Xuất về đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện củ chi – thành phố hồ chí minh (Trang 110 - 112)

Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1.2. Đề xuất các hàm ý chính sách

5.1.2.4. xuất về đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững tại các điểm đến. Qua nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi và đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất kỹ

thuật phục vụ du lịch, cần có một số giải pháp đầu tư cơ sở vật chất và hệ thống điểm dừng nghỉ, nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn Huyện và tại các trọng điểm DLST về hạ tầng giao thông như sau:

Trước mắt cần tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông trong nội thị của Huyện liên kết các khu, điểm du lịch sinh thái, di tích văn hóa lịch sử trọng điểm. Bên cạnh đó, tiếp cận địa đạo Bến Đình hoặc Bến Dược bằng đường sông rồi về bằng đường bộ hoặc ngược lại là một trải nghiệm lý thú cho khách du lịch tránh sự nhàm chán và quá tải của tuyến đường bộ từ Trung tâm Thành phố đi Củ Chi theo quốc lộ 13 hoặc quốc lộ 22. Đồng thời, phát triển tuyến buýt đường sông sẽ kéo theo luồng du khách và người dân đi lại tham quan các khu điểm du lịch tại Củ Chi bằng phương tiện thủy, góp phần phát triển du lịch đường sơng Huyện Củ Chi và của Thành phố.

Bảng 5.5 Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ DLST

Nội dung đầu tư Gợi ý chính sách 1./ Đầu tư về hạ tầng đường bộ

Nâng cấp cải tạo hệ thống các tuyến đường tỉnh lộ nối các điểm du lịch từ Địa đạo Bến Đình đến khu Địa đạo Bến Dược. Trong đó mở rộng đường Tỉnh lộ 15, Tỉnh lộ 8, đường Hà Duy Phiên (Tỉnh lộ 5 cũ), Tỉnh lộ 7, đường Nguyễn Thị Rành, Quốc lộ 22 trục đường Xuyên Á đi qua địa phận Huyện Củ Chi

Nâng cấp và cải tạo các tuyến đường hương lộ dẫn đến các điểm tham quan chủ yếu tại khu vực trung tâm xung quanh các địa đạo Bến Đình và Bến Dược.

2./ Đầu tư về hạ tầng đường sông

Mở rộng và nâng cấp các cầu tàu dọc sơng Sài Gịn từ Bến Bạch Đằng đi Củ Chi, trong đó các cầu tàu hiện nay chỉ có thể neo đậu cập bến ca nơ sức chứa nhỏ.

Xây mới 3 cầu tàu tại bến đò Tám Tắc (ấp An Hòa, xã Trung An), bến đò Cá Lăng (ấp Phú Lợi, xã Phú Hịa Đơng), bến đị Rạch Bắp (ấp Xóm Thuốc, xã An Phú) và bến bãi đường thủy với quy mô 7,7 ha Đường Hà Duy Phiên (tỉnh lộ 7 cũ) nối dài (ấp Chợ Củ, xã An Nhơn Tây) nhằm kết nối vận chuyển từ các tuyến đường bộ trong Huyện ra đường thủy sơng Sài Gịn

3./ Đầu tư phát triển du lịch đường sơng Sài Gịn

Tiếp tục kéo dài tuyến buýt đường sông hiện hữu do Công ty Thường Nhật khai thác từ Bến Ca Nô Vườn Kiểng- Bến Bạch Đằng đi Linh Trung- Thủ Đức đến các cầu tàu, bến thủy Huyện Củ Chi tại Bình Mỹ (khu du lịch Bình Mỹ), Trung An (vườn suối cá Koi Hải Thanh), Nhuận Đức (Bến Đình), Phú Mỹ Hưng (Bến Dược).

Nội dung đầu tư Gợi ý chính sách 4./ Đầu tư hệ thống điểm dừng, nhà vệ sinh công cộng

Nghiên cứu quy hoạch, vận động, ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, trạm xăng dầu… đầu tư hạ tầng, mở rộng cơ sở để thành điểm dừng chân cho các đồn khách có kết hợp nhà vệ sinh công cộng phục vụ du khách.

Nghiên cứu áp dụng mơ hình vận động các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn cho phép sử dụng nhà vệ sinh tại cơ sở như là nhà vệ sinh công cộng cho du khách.

Xây dựng hệ thống nhãn (label) nhận diện các địa điểm tham gia hệ thống nhà vệ sinh dành cho du khách và tổ chức tuyên truyền, thông tin để du khách dễ nhận diện.

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện củ chi – thành phố hồ chí minh (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)