Yếu tố Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện củ chi – thành phố hồ chí minh (Trang 101)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.2 Yếu tố Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng

Hiện trạng cơ sở vật chất hạ tầng du lịch huyện Củ Chi gắn liền với phát triển DLST bền vững. Tuy nhiên do các khu, điểm du lịch phân bổ rời rạc cách xa nhau dẫn đến khách mất thời gian được tham quan, trải nghiệm sản phẩm du lịch tại điểm đến do bị kéo dài thời gian di chuyển nên yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng có β = 0,168 và Mean = 3,21 đến tác động mạnh thứ 4 cảm nhận của du khách về sự phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi. Các biến quan sát của nhóm này có mức độ đánh giá dao động từ 3,11(trung bình) đến 3,28 (trung bình khá). Trong đó, mức độ cao nhất thuộc về biến quan sát VC1 hệ thống đường sá nhiều tuyến đường bộ kết nối giao thông cần được chú trọng. Trong đó cần đầu tư thêm các cầu tàu dọc bờ sơng Sài Gịn vốn hiện chủ yếu tập trung tại các khu, điểm du lịch lớn như Khu du lịch Bình Mỹ, vườn cá Koi Hải Thanh, địa đạo Bến Đình và Bến Dược với quy mơ nhỏ chỉ khoảng chục ca nô neo đậu, chưa thể kết nối giao thông đường thủy và đường bộ tạo thuận lợi cho du khách và người dân tham quan.

Bên cạnh đó biến VC3 có Mean = 3,28 cho thấy hệ thống dịch vụ vệ sinh môi trường tại các điểm đến có tác động trung bình khá trong cảm nhận về phát triển DLST bền vững tại Củ Chi. Và thấp nhất là biến VC5 do trang thiết bị, phương tiện phục vụ tại các điểm du lịch được du khách đánh giá có tầm ảnh hưởng cao. Từ đó dẫn đến cần có biện pháp nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật; các trang thiết bị phục vụ du lịch tại các khu, điểm tham quan trên địa bàn và nâng cao yếu tố bảo đảm vệ sinh trong các khu, điểm du lịch.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện củ chi – thành phố hồ chí minh (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)