Nghiên cứu của Huỳnh Thị Thu Sương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Việt Nam. (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

c) Nghiên cứu của Huỳnh Thị Thu Sương

Trong luận án tiến sỹ của mình, tác giả Huỳnh Thị Thu Sương đã cho rằng nội bộ của chuỗi cung ứng luôn phát sinh ra mâu thuẫn bắt nguồn từ sự bất cân xứng giữa cung và cầu giữa các doanh nghiệp mà cụ thể là mâu thuẫn về mục tiêu, mâu thuẫn về lĩnh vực và mâu thuẫn do nhận thức khác nhau. Sự thụ động trong quản lý do các thành viên làm việc như một thực thể riêng biệt khiến cho hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng trở nên kém hiệu quả. Ngày nay, rất khó khăn để một doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh nếu không thiết lập những mối quan hệ hợp tác đơi bên cùng có lợi với các nhà cung cấp trong chuỗi (Stock và ctg, 2010).

Chính vì vậy, Sương (2012) cho rằng việc xây dựng sự hợp tác trong chuỗi là rất cần thiết nhằm không chỉ giải quyết được việc các thành viên chịu chia sẻ trách nhiệm

và lợi ích từ việc cải thiện lợi ích chung, mà cịn giải quyết được vấn đề quản lý kém linh hoạt trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Tác giả cũng chỉ ra rằng, sự hợp tác trong chuỗi cung ứng phụ thuộc vào văn hóa, chiến lược của các thành viên trong chuỗi (phần mềm) hơn là cấu trúc hiện hữu của chuỗi (Sương, 2012, tr 28-29).

Nếu giải quyết tốt được vấn đề về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong chuỗi cải thiện lợi ích đạt được, bao gồm tăng doanh thu, giảm chi phí và linh hoạt với biến đổi của cung cầu thị trường. Ngồi ra, nó cịn giúp cho các doanh nghiệp trong chuỗi nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ sự trợ giúp của các đối tác trong chuỗi (Gulati và ctg, 2000), từ đó nâng cao vị thế trong đàm phán và tìm kiếm đối tác, dịch vụ bên ngồi. Đây là một yếu tố quan trọng giúp cho chuỗi cung ứng phát triển một cách bền vững và thành công (Lee, 2000).

Ngoài ra, nếu các thành viên trong chuỗi cung ứng hợp tác tốt với nhau trong quá trình phát triển chuỗi cung ứng cũng sẽ giúp giải quyết được các vấn đề phát sinh trong nội tại của chuỗi cung ứng. Hợp tác càng chặt chẽ thì khả năng tích hợp của chuỗi cung ứng càng cao (Dag và Steven, 2010). Lan và ctg (2013) cho rằng sự tích hợp cao trong chuỗi cung ứng sẽ tác động tích cực đến khả năng chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Việt Nam. (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w