Nguyên nhân của những rủi ro trong khâu soạn thảo, ký kết hợp đồng

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) môn rủi RO và bảo HIỂM TRONG KINH DOANH QUỐC tế đề tài PHÂN TÍCH rủi RO TRONG KINH DOANH QUỐC tế của cà PHÊ TRUNG NGUYÊN XUẤT KHẨU vào THỊ TRƯỜNG HOA kỳ (Trang 49 - 51)

CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT

1.2 Những rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng

1.2.3 Nguyên nhân của những rủi ro trong khâu soạn thảo, ký kết hợp đồng

- Do khâu đàm phán không tốt.

Đàm phán hợp đồng thương mại là một bước hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp trước khi đi vào ký kết hợp đồng. Đàm phán hợp đồng thương mại bao gồm giai đoạn chuẩn bị đàm phán và quá trình đàm phán. Quá trình đàm phán bao gồm mở đầu đàm phán, thương lượng nội dung đàm phán và kết thúc đàm phán. Q trình đàm phán có thể kết thúc khi đã đạt được những thỏa thuận chủ yếu và được coi là thành công khi kết thúc đàm phán, hợp đồng thương mại được ký kết. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán đơi khi sẽ có những thiếu sót dẫn đến gây ra những sai lầm trong khâu soạn thảo ký kết hợp đồng sau đó. Những nguyên nhân có thể là: Thiếu Thỏa thuận điều khoản về giải quyết tranh chấp . Rõ ràng trong một hợp đồng rủi ro là việc khó tránh khỏi,nên thỏa thuận các điều khoản về giải quyết tranh chấp là yếu tố tất yếu. Cần thỏa thuận pháp luật được áp dụng để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra như: điều khoản phạt vi phạm hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, các quy định bồi thường thiệt hại… Nếu q trình đàm phán khơng có những thỏa thuận như vậy, thì việc soạn thảo ký kết hợp đồng sẽ bị thiếu nội dung và thông tin, dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc

- Do thế và lực của doanh nghiệp quá yếu.

Người tham gia ký kết hợp đồng cần phải có thẩm quyền ký kết và đã được pháp luật 0 0

quy định. Đối với doanh nghiệp, muốn ký kết hợp đồng thì phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, nếu không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhưng vẫn đứng ra thay mặt doanh nghiệp ký các hợp đồng mà khơng có văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc có văn bản ủy quyền nhưng văn bản ủy quyền này đã hết hạn hoặc người được ủy quyền ký kết các

h đồ á h i ủ ề ề iá ị à hẩ ề hì h đồ đó ẽ bị

hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền về giá trị và thẩm quyền thì hợp đồng đó sẽ bị tun bố vơ hiệu. Chính vì vậy, khi tham gia soạn thảo, ký kết hợp đồng, các bên trong hợp đồng phải hết sức lưu ý đến địa vị pháp lý của người được đại diện uỷ quyền, phạm vi được uỷ quyền nhằm tránh tình trạng có tranh chấp sau này do việc ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện uỷ quyền.

- Do năng lực của cán bộ đàm phán, soạn thảo hợp đồng bị hạn chế…

Khi có hợp đồng thương mại quốc tế các bên thường thỏa thuận với nhau để chọn một văn bản pháp luật để làm căn cứ ký kết hợp đồng. Một số doanh nghiệp trẻ do chưa có kinh nghiệm hoặc chưa được cố vấn kỹ càng, không am hiểu về thông lệ kinh doanh dẫn đến mâu thuẫn trong q trình đàm phán hoặc sai sót trong q trình soạn thảo hợp đồng. Một nguyên nhân khác nữa đó là những người đàm phán, soạn thảo hợp đồng không biết về nghiệp vụ bn bán quốc tế. Điều này địi hỏi người đi đàm phán phải có kiến thức tốt, chuyên sâu về nghiệp vụ thương mại quốc tế. Nói cách khác, những người đi đàm phán để ký kết hợp đồng thương mại quốc tế phải là các nhà chuyên nghiệp về lĩnh vực thương mại quốc tế cụ thể mà họ chuẩn bị đàm phán. Ví dụ, đàm phán để ký kết hợp đồng thương mại quốc tế mà đối tượng mua bán là những thiết bị phức tạp như máy bay, cột thu phát sóng truyền hình, … sẽ hồn tồn khác với mua bán gạo, than đá, sắt thép. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển cũng sẽ có những tiêu chí kỹ thuật khác so với hợp đồng chuyển giao công nghệ liên quan đến vận hành một nhà máy lọc dầu. Chính vì vậy, nếu khơng có kiến thức chuyên sâu về luật kinh doanh và nghiệp vụ, sẽ dẫn đến nhiều sai sót trong khâu soạn thảo văn bản.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) môn rủi RO và bảo HIỂM TRONG KINH DOANH QUỐC tế đề tài PHÂN TÍCH rủi RO TRONG KINH DOANH QUỐC tế của cà PHÊ TRUNG NGUYÊN XUẤT KHẨU vào THỊ TRƯỜNG HOA kỳ (Trang 49 - 51)