CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
g) Các nghiên cứu khác
Có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện nhằm tìm ra chiến lược phù hợp cho hoạt động của chuỗi cung ứng trong các môi trường kinh doanh cụ thể
(Christopher và ctg, 2006; Hilletofth và Hilmola, 2008; Stratton và Warburton, 2002; Stratton và Warburton, 2003, …) cho thấy tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược phù hợp trong chuỗi cung ứng. Pekka (2009) cũng chỉ ra rằng chiến lược được sử dụng trong chuỗi cung ứng là tổng hợp các chiến lược được sử dụng trong các tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thành viên, chiến lược Logistics và chiến lược mà các thành viên khác trong chuỗi đang theo đuổi.
Randall và ctg (2011) khi nghiên cứu các nhà lãnh đạo tại 27 chuỗi cung ứng bán lẻ hàng đầu tại Mỹ đã nhận ra rằng, đối với ngành bán lẻ, chiến lược hợp lý được các nhà quản trị áp dụng cho từng chuỗi là khác nhau và tùy thuộc vào mơ hình bán lẻ mà họ đang theo đuổi. Do tình hình kinh tế thế giới càng ngày càng biến động, việc áp dụng chiến lược linh hoạt và cân bằng sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ. Một kết quả nữa của nghiên cứu này cho thấy các chuỗi cung ứng khơng cịn tập trung vào việc điều khiển giá cả sao cho phù hợp như trước đây mà họ đang tìm cách cân bằng giữa giá cả và dịch vụ nhằm đạt được sự hài lòng cao nhất của khách hàng. Ngày nay, các doanh nghiệp không thực hiện việc quản trị chuỗi cung ứng theo cách hội nhập hàng dọc mà tập trung vào “kinh doanh cốt lõi” – hay nói cách khác là tập trung vào kinh doanh cái mà họ có thể làm tốt nhất và nơi họ có thể tạo ra lợi thế khác biệt (differential advantage), ví dụ như hoạt động của Nike (Christopher, 2011, p17; Christopher và Juttner, 2000). Điều này tạo ra những thách thức lớn đến việc tích hợp và điều phối các dòng chảy của nguyên vật liệu, của sản phẩm, thành phẩm từ vô số các nhà cung cấp, các trung gian trong chuỗi.
Mặt khác, các chuỗi cung ứng thông thường sẽ hoạt động xung quanh một doanh nghiệp thành viên trung ương và thành viên này sẽ điều khiển và là biểu tượng của toàn bộ chuỗi cung ứng (Gelei, 2003) (ví dụ như chuỗi cung ứng của Saigon
Co.op, Tập đồn dệt may Việt Nam, …). Chính vì vậy, cần phải có các chiến lược phù
hợp xun suốt cho các thành viện đang có mặt trong chuỗi cung ứng nhằm đưa hoạt động của cả chuỗi thành một thể thống nhất.