7. Kết cấu luận văn
3.2.3. Trong vai trò tạo vần
Một trong những yếu tố thuộc về hình thức của thơ ca mà chúng ta dễ nhận biết nhất chính là vần. Sự tồn tại của vần là khách quan và hiển nhiên đến nỗi nhiều bài thơ không vần từng bị coi là phản thơ và đó cũng là lý do để các nhà ngôn ngữ học tìm hiểu, đưa ra định nghĩa chũng như khẳng định vai trò của vần với thơ ca.
Vần “ là một phương tiện tổ chức văn bản thơ dựa trên cơ sở sự lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ tạo nên tính hài hòa và liên kết của dòng thơ và giữa các dòng thơ” [23, 423]
Theo Mai Ngọc Chừ, ông quan niệm “ vần là sự hòa âm, sự cộng hưởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hoặc hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ và thể hiện những chức năng nhất định như liên kết các dòng thơ, gợi tả, nhấn mạnh sự ngừng nhịp” [ 11, 16]
Từ điển tiếng Việt quan niệm: “ hiện tượng có vần được lặp lại hoặc gần giống nhau giữa những âm tiết có vị trí nhất định trong câu ( thường là câu thơ) để tọa nhịp điệu và đường sức gợi cảm” [40, 1364].
Không phải ngẫu nhiên mà vần lại trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà nghiên cứu như vậy. Nguyên do dẫn tới điều này chính bởi vai trò to lớn của vần đối với toàn bộ tình cảm của bài thơ. “ Không có vần, câu thơ sẽ tan ra”. “ Vần làm cho ta quay trở lại dòng trước, bắt ta nhớ lại nó, bắt tất cả các dòng vốn trình bày một tư tưởng gắn lại với nhau”. Vần thơ như “ sợi dây ràng buộc các dòng thơ lại với nhau, do đó việc đọc được thuận miệng, nghe được thuận tai và làm cho người đọc, người nghe dễ hiểu dễ nhớ. Những câu tục ngữ, ca dao, câu hát ru của người mẹ đã in sâu vào tiềm thức mỗi con người phần lớn nhờ sự kết nối vần đem lại. Trẻ em chưa biết đọc vẫn có thể thuộc lòng các bài ca dao, đồng dao dài chính là nhờ có sự bắt vần.
Như vậy, khi nói tới chức năng của vần, chức năng liên kết văn bản được nhắc đến trước nhất. Vần thơ là tiếng vọng, tiếng gọi để các câu thơ sát
gần lại nhau. Không chỉ vậy, vẫn còn giúp làm đậm mạnh chỗ ngừng nhịp, giúp nhịp được chia tách rõ ràng, cụ thể. Từ mang vần đã trở thành tiêu điểm của dòng thơ, trong câu giúp tăng sức mạnh biểu đạt ý nghĩa cho câu thơ, bài thơ.
Dựa vào vị trí của vần, người ta chia ra thành 2 loại: vần chân, vần lưng. Vần chân ( cước vận ) “ là vần được gieo vào cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ”
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Vần chân lại bao gồm các tiểu loại: vần liên tiếp, vần gián cách, vần ôm, vần hỗn hợp. Đây là hình thức gieo vần phổ biến nhất trong thơ ca.
Vần lưng (yêu vận) là vần được gieo vào giữa dòng thơ. Vần lưng thường chỉ có trong thơ Việt Nam, tạo nên tính chất giàu nhạc điệu cho thơ Việt Nam.
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”
Căn cứ vào mức độ hòa âm, các nhà nghiên cứu lại phân biệt: vần chính và vần thông. Được coi là vần chính khi có “ sự hòa âm thanh ở mức cao giữa các tiếng được gieo vần, trong đó bộ phận vần cái (kể từ nguyên âm chính đến cuối âm tiết) hoàn toàn trùng hợp, phụ âm đầu ( nếu có phải khác nhau)
“ Trăng vừa đủ say để gây mơ
Gió nhịp theo đêm không vội vàng
Khí trời quanh tôi làm bằng tơ
Khí trời quanh tôi lằm bằng thơ
Vần thông là“ một loại vần được tạo nên bởi sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng được gieo vần, trong đó bộ phận vần cái ( kể từ nguyên âm chính đến cuối âm tiết ) không lặp lại hoàn toàn mà trong câu khác biệt nhau chút ít”
“ Những cảnh ấy trên đường về ta đã gặp
Tháng ngày qua ám ảnh mãi không thôi
Và từ đấy lòng ta luon tràn ngập
Nỗi buồn nhớ tiếc giống dân thời”
( Chế Lan Viên)
Từ láy chiếm một số lượng lớn trong tiếng Việt với số lượng khuôn vần phong phú cho nên chúng dễ dàng đứng vào các vị trí tạo vần.
Từ láy tạo vần chân là chủ yếu, tạo vần lưng ít hơn.Trong các trường hợp tạo vần lưng, thể lục bát chiếm đại đa số, còn trong các thể thơ khác, số lần xuất hiện ít hơn( 3 lần).
Cùng là vần chân nhưng mức độ hòa âm và vị trí của chúng cũng linh hoạt, từ đó giúp cho mạch thơ vừa được giữ vững, lại vừa tạo sự vận động biến đổi cho toàn bài. Từ láy mang vần không chỉ để tạo liên kết trong nội bộ bài thơ mà còn tạo mối liên kết giữa các đoạn, khổ với nhau:
… Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về
Ôi! Hôm nay sao nhựa sống tràn trề…
( Tâm tư trong tù )
… Ôi đêm tối những nơi nòa lửa đỏ ?
Nếu đôi lúc ta hát thầm nhỏ nhỏ…
… Cờ hoa đỏ nắng, mái nhà vàng sao
Tay vai sóng vỡ dạt dào…
( Lại về )
… Trong đêm tối, mở chân trời hừng hực
… Vừa tỉnh dậy, rật lên trời, ríu rít
Xe điện chạy leng keng vui như đàn con nít…
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra biểu trưng về ý nghĩa của của khuôn vần trong từ láy. Chính mối liên hệ ngữ âm- ngữ nghĩa đã tạo điều kiện để các nhà thơ trong câu lựa chọn từ ngữ như vậy vần vừa đảm bảo liên kết văn bản, vừa góp phần làm phong phú thêm giá trị nghệ thuật của câu thơ, dòng thơ.
Những tầng nghĩa biểu trưng mà khuôn vần “ơ” diễn đạt đã được Huy Cận sử dụng rất thành công để thể hiện tâm trạng:
“Mong trốn tránh bơ vơ
Tôi đem tình bán rẻ
Cho vạn khách thờ ơ
Và lòng tôi đã ế”
( Ê chề )
“ Bơ vơ”: “ lẻ loi, trơ trọi một mình không có nơi nương tựa” [23, 49] “ Thờ ơ” : “ không hề quan tâm, không thèm để ý tới, coi như không có” [23, 468]
Hai từ láy vần “ơ ” được sử dụng liên tiếp tô đậm tâm trạng cô đơn, không tìm được điểm tựa tin tưởng giữa cuộc đời. Nhà thơ như kẻ lữ hành chìm trong sự bế tắc, mong thoát khỏi bi kịch người nghệ sĩ đa cảm trước cuộc đời.
Cũng như vậy, Tố Hữu khai thác tối đa giá trị ngữ nghĩa của khuôn vần “ ơ”
“ Nhưng nhà đã rải lơ thơ
Người đi mấy bóng vẩn vơ trên đường”
Lơ thơ: ( những vật có hình sợi, hình dài ) thưa thớt, loáng thoáng [23, 275]. Vẩn vơ: ở trạng thái suy nghĩ, nói năng hay đi lại mà không biết rõ mình cần gì, muốn gì và làm sao [23, 507]
Hai từ láy với đặc trưng ý nghĩa của khuôn vần “ ơ” đã tô đậm khung cảnh thưa thớt, hoang vu của vùng rừng núi xa nơi nhà thơ bị kẻ thù đưa tới.
Trong hiện tượng nguyên âm , /a/ là nguyên âm đơn dài có âm lượng lớn nhất, có độ mở rộng nhất. Với đặc điểm như vậy, trong từ láy khuôn vần [a] có khả năng gợi tả những gì có tính chất mạnh mẽ, to vang, kéo dài. Những từ láy mang khuôn vần [a] thực sự được các nhà thơ chú ý khai thác:
“ Con chim reo…con chim reo, rộn rã
Đất nước cả hai miền giục giã…”
( Xin gửi miền Nam)
Rộn rã: “ rộn lên do nhiều âm thanh, nổi lên liên tiếp một cách sôi nổi, vui vẻ” [23, 421]. Hai âm chính [ô],[a] đều là những âm có độ mở lớn thích hợp thể hiện lượng âm thanh vang, nhiều, từ đó dễ dàng gợi không khí tươi vui
Giục giã: “ giục nhiều lần, liên tiếp” [23, 142]
Có lẽ bởi lý do đó mà Nguyễn Đình Thi đã sử dụng từ láy “ thiết tha” để tạo vần “a” vang vọng:
“Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
…Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta”
( Đất nước)
Đặt vào trong dòng chảy của tứ thơ, “ thiết tha” cũng góp phần tạo độ ngân để vừa mang lại sức vang lại vừa diễn đạt sự lắng đọng, chuẩn bị để mạch thơ đi vào chiều sâu suy tưởng, đồng thời như ngầm tạo ra dòng chảy liền mạch của truyền thống dân tộc.
Khi nguyên âm /a/ có mặt trong từ láy cùng với những nguyên âm khác sắc thái mở rộng, tươi vui vẫn tiếp tục được bộc lộ:
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi ( Chân quê )
Rộn ràng: “ nhộn nhịp, vui vẻ do có nhiều âm thanh màu sắc và hoạt động từ nhiều hướng cùng một lúc tác động vào” ; “ Cảm thấy xao xuyến do nhiều cảm xúc vui mừng dậy lên từ bên trng” [23,421 – 422]. Từ nguyên âm /o/ đến nguyên âm /a/ âm lượng được nâng từ trung đến lớn, âm sắc từ trầm chuyển sang bổng đã gợi sự lan tỏa, mở rộng: từ trạng thái tình cảm con người đã được tác giả chuyển đổi để miêu tả sự thay đổi của cô thôn nữ. Không còn là cái yếm lụa đào, dây lưng đũi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen hiền dịu, chân quê mà là khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm hiện đại. Nguyên âm /a / mở, vang,kết hợp với âm cuối /ng/ cũng là một phụ âm vang, “rộn ràng” hiệp vần với “đầu làng” ở dòng trên dường như còn là tâm trạng vui sướng của cô gái trước những điều mới lạ của chốn tỉnh thành.
Khuôn vần “ ang”
- Ôi những ngày xuân rất dịu dàng
Hát câu quan họ chuyến đò ngang Nhẹ nhàng tay cấy bên sông ấy
Súng khoác trên lưng, chẳng ngỡ ngàng
( Xuân sớm – Tố Hữu)
Nửa đêm anh thức dậy bàng hoàng
Nửa vì xuất huyết, nửa vì thương Thương con, thương vợ và thương bạn
Và tiếc đời, ôi! Nếu dở dang
( Hạt lại gieo) Khuôn vần [ao]:
“ Và em có hiểu vì sao
Lòng Bác mênh mông vẫn dạt dào
Yêu nụ mầm non, yêu tuổi trẻ
Biển thường yêu vậy sóng xôn xao
(Theo chân Bác)
Hai từ láy “ dạt dào, xôn xao” được sử dụng liên tiếp để tạo vần chân. Dạt dào: ở trạng thái dậy trào lên cao và liên tục như sóng biển [ 23, 100 -101] Xôn xao:” âm thanh, tiếng động rộn lên từ nhiều phía và xen lẫn nhau. Hay nổi lên những lời bàn tán, tỏ thái độ về một sự việc xảy ra, hay xao xuyến rung động trong lòng”. [23, 530].
/ e/ là nguyên âm dài, hàng trước, hơi hẹp, không tròn môi, có tính chất bổng cùng với cách phát âm riêng biệt đã gợi nên ấn tượng kéo dài theo chiều rộng, không gọn gàng. Từ láy mang khuôn vần “ê” đã được các nhà thơ vận
dụng tài tình: “Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có dài lê thê
Em ơi em cứ đợi” ( Đợi anh về)
Dầm dề: “thấm nước đến mức chảy ra”, “ mưa nhiều và kéo dài liên miên không ngớt” [23, 102]
Lê thê: “quá dài, đến mức như không biết còn kéo dài đến đâu mới dứt, gây cảm giác khó chịu” [23, 243].
Với khuôn vần /e/, “ dầm dề”, “ lê thê” gợi ta liên tưởng tới những tháng ngày dài dặc với nỗi buồn không bao giờ dứt mà cô gái sẽ phải chịu đựng. Chàng trai hiểu điều đó, cảm thông và động viên để cô gái có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.
Tố Hữu cũng sử dụng từ láy “ dầm dề” để tạo vần lưng: Đêm nay bộ đội rừng khe
Mưa ướt dầm dề, gió buốt chân tay”
( Bà bủ)
Khuôn vần “ăm” kết thúc bằng phụ âm môi / m/ có xu hướng gợi ấn tượng trạng thái cao độ( bám giữ rất sâu, rất chặt vào một mục tiêu, một hướng, một ý đồ nhất định):
- Giếng trong lẻo, trời xanh in thăm thẳm
Chiều thu quê hương sao mà đằm thắm
( Chiều thu quê hương) - Có gì thương bằng đôi mắt đen
Của người yêu nhìn ta đằm thắm Không gì thân bằng những ngọn đèn
Trên đường đêm canh trời thăm thẳm
( Những ngọn đèn)
“ Thăm thẳm” ( rất xa hoặc rất sâu, như hút tầm mắt không thấy đâu là giới hạn cuối cùng)[ 23, 456].