Những rủi ro gặp phải trong quá trình soạn thảo, ký kết hợp đồng

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) môn rủi RO và bảo HIỂM TRONG KINH DOANH QUỐC tế đề tài PHÂN TÍCH rủi RO TRONG KINH DOANH QUỐC tế của cà PHÊ TRUNG NGUYÊN XUẤT KHẨU vào THỊ TRƯỜNG HOA kỳ (Trang 42 - 49)

CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT

1.2 Những rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng

1.2.2 Những rủi ro gặp phải trong quá trình soạn thảo, ký kết hợp đồng

- Không ghi rõ tên hàng, không nhận được hàng

Tên hàng là đối tượng mua bán của hợp đồng, có tác dụng hướng dẫn các bên dựa vào đó để xác định các mặt hàng cần mua bán – trao đổi. Vì vậy đây là điều khoản quan trọng khơng thể thiếu giúp cho các bên tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp sau này, đồng thời dễ dàng phân biệt những sản phẩm khác cùng loại. Trong nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu do phía Việt nam lập điều khoản này thường ghi rất sơ sài, đơn giản hoặc viết tiếng nước ngồi có sai sót khiến cho đối tác có những cách hiểu khác nhau về hàng hố, đó là những ngun nhân của nhiều vụ tranh chấp hợp đồng ở Việt nam.

Một lưu ý nữa ở nước ta, không phải tất cả hàng hóa đều được phép mua bán trong hoạt động thương mại mà chỉ có những hàng hóa khơng bị cấm kinh doanh mới được phép mua bán. Những hàng hóa bị hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện chỉ được thực hiện khi hàng hóa và các bên mua bán hàng hóa đủ điều kiện luật định. Các doanh nghiệp cần chú ý điều này để tránh việc hợp đồng đã ký kết nhưng lại không thực hiện được.

- Quy định về chất lượng hàng hóa khơng rõ ràng nên nhận hàng chất lượng kém. Số lượng ghi sai đơn vị

ợ g ợ g g

Mô tả chi tiết và đúng chất lượng hàng hoá là cơ sở xác định chính xác giá cả của nó, đồng thờ buộc người bán phải giao hàng theo yêu cầu của hợp đồng. Nếu mơ tả khơng kỹ, thiếu chi tiết có thể sẽ dẫn đến thiệt thòi cho một trong hai bên. Các doanh nghiệp Việt nam thường mua máy móc thiết bị hoặc một số hàng hoá đã qua sử dụng, nếu không chú ý đến quy định về chất lượng hàng hóa trước khi ký kết có thể sẽ nhận phải lơ hàng quá kém về chất lượng hoặc thiết bị không đồng bộ mà người bán sẽ phủ nhận trách nhiệm của mình

Bên cạnh đó, hàng xuất khẩu của Việt nam phần lớn là hàng nông sản , nguyên liệu thô, với khối lượng tương đối lớn, như vậy sẽ có hao hụt trong quá trình vận

chuyển, lưu kho. Nhưng trên hợp đồng hay quên quy định mức dung sai cần thiết do vậy nhiều khi xảy tranh chấp trong quá trình thực hiện .

Ví dụ: Một cơng ty xuất khẩu lương thực ở Sài gịn bán gạo cho một cơng ty ở IRAN. Trên hợp đồng khơng quy định dung sai, nhưng trong L/C thanh tốn ngân hàng lại quy định dung sai của khối lượng hàng hoá. Kết quả là chi tiết trên các chứng từ thanh tốn và L/C khơng phù hợp với nhau cho nên ngân hàng mở L/C đã từ chối thanh toán. Người bán Việt nam phải thương lượng lại với người mua IRAN và phải giảm giá bán để được thanh toán.

- Thiệt thịi nếu khơng quy định giá cố định, giá xét lại. Người bán không giao hàng cho người mua do giá cả thị trường tăng lúc giao hàng. Người mua không nhận hàng do giá cả thị trường giảm lúc giao hàng

Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp các bên không thỏa thuận rõ giá và phương thức thanh tốn thì được xác định như sau:

● Biến động về giá sẽ theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán;

● Phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

Tuy nhiên, trong trường hợp hợp đồng không quy định chặt chẽ về điều khoản phương thức thanh toán và giá tại thời điểm thanh toán, nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu đều có thể gặp phải rủi ro khi đối phương khơng giao hàng theo quy định trong hợp đồng vì thiếu quy định trong điều khoản thanh tốn.

- Khơng quy định rõ về bao bì, ký mã hiệu

Bao bì, tem nhãn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong giá thành sản phẩm nên mọi yêu cầu đặc biệt về bao bì, tem nhãn đều dẫn đến một sự thay đổi về giá. Bên cạnh đó, qui cách đóng gói cũng ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm thông qua việc tác động vào chi phí vận chuyển. Trong hoạt động thương mại, bao bì giữ một vị trí rất quan trọng vì nó có những chức năng sau đây:

- Chứa đựng hàng hoá theo tiêu chuẩn đơn vị

- Bảo vệ hàng hoá, tránh những tổn thất thiệt hại do tác động của mơi trường bên ngồi, của tự nhiên hoặc do những hành động cố ý của con người

- Phân biệt hàng hoá của hợp đồng này với hàng hố của hợp đồng khác

Khơng quy định rõ về bao bì, ký mã hiệu sẽ có thể khiến hàng hóa bị tổn thất trong 0 0

q trình vận chuyển, gây ra nhiều rủi ro phải đền bù thiệt hại cho người mua cũng như tổn thất về tiền của

- Phạm vi bảo hành quy định quá chung chung.

Vì chất lượng hàng hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, do đó, phạm vi mà người bán bảo hành phụ thuộc chủ yếu vào tính chất đặc thù của hàng hóa và các điều kiện kỹ thuật của hợp đồng, chứ khơng bảo hành tất cả các tiêu chí về chất lượng hàng hóa.

Đối với những hàng hóa cơng nghiệp tiêu dùng đã được chuẩn hóa như máy giặt, xe máy, máy điều hịa khơng khí, đồng hộ, tivi… thì điều khoản bảo hành thường chỉ là “bảo đảm khả năng làm việc bình thường của hàng hóa”. Tuy nhiên, đối với máy móc và thiết bị tiêu chuẩn hóa, điều khoản bảo hành là bảo đảm chất lượng phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật đã được ban hành và đảm bảo khả năng hoạt động bình thường của máy móc, thiết bị đã bán

Theo những tính chất đặc thù của hàng hóa, việc không quy định rõ bộ phận được bảo hành trong hợp đồng sẽ dẫn đến nhiều xung đột khi vấn đề hư hỏng xảy ra, bên bán có thể phải chịu hồn tồn trách nhiệm cũng như là chi phí sửa chữa tồn bộ chất lượng sản phẩm thay vì là một tiêu chí nào đó của sản phẩm.

- Rủi ro trong q trình vận chuyển hàng hố

Trong quá trình vâ ”n chuyển hàng hóa đường xa, dù là bằng phương thức vâ ”n tải đường biển, đường sắt, hay đường bô ” đều không thể tránh khỏi những rủi ro, những trở ngại không đáng có làm ảnh hưởng trực tiếp tới tiến đơ ” giao nhâ ”n hàng ở đích đến cuối cùng. Tình trạng hàng hóa bị hư hỏng trong q trình vận chuyển thường ít bị xảy

ra, tuy nhiên khơng có gì có thể đảm bảo 100% cả, đặc biệt là đối với một số mặt hàng dễ vỡ như: thủy tinh, kính, gốm, sứ,… Những lỗi như này phần lớn đều là do đơn vị, cơng ty vận chuyển hàng hóa thiếu trách nhiệm đối với đơn hàng của mình, hoặc thiếu tính chun nghiệp, bởi vì, hàng hóa chỉ xảy ra sự cố khi: khơng được đóng gói cẩn thận, hàng chồng chất lên nhau q nhiều, thiếu sự kiểm sốt thơng tin hàng hóa,… Chính vì vậy, nếu khơng quy định rõ ràng về rủi ro khi hàng hóa bị hư hỏng, người bán hoặc người mua sẽ không thể khiếu nại công ty vận chuyển hoặc yêu cầu họ có lời giải đáp, bồi thường thiệt hại khi cần thiết.

Ngoài ra khi vận chuyển hàng hóa quốc tế sẽ thường gặp phải rủi ro như hàng hóa đến nơi muộn hơn so với thời gian quy định trong hợp đồng. Trong quá trình vận chuyển sẽ có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này như: ảnh hưởng của thời tiết, sự cố giao thơng, phương tiện vận chuyển bị hỏng hóc hay một số nguyên nhân nào đó,… những ngun nhân này là khó tránh khỏi, vì vậy nếu khơng có quy định rõ về những rủi ro bất khả kháng, người bán sẽ khó tránh khỏi việc phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại dù là những rủi ro bất khả kháng.

- Người mua thanh toán chậm hoặc khơng thanh tốn tiền hàng

g g g

Rủi ro này có thể xảy ra khi trong hợp đồng giao kết khơng đề cập rõ đến thời hạn thanh tốn và những quy định đảm bảo thanh toán trong điều khoản hoặc những chế tài phạt chậm thanh toán, dẫn đến người mua có thể lách luật và ci phạm hợp đồng. Nếu người bán khơng có những quy định chặt chẽ về thanh toán, những biện pháp bảo đảm, các chế tài thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, khi người mua thanh tốn chậm hoặc khơng thanh tốn tiền hàng, người bán sẽ khơng có căn cứ để xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh tốn cũng như khơng có được quyền khiếu nại để yêu cầu bên mua thanh tốn và nộp phạt khi có hành vi chậm thanh tốn tiền.

- Không quy định rõ cơ quan giám định

Giám định giúp phát hiện các lỗi dễ nhận diện như sai loại hàng, hàng bị vỡ hay thiếu…trước khi bên mua nhận hàng. Thông thường bên mua sẽ giám định khi hàng hóa đến với mục đích rất rõ ràng: nếu hàng hóa khơng phù hợp, bên mua có quyền từ chối nhận hàng và hủy hợp đồng. Do đó, giám định trước và sau giao hàng đều phải được đàm phán chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ các bên.

Cơ quan giám định hàng hóa là cơ quan được một bên ký hợp đồng hoặc uỷ quyền thực hiện các hoạt động giám định hàng hóa. Tuy nhiên, rủi ro có thể xảy ra khi cơ quan ủy quyền không được quy định rõ về việc độc lập với cả hai bên và có uy tín. Trường hợp nếu hai bên khơng thỏa thuận về cơ quan giám định để giám định hàng hóa khi xuất hoặc nhận hàng, sẽ dẫn đến nhiều tranh chấp và mâu thuẫn khi có rủi ro về hàng hóa xảy ra.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) môn rủi RO và bảo HIỂM TRONG KINH DOANH QUỐC tế đề tài PHÂN TÍCH rủi RO TRONG KINH DOANH QUỐC tế của cà PHÊ TRUNG NGUYÊN XUẤT KHẨU vào THỊ TRƯỜNG HOA kỳ (Trang 42 - 49)