7.2 .Ý nghĩa thực tiễn
8. Kết cấu của đề tài:
2.1. Những nhìn nhận về vấn đề giáo dục giới tính
Mỗi một vùng, lãnh thổ, quốc gia khác nhau với những nền văn hóa đặc trưng thì có những thái độ khác nhau về giáo dục giới tính.
Theo như Ford và Baech, 1951 cho rằng: Các nền văn hóa rất khác biệt nhau trong việc giáo dục giới tính và chuẩn bị cho thanh niên về cuộc sống tình dục. Như trên đảo Ponape, trẻ em từ 4 đến 5 tuổi được người lớn giáo dục tình dục một cách kỹ lưỡng và khuyến khích thực hành với nhau. Trong tộc người Chewa ở Châu Phi bố mẹ cho rằng thực hành tình dục sẽ làm cho cá nhân hồn hảo, với sự đồng ý của bố mẹ trẻ trai và trẻ gái làm lều chơi trò vợ chồng với nhau. Hoặc theo như các hiện vật đời xưa để lại cho thấy ở Trung Quốc các cô gái khi về nhà chồng thường được mẹ đặt trong rương quần áo, hay hộp của hồi mơn những món q q giá nhất. Đó là những quyển sách dạy làm tình, có mơ tả hoặc thường là hình vẽ dạy các tư thế làm tình sao cho cả hai vợ chồng đều đạt đến khối cảm cao nhất (loại hình giáo dục giới tính cổ đại). Ngược lại có một số nền văn hóa coi tình dục là vấn đề nghiêm cấm và nghiêm khắc đề nén những biểu hiện của tình dục, như trẻ em người Kwoma ở New Guinea bị trừng phạt nếu như chơi trị chơi giới tính, và cấm chạm vào người nhau.
Ngày nay giáo dục giới tính đã trở nên cần thiết cho con người nên một số quốc gia như Tiệp Khắc, HungGaRi, Ba Lan đã đưa chương trình giáo dục giới tính vào trong nhà trường bằng những chương trình bắt buộc. Cịn các nước phương Tây như Anh, Đan Mạch, Thụy Điển đã tiến hành giáo dục học sinh khá sớm (1966). Ở Pháp chương trình giáo dục nội dung này thực hiện từ năm 1973. Đặc biệt một số nước ở ChâuÁ, Phi Mỹ Latinh cũng đưa chương trình giới tính vào trường phổ thơng và đạt nhiều kết quả tốt. Trung quốc tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh từ năm 1974 và hiện nay là một trong những nước có cơng trình nghiên cứu cũng như có sự phát triển cao về khoa học về giới tính, nhằm cung cấp cho các em những kiến thức và kỹ năng liên quan đến sự phát triển về tâm sinh lý của bản thân.
Con người ngày càng hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của giáo dục giới tính nên đã có nhiều dự án, chương trình giáo dục về giới cho các em học sinh. Tùy vào điều kiện phát triển của từng vùng miền vào khả năng thực hiện nên có những chương trình riêng như việc nghiên cứu sức khỏe sinh sản giáo dục dân số (1984, 1986), các hội nghị UNESCO khu vực đã làm sáng tỏ những yêu cầu về giáo dục đời sống gia đình và giáo dục giới tính trong q trình giáo dục dân số ở các nước khu vực Châu Á
Thái Bình Dương. Ở Châu Mỹ La tinh đưa dịch vụ sức khỏe sinh sản cho thanh niên về tình dục, kế hoạch hóa gia đình, bệnh lây truyền qua đường tình dục và phá thai. Châu Phi huấn luyện cán bộ giáo dục đồng đẳng để cải thiện sức khỏe sinh sản, tình dục. Cịn ở Châu Á giáo dục giới tính đã được đưa vào trong trường học như Trung Quốc, Thái Lan, Singapo. Philipin….
Theo SIECUS, Hội đồng Thơng tin và Giáo dục Giới tính Hoa Kỳ , 93% người17
lớn được họ khảo sát ủng hộ giáo dục giới tính ở trường trung học phổ thơng và 84% ủng hộ nó tại các trường trung học cơ sở. Trên thực tế, 88% cha mẹ học sinh các trường trung học phổ thông và 80% cha mẹ học sinh các trường trung học phổ thơng tin rằng giáo dục giới tính trong trường học khiến họ cảm thấy dễ dàng hơn khi trị chuyện với con mình về tình dục.Tuy nhiên một vài nơi trên thế giới giáo dục giới tính chưa được các bậc phụ huynh quan tâm đúng mực. Theo như Một nghiên cứu mới đây của Trường Đại học Los Angeles phối hợp với một trung tâm sức khỏe sinh sản (The
Rand Center for Reproductive Healt) chỉ ra rằng các bậc phụ huynh lại thường chần
chừ quá lâu. Thậm chí đến khi họ quyết định mở miệng thì…sự đã rồi. Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm tư vấn về kế hoạch hóa gia đình và Trung tâm sức khỏe sinh sản của tỉnh Tô Châu, Trung Quốc đã điều tra vấn đề “Thái độ của thanh niên và phụ huynh học sinh đối với vấn đề giới tính”, mang lại kết quả sau: Có đến
19.37% phụ huynh cho rằng khơng nên giáo dục giới tính cho con cái và 25% cho rằng nên. Cuộc điều tra cho thấy các bậc phụ huynh đang có sự lúng túng trong giáo dục giới tính với con cái, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiểu biết của thanh niên về giới tính.
Theo kết quả nghiên cứu, thống kê gần đây của Google thì Việt Nam là một17 trong những nước gõ câu lệnh “Sex” nhiều nhất thế giới. Từ đó có thể cho thấy những mối đe dọa e ngại tới vấn đề giáo dục giới tính. Câu hỏi được đặt ra là có bao nhiêu người, bao nhiêu trẻ em hiểu được đúng bản chất của vấn đề giáo dục giới tính và có các kiến thức lành mạnh và thực sự cần thiết cho bản thân mình để bước vào giai đoạn phát triển tâm lý tình dục tốt nhất. Thực tế cho thấy thì tình trạng giáo dục giới tính ở Việt Nam cịn khá yếu và kém. Giáo dục giới tính chủ yếu chỉ được đưa vào một số phần nhỏ trong sách giáo khoa nhưng nội dung kiến thức còn sơ sài, tập trung chủ yếu 17 http://www.hutech.edu.vn/phongctsv/component/content/article/36-y-te-hoc-duong/y-te-hoc- duong/292-giao-dc-gii-tinh-vn-cp-thit-cho-th-h-tr
ở những nội dung có tính chất giải phẫu sinh lý cơ thể, chưa đề cập tới quan hệ giữa hai giới, vấn đề tình dục và quan hệ tình dục. Trong xã hội truyền thống của Việt Nam vấn đề giới tính, tình dục căn bản là vấn đề tế nhị, thầm kín. Sự bùng nổ thơng tin các mạng xã hội Internet và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhất là ở đô thị, thông tin đến với mỗi cá nhân rất đa dạng, khiến các yếu tố tiêu cực như: văn hóa đồi trụy, sách báo, video đen… đã làm ảnh hưởng, tác động mạnh đến quan hệ giữa hai giới, làm các em có cái nhìn sai lệch về vấn đề giới tính cùng sự né tránh của các bậc phụ huynh làm các em tìm đến các trang mạng để tìm hiểu mà khơng biết rằng các trang mạng đó đúng hay sai, tốt hay xấu để rồi dẫn tới nhiều hậu quả khơn lường mà chính các em cũng khơng biết ngun nhân vì sao.