7. Kết cấu luận văn
3.2.4. Trong vai trò tạo nhịp
Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động tình cảm. Thơ chỉ bật ra khi trong tim cảm xúc đã tràn dầy. Giống như nhịp đập của trái tim, ngôn ngữ thư cũng có nhịp đập riêng của nó. Nhịp đã trở thành “ngôn ngữ đặc biệt của thơ”, có khả năng gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết. Nhịp điệu đã trở thành yếu tố không thể tách bỏ của thơ ca để phân biệt thơ với văn xuôi, cũng như để tạo ra sức hấp dẫn riêng của thơ. “Sự ngắt đoạn và nhịp điệu của bài thơ hệ trọng hơn sự chấm câu”.
Theo Từ điển thuật ngữ Văn học - Lê Bá Hán chủ biên “ Trong văn chương, nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện
tượng ngôn ngữ, hình ảnh, mô típ,…nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mỹ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật…Mỗi thể thơ có một nhịp điệu riêng…Nhịp điệu của thể thơ và luật thơ tạo thành các nền nhịp điệu, trên đó nhà thơ tạo dựng nên nhịp điệu riêng cho thơ mình, gắn với các phương diện ngữ nghĩa.”[22, 138]
Theo Từ điển tiếng Việt : nhịp điệu là “sự lặp lại một cách tuần hoàn các âm mạnh và nhẹ theo những trình tự, cách thức nhất định”[ 40, 892].
Một cách đơn giản, có thể hiểu nhịp là “ kết quả của một sự chuyển động nhịp nhàng, sự lặp lại đều đặn những âm thanh nào đó trong thơ” .
Nhịp thơ có thể đổi thay theo nhu cầu biểu hiện ý tình, theo ý đồ tái hiện sự vận động của sự vật, hiện tượng… Với từng khuôn nhịp cụ thể hoàn toàn có tiềm năng tạo thêm những tầng nghĩa mới cho nội dung câu chữ. Nhịp thơ vận động theo quy luật của trái tim, tình cảm con người. Nhịp thơ thay đổi tạo cảm giác lời thơ vận động.
Việc xác định ranh giới cho nhịp thơ không phải là một việc dễ dàng, nó không chỉ phụ thuộc vào dụng ý của nhà thơ mà còn phụ thuộc vào cả tâm trạng, cảm xúc của độc giả. Với các thể thơ cụ thể, nhịp thơ xuất hiện đều đặn theo chu kỳ:
Thể thơ đường luật thường ngắt nhịp 4/3: “Múa giáo non sông / trải mấy thâu Ba quân hùng khí / át sao ngưu Công danh nam tử / còn vương nợ Luống thẹn tai nghe / chuyện Vũ hầu”
(Thuật Hoài ) Thơ mới 7 chữ cũng thường ngắt nhịp 4/3:
“Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Sột soạt gió trêu / tà áo biếc
Trên giàn thiên lý / bóng xuân sang”
( Mùa xuân chín)
Nhịp thơ hoàn toàn có thể nhận biết được nhờ những chỗ ngừng chỗ ngắt trong dòng thơ. Điểm đánh dấu chỗ ngừng nghỉ, kết thúc một nhịp thường do những từ ngữ mang điểm nhấn về ngữ âm, ngữ nghĩa. Từ láy cấu tạo theo phương thức hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng về nghĩa thực sự trở thành nốt luyến láy đáng quan tâm:
“Những luồng run rẩy / rung rinh lá
Đôi nhánh khô gày / xương mỏng manh”
( Thơ duyên)
Từ láy đã trở thành một trong nhiều dấu hiệu để giúp người đọc phát hiện ra nhịp thơ.
Thông thường một từ láy làm thành phần bổ sung ý nghĩa cho một động từ, tính từ, danh từ nào đó sẽ tạo thành một nhịp trong dòng thơ:
Chân rộn / lòng đau xé
Tay buông / dáng não nùng
(Tiễn đưa)
Tôi vụng về, tôi ngơ ngác, nên chi
(Tình mất)
Câu thơ được ngắt làm ba nhịp, hai nhịp đầu kết thúc bằng các từ láy diễn tả tâm trạng của chàng trai khi để tình yêu tuột khỏi tầm tay: đau đớn, sụp đổ. Thể hiện con người như vỡ vụn theo từng nhịp thơ. Người đọc cảm nhận thấy cả nỗi bàng hoàng, ngơ ngác thực sự của nhân vật trữ tình.
Để hình thành nhịp, từ láy trong câu đứng có thể ở đầu, cuối nhịp, thậm chí tạo một nhịp riêng biệt từ chính bản thân nó.
Mở đầu nhịp:
Tới hay lui / cũng chừng ấy mặt người ( Quanh quẩn )
- Em xin phép mẹ, vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe
( Mưa xuân)
- Nhớ nhung trắng xóa/ cả mấy trời
- Làng bên vào đám, tối nay chèo
Nàng thấy bà đi,/tất tưởi theo
( Đôi khuyên bạc) - Thâu đêm tiếng sáo ngân dài
Vi vu tiếng vọng/ muôn đời quê ta
( Chuyện tiếng sáo diều)
- Sung sướng làm sao/ bỗng một ngày: có Đảng
Có Bác Hồ, làm sống lại quê hương
( Bài thơ quê hương) - Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm/ lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi/ vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời
( Tâm tư trong tù)
- Bâng khuâng đứng trước /đôi dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi
( Dậy lên thanh niên )
Kết thúc nhịp: Vị trí này có thể ở trong dòng thơ hoặc cuối dòng thơ:
- Thằng giặc kia/ đứng ngó trừng trừng
- Ta hát / suốt đêm nay /vui bất tuyệt
Ngọn lửa bập bùng/ mế khóc rưng rưng
( Bà mẹ Việt Bắc) - Hãy nghe tiếng của nghìn xác chết
Chết thê thảm/ chết một ngày bi thiết
( Thù muôn đời muôn kiếp không tan )
- Nổi chìm / kiếp sống lênh đênh
Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều ( Bài ca xuân 61) - Yêu đời trong máu trong xương
Lòng anh / hạt muối đại dương bồi hồi
Quê anh / cà nhút mặn mòi
Sinh anh muối mặn, yêu đời đó em
( Yêu đời )
- Cành táo đầu hè/ quả ngọt rung rinh
Như hạnh phúc đơn sơ,/ ước mơ nho nhỏ
( Bài ca xuân 61)
Nếu như khi từ láy đứng ở đầu nhịp sẽ tạo điểm nhấn cho dòng thơ, còn khi đứng ở cuối nhịp, nó sẽ tạo dư âm trong người nghe bởi sự hòa âm đặc biệt của nó.
Cũng có trường hợp, một từ láy đứng riêng tạo thành một nhịp hoàn chỉnh:
- Chân non dại / ngập ngừng / từng bước nhẹ
Tim run run / trăm tình cảm rụt rè
( Tựu trường)
“ Ngập ngừng” : tỏ ra do dự, rụt rè, định nói, định làm điều gì đó nhưng không dám [23, 322]. 2 âm chính [â],[ư] là những âm trầm vừa, kết hợp với thanh điệu có âm vực thấp tạo độ trầm lắng,“ ngập ngừng” lại được tách ra khỏi kết hợp với các tổ hợp còn lại cảu câu thơ. Đứng riêng như thế, người đọc có độ ngừng lại trong dòng lời nói tưởng cũng giống như bước chân rụt
rè, lo lắng của chàng trai trong ngày đầu tựu trường, lần đầu tiên bước vào môi trường đầy điều mới mẻ.
Tách ra làm nhịp thơ riêng, từ láy góp phần tô đậm ấn tượng trong người đọc về tâm trạng của người Châu Ro nhớ thương quê hương:
“ Anh nhìn tôi/ đau đớn/ rồi thầm thì
Tôi nhớ lắm, chui cha, tôi nhớ lắm” ( Châu Ro)
Hay để miêu tả đêm mưa buồn, HC cũng sử dụng cách ngắt nhịp này:
Rơi rơi…/dìu dịu/… rơi rơi
Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ…
( Buồn đêm mưa )
Con người vốn đã mang sẵn trong mình nỗi buồn thân phận người dân mất nước, bế tắc đau khổ. Đặt vào khung cảnh đêm mưa, nỗi buồn ấy càng như trĩu nặng, giằng xé tâm hồn con người hơn. Câu thơ 6 chữ ngắt nhịp 2/2/2, “ dìu dịu” được tách riêng thành 1 nhịp, đồng thời đây lại là từ láy hoàn toàn gợi cho ta liên tưởng những hạt mưa rơi đều đều, lặng lẽ nối tiếp nhau như nỗi buồn kéo dài không bao giờ dứt.
Cũng có thể khi một từ láy tạo thành riêng một nhịp song đó là kết quả của câu thơ vắt dòng:
… “ Ta cùng biển hóa chiếc hôn
Mênh mông/, hôn bãi bờ, hôn cuộc đời…”
( Đêm về với biển – Huy Cận) “ Bác về …Im lặng. Con chim hót
Thánh thót /bờ lau, vui ngẩn ngơ”
( Theo chân Bác)
Ý thơ san sẻ, trải rộng trên hai dòng thơ khiến cho người đọc khó lòng trong câu cảm nhận được ngay từ lần đọc đầu tiên. Phải trải qua trong nghiền
ngẫm, cân nhắc ta mới hiểu đó là sự mênh mông của thiên nhiên, vũ trụ, cõi lòng con người đang mở rộng để hòa vào sự mênh mông đó. Con người muốn vươn ra rộng lớn cùng biển khơi vĩnh hằng, bất tận. Điều này cũng góp phần làm rõ thêm “ nỗi sầu vũ trụ” đặc trưng trong thơ Huy Cận.
So với các thể thơ khác, ta dễ dàng gặp hiện tượng từ láy đứng riêng thành một nhịp trong thể thơ 4 chữ, hoặc 5 chữ do đặc điểm cá biệt về số lượng chữ trong một dòng thơ(Tương tri, Đông Kinh nhuộm máu, Lão ăn mày, chiều…- Tố Hữu. Ê chề, Được tin con tập đi, Anh thợ gốm, Buổi trưa hè, Con sóc…- Huy Cận. Đồng tháp mười…- Nguyễn Bính. Chiều vui…- Nguyễn Đình Thi)
Hẳn trong chúng ta không ai là không giữ mãi trong tâm trí hình ảnh chú bé Lượm:
Chú bé/ loắt choắt
Cái xắc /xinh xinh
Cái chân/ thoăn thoắt
Cái đầu/ nghênh nghênh
4 từ láy trải đều trong 4 dòng thơ, mỗi dòng đều được ngắt nhịp 2/2 tạo cảm giác chắc khỏe, cộng hưởng thêm ý nghĩa của từ láy “ loắt choắt, thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh” đã làm nổi bật lên sự nhanh nhẹn, hồn nhiên đáng yêu vô cùng của chú bé liên lạc dũng cảm.
3.2.5. Trong vai trò tạo hình tƣợng
Cũng như các ngành nghệ thuật khác, văn chương phản ánh và chiếm lĩnh đời sống bằng hình tượng nghệ thuật. Nếu “ hình tượng là sự phản ánh hiện thực một các khách quan bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính” thì hình tượng nghệ thuật “ là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật”
Hình tượng nghệ thuật chính là những khách thể đời sống được người nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng, sáng tạo trong tác phẩm của mình. Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không phải sao chép y nguyên mà phải qua sự chọn lọc, sáng tạo với tài năng, quan điểm của người nghệ sĩ về đời sống. Mỗi chi tiết tạo nên hình tượng luôn có sự mã hóa các tư tưởng, cảm xúc xã hội, thẩm mỹ. Chúng liên kết, cộng hưởng với nhau tạo nên một hình tượng hoàn chỉnh, đạt tới tầm khái quát, có khả năng tác động tới người đọc, người đọc thưởng thức, đồng cảm và hành động.
Đặc trưng của hình tượng nghệ thuật: là một khách thể thẩm mỹ mang tính tinh thần, có tính tạo hình và tính biểu hiện, chứa đựng tính chất xã hội và lý tưởng thẩm mỹ, mang tính sáng tạo [1,149]
Hình tượng văn học là khái niệm chỉ một dạng đặc thù hình tượng nghệ thuật được thể hiện bằng chất liệu ngôn từ, nên cũng gọi là hình tượng ngôn từ [1,149]. Hình tượng văn học được mở dần ra trong không gian, thời gian, được tái hiện trong toàn bộ quá trình vận động phát triển. Do các ký hiệu lời nói luân phiên nhau theo thời gian nên hình tượng văn học được thể hiện bằng ngôn từ chẳng những giống các sự vật mà còn trở nên năng động, mang tính khái quát và ước lệ nhiều hơn các nghệ thuật tạo hình khác. Hình tượng văn học hiện ra theo dòng liên tưởng, tưởng tượng của người đọc chứ không đơn thuần do tác động về thị giác.
Hình tượng nghệ thuật được dệt nên bởi thế giới ngôn từ nhiều màu, nhiều vẻ. Không chỉ là một bộ phận của ngôn ngữ đời sống hàng ngày, mà từ láy còn là một bộ phương tiện đắc địa cho việc xây dựng hình tượng nghệ thuật bởi giá trị ngữ nghĩa do hiệu quả thi pháp mà chúng đem lại. Từ láy phát huy tác dụng biểu hình, biểu cảm khi đi vào thơ ca.
Trong tác phẩm văn chương, hình tượng nghệ thuật biểu hiện ở nhiều cấp độ. Đó trong câu là một bông hoa, một bức tranh, một phong cảnh, cũng
có thể là một cảm xúc, một nét tâm trạng nào đó. Thông thường và quan trọng nhất là hình tượng con người, những con người có tên, không tên, đứng ở những vị trí, thuộc những tầng lớp khác nhau đều được các tác giả dày công khắc họa.
Cái buồn, cái sầu thấm đẫm đã tạo nên màu áo ảo não cho thơ Huy Cận trước cách mạng. Tâm trạng buồn đau, cô đơn trở đi trở lại trong thơ ông đến ám ảnh:
“Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn”
Trong đêm mưa thao thức không ngủ, thi sĩ lắng nghe tâm hồn mình dậy những con sóng buồn. Toàn bộ ý nghĩa của câu thơ lục bát dồn góp trong hai từ láy “ nặng nặng, buồn buồn”. Cả hai đều là từ láy hoàn toàn, thanh điệu mang âm vực thấp gợi sự lặp lại, trĩu nặng trong tâm hồn. Nhà thơ lắng nghe không gian bên ngoài hay lắng nghe chính tâm hồn mình để nhận ra:
“Nghe đi rời rạc trong tâm hồn
Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi
Rơi rơi…dìu dịu…rơi rơi
Trăm muôn giọt nhẹ nối vu vơ
Tương tư hướng lạc phương mờ
Trở nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe
Gió về lòng rộng không che
Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư…
( Buồn đêm mưa)
Nhà thơ sử dụng lượng từ láy đậm đặc: rời rạc, lẻ loi, dìu dịu, vu vơ, hững hờ, hiu hiu đều là những từ gợi sự cô đơn, bơ vơ. Con người trải lòng mình với thế giới nhưng “ hướng lạc, phương mờ” nên lòng rộng chất chứa đầy tâm tư.
Trong khi khắc họa hình tượng, không chỉ bản thân hình tượng mà bối cảnh để chuẩn bị và làm nền cho hình tượng cũng được các tác giả chú ý tạo
dựng. Tâm hồn, cuộc đời nhà thơ được mô tả trong hình tượng “ Thuyền - hồn” và đặt vào không gian cụ thể:
“Giữa trời hình lá con con
Trời xa sắc biển, lá thon mình thuyền Gió qua là ngọn triều lên
Hiu hiu gió đẩy thuyền lên biển trời
Chở hồn lên tận chơi vơi
Trăm chèo của Nhạc, muôn lời của Thơ Quên thân như đã quen giờ
Tê mê cõi biếc bến bờ là đâu
( Trông lên)
Chiếc lá in trên nền trời theo con mắt nhìn của thi sĩ cũng như chiếc thuyền giữa mênh mông biển trời bao la. Chiếc thuyền hay cũng chính là tâm hồn thi sĩ đang bồng bềnh giữa muôn trùng sóng nhạc, sóng thơ. “Chơi vơi” (trơ trọi một mình giữa khoảng nước rộng, gây cảm giác cô độc, không có chỗ dựa, chỗ bám víu) vừa diễn tả trạng thái con thuyền tâm hồn đang lướt giữa mênh mang mây trời, đồng thời lại diễn tả thành công tâm trạng bất định, bế tắc của chính thi sĩ giữa cuộc đời.
Mưa cũng là hình tượng thường xuất hiện trong thơ Huy Cận. Nhà thơ đã nhận ra sự khác biệt giữa mưa xưa và mưa nay. Nhưng khác biệt đó đâu chỉ là của thiên nhiên mà còn là của chính cõi hồn nhà thơ:
“ Mưa xưa rời rạc, tần ngần
Mưa nay ríu rít, nhân quần tiếng vang”
( Mưa mười năm sau)
Đất nước, con người Việt Nam luông là những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, giàu giá trị của thơ ca. Làng quê Việt Nam với mái đình, giếng nước, gốc đa, với những chàng trai cô gái trong sáng, nghĩa tình thủy chung. Không
khí mùa xuân tươi vui, đầy hứng khởi dưới cái nhìn của những cô gái đang yêu, mong chờ được gặp người yêu:
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”
“Phơi phới” là cảm thấy đang được thổi nhiều sức sống và mở ra nhiều hứa hẹn. Chỉ cần một từ láy đó thôi đã đủ lột tả hết niềm vui trong lòng người thiếu nữ đang tuổi yêu. Tả mưa xuân đấy nhưng cũng chính là để tả cảm xúc con người. Dường như thiên nhiên, đất trời và con người hòa chung nhịp đập.
Buổi hát của thôn Đoài là cơ hội gặp gỡ, hò hẹn. Cô gái nóng lòng gặp mặt người yêu. Lúc đi hào hứng bao nhiêu, đến khi không gặp được người thương, cô gái trở về trong cô đơn, tủi hờn bấy nhiêu:
“ Mình em lầm lụi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê