, kênh phân phối sẽ khơng có một cấu trúc cố định mà sẽ thay đổi tùy theo sự thay đổi của nhu cầu khách hàng (Louis, 1996). Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định xây dựng một kênh phân phối gồm tốc độ, khoa học kỹ thuật, văn hóa, cộng đồng và chính trị. Ngoài ra, Douglas và ctg (1998) cũng chỉ ra 14 khó khăn trong cơng tác quản trị mà các chuỗi cung ứng sẽ gặp phải khi hoạt động, tập trung chủ yếu vào chiến lược, chia sẻ thơng tin, chi phí lưu kho, vị trí và phục vụ khách hàng.
Khác với Hugos và David, Douglas và ctg (1998) hướng việc nghiên cứu sự phát triển chuỗi cung ứng thơng qua việc quản lý mối quan hệ bên ngồi, phục vụ cho nhu cầu của thị trường nhiều hơn là giải quyết các vấn đề nội tại trong chuỗi cung ứng. Tuy việc phát triển chuỗi cung ứng theo hướng thỏa mãn nhu cầu của thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp phản ứng nhanh với các biến động thị trường, nhưng việc không chú trọng nhiều đến giải quyết các vấn đề nội tại trong toàn chuỗi cung ứng sẽ khiến hoạt động của chuỗi trở nên mỏng manh hơn và dễ bị thương tổn.