Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng về phát triển du lịch sinh thái huyện Củ Chi
4.1.1.4 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là
43.450,2ha và căn cứ nguồn gốc phát sinh có 3 nhóm đất chính sau:
Nhóm đất phù sa là một loại đất thích hợp trồng cây trong nơng nghiệp sản xuất lúa nước 2 - 3 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái.
Nhóm đất xám dễ thốt nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm như cao su, điều, cây cơng nghiệp ngắn ngày, rau, đậu vì khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt.
Nhóm đất đỏ vàng hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau. Đặc điểm của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp,khả năng hấp thụ khơng cao, khống sét phổ biến là Kaolinit, axit mùn chủ yếu là fuvic, chất hịa tan dễ bị rửa trơi rất khó trồng trọt và tốn nhiều công sức cải tạo.
b. Tài nguyên nước: Nguồn nước của huyện chủ yếu là nước ở các sông,
kênh, rạch, hồ, ao. Tuy nhiên, phân bố khơng đều tập trung ở phía Đơng của Huyện (sơng Sài Gịn) và trên các vùng trũng phía Nam và Tây Nam với chiều dài gần 300 km cả hệ thống, đa số chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Theo các kết quả điều tra khảo sát về nước ngầm trên địa bàn huyện Củ Chi cho thấy, nguồn nước ngầm khá dồi dào và đang giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
c. Tài nguyên rừng :
Theo số liệu thống kê, diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện khá hạn chế khoảng 319,24 ha chiếm 0,7% tổng diện tích tồn huyện, trong đó rừng tự nhiên 139,27 ha, chiếm tỷ lệ 43,63% và rừng trồng là 179,97 ha, chiếm tỷ lệ 56,37% so với diện tích đất có rừng. Rừng tự nhiên chủ yếu ở các khu bảo tồn, khu di tích lịch
sử nên trữ lượng không nhiều, đây cũng là hạn chế về phát triển DLST dựa trên tài nguyên rừng của Huyện so với nơi khác. (Huỳnh Thị Loan Phương, 2014).