Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện củ chi – thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 66)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng về phát triển du lịch sinh thái huyện Củ Chi

4.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý:

Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10053’00” đến 10010’00” vĩ độ Bắc và từ 106022’00” đến 106040’00” kinh độ Đơng, nằm ở phía Tây Bắc TP.Hồ Chí Minh, gồm 20 xã và một thị trấn với diện tích 43.450,2 ha, bằng 20,74% diện tích tồn Thành phố. (Bản đồ giao thông du lịch huyện Củ Chi, Phụ lục 4)

· Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh. · Phía Đơng giáp tỉnh Bình Dương. · Phía Nam giáp huyện Hóc Mơn, · Phía Tây giáp tỉnh Long An.

Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung tâm Thành phố 50Km về phía Tây Bắc theo đường xun Á. Củ Chi có vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi (cả đường bộ và đường thủy), có tiềm năng về tài ngun, di tích lịch sử, văn hóa, sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao và vườn cây ăn trái thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại địa phương cũng như gắn kết du lịch với các tỉnh lân cận.

b. Địa hình, địa mạo:

Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam bộ và miền sụt Đông Nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đơng Bắc – Tây Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m – 10m. Ngoài ra địa bàn huyện có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so với các huyện trong Thành phố.

c. Khí hậu:

Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là: Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,60 C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.80C (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,80C (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khơ có trị số 80 – 100C.

Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình, mưa phân bổ khơng đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào tháng 7,8,9; vào tháng 12,tháng 1 lượng mưa không đáng kể. Độ ẩm khơng khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 – 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 – 2920 giờ.

Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng gió mùa Tín phong hướng Đơng Nam hoặc Nam từ tháng 2 đến tháng 5, gió Tây – Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9 và gió Đơng Bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

d. Thủy văn:

Huyện Củ Chi có hệ thống sơng, kênh, rạch khá đa dạng, với đặc điểm chính là sơng Sài Gịn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m. Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sơng Sài Gịn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sơng Vàm Cỏ Đơng. Nhìn chung hệ thống sơng, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bật của dòng chảy và sự tác động của thủy triều theo chế độ bán nhật triều. .(Huỳnh Thị Loan Phương, 2014).

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện củ chi – thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)