Quản lý thương hiệu trong nội bộ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) môn QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU đề tài THỰC TRẠNG và PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VINFAST (Trang 43 - 44)

CHƯƠNG 1 : CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

1.7 Quản lý thương hiệu

1.7.1. Quản lý thương hiệu trong nội bộ doanh nghiệp

Tạo mơi trường làm việc chun nghiệp Có mục tiêu và chiến lược phát triển cụ thể:

Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, lâu dài cần có những mục tiêu và chiến lược phát triển cụ thể trong ngắn và dài hạn. Chủ doanh nghiệp phải chứng minh được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai để nhân sự trong công ty yên tâm làm việc. Nếu không sẽ chẳng ai dám đồng hành và sẵn sàng cống hiến sức lực cho doanh nghiệp.

Cịn một điểm nữa mà bất cứ mơi trường làm việc chuyên nghiệp nào cũng phải có đó là chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu như khơng có lịng tin vào sản phẩm của cơng ty thì những nhân sự làm việc trong cơng ty đó khơng thể nào thuyết phục được khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm được.

Quy trình làm việc rõ ràng, minh bạch:

Một cơng ty có mơi trường làm việc chuyên nghiệp thường có một hệ thống các tài liệu hướng dẫn quy trình thực hiện cơng việc theo từng phịng ban và trong tồn cơng ty. Trong đó quy định rõ ràng từng bước thực hiện các nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, mỗi vị trí cơng việc cũng được nêu rõ những quyền hạn và trách nhiệm phải thực hiện. Tất cả các vấn đề liên quan đến phạm vi công việc, biểu mẫu công việc, hệ thống báo cáo đều được hướng dẫn chi tiết cho mỗi nhân viên. Đảm bảo nhân viên nắm rõ và thực hiện hiệu quả nhất.

Coi trọng phát triển văn hóa doanh nghiệp:

Ngày nay, văn hóa doanh nghiệp được xem là yếu tố nền tảng, giữ vai trò quan trong sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tựa như sợi dây kết nối các thành viên khác nhau trong doanh nghiệp cùng hướng đến mục tiêu phát triển chung. Đồng thời cịn là cơng cụ tạo dựng niềm tin giữa các nhân sự làm việc trong cùng một doanh nghiệp, giúp họ tìm được tiếng nói chung và góp phần nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp.

Lấy yếu tố con người làm trung tâm:

Nguồn nhân lực là tài sản quý giá và là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp ln chú trọng xây dựng các chính sách đãi ngộ nhân viên và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển bản thân một cách toàn diện.

Trao quyền cho nhân viên

Trao quyền cho nhân viên chính là sự chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm được lập kế hoạch trước đó và tiến hành một cách cẩn trọng nhằm thực hiện các công việc trong một giới hạn đã được thỏa thuận giữa người trao quyền và người được trao quyền.

Trách nhiệm ở đây chính là cơng việc hoặc là nhiệm vụ được trao quyền. Quyền hạn là quyền lực để có thể đưa ra những quyết định và thi hành các quyết định đó bao gồm việc xác định rõ những kết quả đang mong đợi, giao việc cho những người dưới quyền và trao cho họ quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ.

Tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên trở thành đại sứ thương hiệu

Nhân viên nội bộ công ty sử dụng các mối quan hệ bạn bè và xã hội của họ để giúp quảng bá việc tuyển dụng cũng như hình ảnh và thương hiệu của cơng ty bằng cách chia sẻ cơ hội nghề nghiệp thông qua các mạng xã hội, danh sách email hoặc thậm chí là thơng tin trực tiếp qua điện thoại hoặc gặp gỡ. Với các vị trí tuyển dụng khó hoặc gấp, nhiều cơng ty thường gửi thơng tin đến các nhân viên qua email hoặc các bảng tin tại công ty để nhờ giới thiệu người quen hoặc bạn bè phù hợp. Việc này mang lại một số thành cơng nhất định nưng vẫn cịn nhiều hạn chế, chủ yếu là do cách thức vận động nhân viên chưa thể tạo được nhiều hiệu ứng cũng như chưa trao cho họ nhiều động lực để tham gia nhiệt tình.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) môn QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU đề tài THỰC TRẠNG và PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VINFAST (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)