CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT
2.3 Phân tích rủi ro
- Rủi ro về việc đáp ứng yêu cầu an tồn hàng hóa.
Chứng nhận sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ là yêu cầu rất quan trọng, được ví von như visa nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường này. Nếu doanh nghiệp Trung Nguyên Việt Nam muốn xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ phải đăng ký chất lượng với Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ, đăng ký cơ sở sản xuất kinh doanh để được cấp mã số kinh doanh của FDA. Tuy nhiên, khơng ít doanh nghiệp Việt Nam có khó khăn trong việc nắm bắt quy định, trình tự, thủ tục xin cấp mã số FDA (quy định giám sát độ an toàn những sản phẩm thuộc danh mục quản lý lưu ý lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ), ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trung Nguyên sẽ bỏ lỡ thực hiện nhiều đơn đặt hàng lớn nhập khẩu cà phê từ các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ nếu khơng có được hoặc có chậm mã số FDA, theo đó khơng đáp ứng được yêu cầu về an tồn, chất lượng và mơi trường của Hoa Kỳ. Ngồi ra, Trung Nguyên cũng cần đặc biệt lưu ý về việc đáp ứng tiêu chuẩn an tồn đối với bao bì hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Đã có vụ việc bao bì gỗ hàng xuất khẩu máy móc thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam bị Cục Hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) kiểm tra, phát hiện có cơn trùng bên trong, yêu cầu tái xuất, phải gánh chịu chi phí lưu bãi, lưu kho, ngồi ra phải chịu chi phí vận chuyển bằng phương thức thay thế, tiền phạt, tiền bồi thường do giao hàng chậm cho nhà nhập khẩu Hoa Kỳ. Đây cũng là rủi ro mà Trung Nguyên sẽ gặp phải khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
- Rủi ro lạm phát tại Mỹ ảnh hưởng tới lãi suất và tỷ giá hối đoái.
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Và nền kinh tế lớn nhất
thế giới đã bùng nổ trở lại sau những thiệt hại kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, được hỗ trợ chủ yếu nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng của Cục Dự trữ liên bang (Fed) và các biện pháp kích thích lớn của chính phủ. Cùng với việc đại dịch vẫn đang hoành hành ở nhiều khu vực khác trên thế giới, chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục tắc nghẽn, xung đột Nga-Ukraine đã tác động đến việc gia tăng chi phí năng lượng, lương thực và chi tiêu thâm hụt từ chính phủ liên dẫn tới lạm phát. Và việc thắt chặt làm lãi suất của dòng tiền tăng lên dẫn tới tỷ giá hối đoái của đồng USD tăng. Việc tăng đồng USD có thể gây khó khăn cho việc Trung Nguyên đưa sản phẩm vào nội địa Mỹ do có sự thay đổi chênh lệch giữa tỷ giá của Mỹ và Việt Nam, giảm nhu cầu tiêu dùng của khách hàng do thắt chặt chi tiêu. Giá cả vận chuyển sản phẩm, xăng dầu, nguyên vật liệu.... cũng tăng từ đó ảnh hưởng tới mức lợi nhuận Trung Nguyên sẽ thu lại khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này .
- Rủi ro về điều khoản “Quantity” trong hợp đồng khi xuất khẩu cà phê theo hợp đồng mẫu của Liên đoàn cà phê châu Âu (EEC)
Có hai vấn đề cần lưu ý liên quan đến điều khoản về trọng lượng hàng hóa: dung sai và miễn trừ.
Về dung sai: Theo Điều 2 của ECC, người bán phải giao hàng đúng trọng lượng trong hợp đồng. ECC cho phép dung sai là 3% so với trọng lượng quy định trong hợp đồng nhưng chỉ được áp dụng nếu ngun nhân nằm ngồi tầm kiểm sốt của Người bán . Quy định này bảo vệ lợi ích của người mua nhưng lại gây khó khăn cho người bán. Thứ nhất, dung sai 3% là mức thấp so với các mặt hàng nơng sản khác (ví dụ như gạo thường là 5%) . Thứ hai, trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế, việc cho phép dung sai là để tạo một sự linh hoạt cần thiết và sự thuận lợi trong việc tổ chức việc thuê tàu và giao hàng và thường sẽ theo sự lựa chọn của người bán nếu người bán có nghĩa vụ th tàu. Đối với mặt hàng nơng sản như cà phê được xuất khẩu với số lượng lớn thì việc đảm bảo chính xác trọng lượng trong hợp đồng không phải bao giờ cũng dễ dàng . Đây là điểm mà Trung Nguyên cần lưu ý đàm phán để có được quyền lựa chọn dung sai (tolerance at the Seller’s option) nếu xuất cà phê theo điều kiện CIF hay CFR hay theo các điều kiện khác mà mình phải tổ chức việc chuyên chở.
Về trọng lượng miễn trừ, đây là điểm gây ra khá nhiều tranh chấp trong thực tiễn thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Trọng lượng miễn trừ là 0,5% và bất kỳ sự hao hụt trọng lượng nào ở nơi đến vượt quá 0,5%, người bán sẽ phải hoàn lại tiền theo ECC (Điều 2.e). Trong các mẫu hợp đồng trước năm 1998 của ECF, trọng lượng miễn trừ vẫn là 1%, ECC năm 2002 giảm từ 1% xuống 0,5% với lý do là khi việc hàng được chuyên chở bằng bao gói hay bằng container làm giảm một cách đáng kể việc hao hụt trọng lượng . Ngay cả đối với vận chuyển hàng rời, ECC cho rằng sẽ hiếm khi có bất kỳ sự chênh lệch trọng lượng nếu cà phê được vận chuyển bằng những container được chèn lót và niêm phong kẹp chì. Theo nhận định của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) thì thay đổi về tỷ lệ miễn trừ này là một bất lợi với nhà xuất khẩu Việt Nam và không phù hợp với tình hình vận chuyển cà phê từ Việt Nam đến các cảng Châu Âu do các nguyên nhân về thay đổi thời tiết, độ ẩm, quãng đường chuyên chở dài. Cà phê có tính hút ẩm, điều này có nghĩa là cà phê hút hoặc mất độ ẩm phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bị khiếu nại và phải hoàn lại tiền cho đối tác nước ngoài do tỷ lệ miễn trừ cao hơn 0,5%
- Rủi ro về điều khoản “Packing” trong hợp đồng khi xuất khẩu cà phê theo hợp đồng mẫu của Liên đoàn cà phê châu Âu (EEC)
Việc mua bán cà phê trên thế giới thơng thường đều có hợp đồng chủ yếu do bên mua soạn thảo. Cụ thể, các nước châu Âu thường ký kết hợp đồng theo mẫu của Liên đồn cà phê châu Âu. Mỹ cũng có hợp đồng mẫu soạn sẵn để yêu cầu bên bán cà phê ký kết. Theo đó, mục đích chính là để đảm bảo quyền lợi cho người mua cà phê, gây nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Theo đó, điều 5(a), ECC 2002 quy định rằng: “Cà phê sẽ được đóng gói trong bao sợi tự nhiên đồng nhất phù hợp với các quy định pháp lý đối với vật liệu đóng gói thực phẩm và quản lý chất lượng trong EU đang có hiệu lực trong thời gian ký kết hợp đồng”. Do đó, Trung Nguyên cần nắm bắt được các yêu cầu pháp lý (mang tính bắt buộc) và yêu cầu của người mua hàng tại thị trường Hoa Kỳ (phát sinh theo nhu cầu thực tế tại thị trường mục tiêu) liên quan đến bao bì. Các yêu cầu này thường là yêu cầu chung về bao bì hoặc cho từng sản phẩm, ngành hàng cụ thể. Nếu khơng xem xét cẩn trọng, việc này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: bị khách hàng từ chối lô hàng, không trả hay chậm trả tiền
hàng vì chính phủ của nước nhập khẩu bắt buộc nhà xuất khẩu hàng hóa phải thực hiện các biện pháp kiểm dịch vệ sinh đối với bao bì, thậm chí phải đóng tiền phạt .
- Rủi ro biến động giá cà phê
Năm 2014, giá cafe có lúc tăng lên gần 50.000 đồng/kg, tuy nhiên những năm sau đó thì lại giảm rất nhanh chóng. Thời điểm cuối năm 2019, giá cà phê chỉ còn khoảng 33.000 đồng/kg. Giá của cà phê trên thế giới biến động theo từng ngày, thậm chí là từng giờ. Tuy mức chênh lệch của những biến động này không quá cao nhưng đối với các cơ sở kinh doanh thì điều này ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu. Trong tháng qua, thị trường cà phê biến động trái chiều song nhìn chung có xu hướng đi xuống. Giá cà phê dao động trong khoảng 41.900 - 42.400 đồng/kg. Xu hướng tổng thể của thị trường có nhiều biến động do vẫn chịu ảnh hưởng bởi nút thắt trong chuỗi cung ứng cà phê chưa được giải quyết.