Đặc điểm ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu vai trò của từ láy trong một số tác phẩm văn chương (Trang 41 - 47)

7. Kết cấu luận văn

2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa

Ý nghĩa của các từ láy mà chúng tôi thống kê được khá đa dạng, cụ thể: Biểu thị ý nghĩa tần suất: 2 từ

“ Thỉnh thoảng” – “ (xảy ra) không thường xuyên, số lần ít và thường cách nhau một khoảng thời gian khá dài” [23, 463]

Biểu thị ý nghĩa âm thanh: 48 từ. Ví dụ:

“ Xèo xèo” – “ có tiếng reo nhỏ, liên tiếp như tiếng phát ra khi thả thanh sắt nung nóng vào nước”[ 23, 524]

“ Lại có những người bị lửa thiêu

Những đầu nhúng vạc cháy xèo xèo

( Cảnh địa ngục)

“ Ha hả” – “( tiếng cười) to, miệng mở rộng, phát ra liên tiếp theo hơi thở với vẻ khoái chí( thường là tiếng cười của đàn ông)” [23, 145]

“ Anh kể chuyện tôi nghe

Trận chợ Đồn, chợ Rã

Ta đánh giặc chạy re

Hai đứa cười ha hả

(Cá nước)

“ Râm ran” – “ ( tiếng cười, tiếng nói của đông người) liên tiếp thành từng đợt, khi to, khi nhỏ trong sự thoải mái, vui nhộn)[ 23, 414]

“ Tốp bảy tốp ba về các xóm

Tiếng cười tiếng nói vẫn râm ran

( Một chiến công)

Nhìn chung, trong số những từ láy loại này, bên cạnh các từ đơn thuần mô phỏng âm thanh tự nhiên( chim chíp, cúc cu,…), thì còn nhiều từ mà trong sự mô phỏng âm thanh đã ẩn chứa cả sắc thái đánh giá của người sử dụng.

Biểu thị ý nghĩa về hình dáng, kích thước: 18 từ. Ví dụ:

“ Lởm chởm” – “ có nhiều mũi nhọn nhô ra hoặc đâm ra, chĩa ra không đều trong dễ sợ”[23, 278]

“ Tôi chống chiếc bơi chèo gỗ cũ đen, bước loạng choạng lên bãi bùn

( Vượt biển)

“ Lênh khênh” – “ cao quá mức, gây ấn tượng không cân đối, dễ mất cân bằng”[ 23, 244]

“ O du kích nhỏ giương cao súng

Thằng Mĩ lênh khênh đứng cúi đầu”

( Tấm ảnh)

“ Ngoằn ngoèo” – “ có nhiều uốn lượn liên tiếp theo những hướng khác nhau”[23, 329]

“ Xa xa sau lớp nhà xiêu

Một tia khói nhỏ ngoằn ngoèo bay lên”

( Bà má Hậu Giang)

Biểu thị ý nghĩa về hoạt động: 102 từ. Đây đều là các từ láy động từ. Ví dụ: “ Gườm gườm” –“ ( cách nhìn) thẳng, không chớp và tập trung vào một hướng vẻ giận dữ, thách thức”[ 23, 144]

“ Vẫy tay lũ tớ gườm gườm

( Bà má Hậu Giang)

“ Sờ soạng” – “ Sờ chỗ này chỗ khác theo hướng rộng ra để tìm kiếm, do mắt không thể nhìn thấy” [ 23, 437]

“ Hoàng hôn thế kỉ phủ bao la

Sờ soạng cha ông tìm lối ra”

( Các vị La Hán chùa Tây Phương)

Biểu thị ý nghĩa về trạng thái, tính chất, quá trình: 716 từ. Đây là các từ láy tính từ, động từ. Ví dụ:

“ Bâng khuâng” – “ ở trạng thái có nhiều cảm giác khác nhau pha trộn luyến tiếc, nhớ thương, lo lắng mà đến tự mình cũng không phân định rõ ràng”[23, 31]

“ Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân

(Kính gửi cụ Nguyễn Du)

“ Lấp lánh” – “ phát ra ánh sáng liên tiếp từ các mặt, các cạnh của vật thể đang chuyển động” [23, 233]

“ Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh

Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây”

( Nhớ)

“ Héo hon” – “ ở trạng thái khô héo đến mức quắt lại, sức sống bị suy kiệt tới cùng cực” [ 23, 154]

“Bâng khuâng thương nhớ buồn tê tái

Như mắt người chinh phụ héo hon

(Bài thơ Hắc Hải)

Những từ láy được lặp lại nhiều lần: mênh mông, bâng khuâng, tha thiết, bồn chồn,…Chúng được các tác giả sử dụng nhiều lần chính do chúng có tác dụng cao trong việc biểu đạt nội dung cảm xúc.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số từ láy do các tác giả sáng tạo để phục vụ ý đồ thẩm mỹ của mình: rì rà, thù thì, rà rà, rõi ràng:

“ Lá ngô lá mía rì rà

Áo Đêm xuân khéo mượt mà giải tơ” ( Trăng xuân)

“ Và trong lòng với trong tim

Có lời em có bóng em rõi ràng

( Không ngủ) “ Gió bấc gầm rung vách đá

Chim kêu sau lán thù thì

( Bài thơ viết cạnh đồn Tây) “ Mặt trái xoan, má đồng tiền

Răng đều chằn chặn tóc đen rà rà

Khi đối chiếu với cuốn Từ điển từ láy- 2003 do Hoàng Văn Hành chủ biên, cuốn Từ điển – 2007, chúng tôi không tìm được bốn mục từ như đã nêu trên. Căn cứ vào ngữ cảnh, nội dung của câu thơ, bài thơ có thể thấy đây là những từ miêu tả âm thanh, trạng thái, tính chất của sự vật. “ Rì rà”, “thù thì” diễn tả loại âm thanh, tiếng động nhỏ, trầm, có cường độ không đều nhau. “Rà rà” làm bổ ngữ cho tính từ “ đen” nhằm nêu bật đặc điểm của màu tóc ở mức độ cao, đồng nhất. Còn từ “ rõi ràng” có lẽ là biến thể của “ rõ ràng”, cùng biểu hiện tính chất “ rõ đến mức có thể nhận biết được một cách dễ dàng và đầy đủ”[23, 420]

Ngoài ra, trong khu vực từ đã thu lượm được còn có một số cấu trúc là kết quả trực tiếp của phương thức lặp (cú pháp) đối với yếu tố gốc. Chẳng hạn như: ngày ngày, đêm đêm.... Tuy nhiên để có cách nhìn toàn cảnh khuynh hướng sử dụng láy như một biện pháp tu từ nghệ thuật, chúng tôi vẫn đưa vào trong danh sách này. Những từ lặp kiểu này được sử dụng để biểu thị ý nghĩa số nhiều. Chúng gồm 9 từ. Chúng có cấu trúc láy lại hoàn toàn yếu tố gốc và về từ loại đều là danh từ. Ngược với biểu thị ý nghĩa số nhiều này là các từ láy chân chính thể hiện ý nghĩa tần suất. Trong danh sách của chúng tôi là các từ thỉnh thoảng, ...

2.4. Tiểu kết

Qua kết quả thống kê, phân loại số lượng từ láy trong phạm vi khảo sát, chúng tôi nhận thấy:

Trong số 568 tác phẩm được khảo sát có tới 519 tác phẩm xuất hiện từ láy. Danh sách từ láy thống kê được từ tác phẩm là 896 từ với số lần xuất hiện là 2747. Danh sách này đa phần là từ láy đôi (886 từ/ 2734 lượt). Từ láy tư có 10 với 13 lần xuất hiện. Không có một từ láy ba nào trong danh sách này.

Về sự hòa phối âm thanh đặc trưng của láy có những đặc điểm lưu ý sau. Trong số các từ láy đôi, từ láy âm chiếm số lượng lớn nhất ( 567/ 886 từ

chiếm 64%), từ láy hoàn toàn có 192/ 886 từ chiếm 21,7%, từ láy vần chiếm tỉ lệ thấp nhất( 127/ 886 từ chiếm 14,3%). Có 45/886 từ láy đôi thanh điệu kết hợp không theo quy tắc truyền thống.

Về ngữ nghĩa, các từ láy được họp thành những tiểu nhóm chứa các loại ý nghĩa biểu trưng đáng quan tâm như: nghĩa về tần suất, hình dáng kích thước, trạng thái tính chất, mô phỏng âm thanh.

Trong số 896 từ láy đã tìm được, có 4 từ hoàn toàn mới về cấu trúc lẫn ý nghĩa, Chúng tôi nghi rằng chúng là sản phẩm sáng tạo của các tác giả. Đó là các từ: rì rà, thù thì, rà rà, rõi ràng.

Chƣơng 3. NHẬN XÉT VỀ VAI TRÒ CỦA TỪ LÁY TRONG THƠ CA

3.1. Dẫn nhập

Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của văn học nghệ thuật. Một trong những yếu tố tạo nên thành công cho tác phẩm văn học là do nhà văn đã công phu lựa chọn và tổ chức ngôn từ một cách chính xác, độc đáo. Khi người đọc nhận ra sự dày công đó chính là lúc họ cảm hiểu được vẻ đẹp nghệ thuật của văn chương nói chung, thơ ca nói riêng. Là một bộ phận đặc sắc và quan trọng của vốn từ vựng của tiếng Việt, từ láy đã được các nhà thơ chú ý khai thác thế mạnh riêng của chúng, góp phần tạo nên những áng thi ca giàu giá trị nghệ thuật, có sức hấp dẫn với độc giả.

Một phần của tài liệu vai trò của từ láy trong một số tác phẩm văn chương (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)