CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
d) Nghiên cứu của Ravinder Kumar, Rajesh K Singh và Ravi Shankar
Ravinder, Rajesh và Ravi đã thực hiện một nghiên cứu trong nỗ lực giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ấn độ nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thơng qua việc thực hiện thành công việc phát triển chuỗi cung ứng. Ravinder và ctg (2015) nhận ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ấn độ và các nước đang phát triển gặp phải những vấn đề rất lớn trong khi thực hiện quản trị chuỗi cung ứng. Trong đó, các vấn đề lớn nhất mà họ gặp phải là thiếu nguồn lực và thiếu sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo.
Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian khá dài là hai năm. Các tác giả thực hiện khảo sát chủ yếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bốn ngành công nghiệp bộ phận ô tô, nhựa, năng lượng mặt trời và điện tử với sự tham gia của 251 doanh nghiệp. Có tổng cộng 13 nhân tố được đưa vào nghiên cứu và kết quả có được là các nhân tố Sự hỗ trợ của lãnh đạo, Tầm nhìn dài hạn, tập trung vào thế mạnh cốt lõi, nguồn lực cho
chuỗi cung ứng và chiến lược hiệu quả cho chuỗi cung ứng là những nhân tố quan trọng nhất. Kết quả của nghiên cứu này có thể được áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam vì đại đa phần doanh nghiệp Việt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khơng có tầm nhìn và chiến lược dài hạn (Hải, 2012). Nhất là, Sự hỗ trợ của lãnh đạo khi xây dựng một chuỗi cung ứng là điều khó làm được. Nó là nền tảng để thiết lập sự cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi trên nền tảng xác định đúng, đủ và hài hịa lợi ích, trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng (Hương, 2014).
Tuy nhiên, thời gian thực hiện khảo sát trong hai năm là quá dài. Cỡ mẫu chỉ có 251 là quá nhỏ so với dự định 1500 ban đầu. Điều này sẽ dẫn đến sự nghi ngờ về mức đại diện của nghiên cứu. Ngoài ra, độ tin cậy trong các câu trả lời của các lãnh đạo doanh nghiệp cũng là vấn đề khó giải quyết. Một hạn chế nữa của nghiên cứu là chỉ thực hiện đánh giá độ mạnh yếu và đưa ra các kết luận dựa trên chủ yếu là việc so sánh chỉ số trung bình (Mean) có thể làm cho việc đánh giá khơng được tồn diện.