9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA BẢNG
1.3.2. Kỹ thuật tổ chức hoạt động dạy học vật lí với bảng tương tác thơng minh và
minh và phần mềm activinspire
1.3.2.1. Kỹ thuật tổ chức hoạt động dạy học mơn vật lí *. Tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức
Tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức không chỉ được thực hiện ngay lúc mới vào bài, mà còn phải kéo dài trong suốt cả tiết học.
+ Khi bắt đầu bước vào bài mới, giáo viên cần có sự định hướng nội dung học tập cho học sinh. Việc định hướng đó sẽ có hiệu quả cao hơn, nếu như tạo được hứng thú học tập của học sinh.
+ Cách định hướng và tạo nhu cầu học tập trước mỗi mục của bài cũng tương tự trên. Do các mục kế tiếp nhau, nên giáo viên vừa tiểu kết mục ở trước, vừa đồng thời chuyển tiếp sang mục sau một cách thích hợp.
*. Xác định các hình thức tổ chức dạy học
Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, điều kiện và phương tiện dạy học, đối tượng học sinh, giáo viên xác định hình thức tổ chức dạy học thích hợp. Trong bài lên lớp tài liệu mới, có thể căn cứ trước hết vào nội dung dạy học để chọn hình thức học cá nhân, nhóm, lớp.
+ Đối với những nội dung thích hợp, vừa sức, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh học cá nhân với sách giáo khoa để nắm kiến thức bài học.
+ Đối với những nội dung dễ gây ra nhiều ý kiến khác nhau, có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm.
+ Đối với những nội dung mà học sinh khơng có khả năng tự học (những nội dung phức tạp, khó,...) và mất nhiều thời gian, nên tổ chức cho học sinh học theo lớp. Học theo lớp chỉ nên tổ chức trong một số thời gian ngắn, vào những lúc thích hợp, cần thiết của lớp học, vì đây là hình thức dạy học ít phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Các hình thức dạy học cần phải được phối hợp chỗt chẽ với nhau trong một tiết lên lớp, làm cho hình thức hoạt động nhận thức của học sinh đa dạng và các em vừa được học thầy, vừa được học bạn, vừa có sự nỗ lực cá nhân.
*. Xác định các phương pháp dạy học
Việc xác định (hay lựa chọn) các phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy học, vì nó có tính quyết định đến việc thực hiện mục tiêu dạy học và chất lượng dạy học.
+ Cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học. Để xác định phương pháp dạy học cho một bài dạy học, thơng thường có các căn cứ sau:
- Mục tiêu dạy học: Để thực hiện mục tiêu dạy học, cần phải tiến hành bằng các phương pháp dạy học cụ thể. Tuy nhiên, mỗi mục tiêu cụ thể thông thường phải được thực hiện bằng một (hay một số phương pháp dạy học) thích hợp.
Trong dạy học, mục tiêu về nhận thức thường có nhiều mức độ. Mỗi mức độ lĩnh hội kiến thức đạt được bằng mỗi phương pháp dạy học nhất định. Do vậy, khi lựa chọn phương pháp dạy học phải căn cứ vào mục tiêu dạy học.
- Nội dung dạy học: Xét về phương diện triết học, phương pháp là hình thức tự vận động bên trong của nội dung. Do vậy, khơng có một phương pháp dạy học nào thích hợp với tất cả nội dung dạy học, mỗi phương pháp dạy học chỉ thích ứng với một số nội dung nhất định.
- Các giai đoạn của q trình nhận thức: Thơng thường q trình nhận thức trải qua 3 giai đoạn: tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, vận dụng thông tin. Mỗi giai đoạn học tập tương ứng với những phương pháp dạy học nhất định. Do vậy phương pháp dạy học trong khi dạy bài mới khác với bài ôn tập, củng cố, khác bài
thực hành. Ngay trong bài lên lớp tài liệu mới, ở giai đoạn thông tin ban đầu sử dụng phương pháp dạy học khác với giai đoạn củng cố, hệ thống hóa kiến thức,...
- Đối tượng học sinh: Cần biết học sinh đã đạt đến trình độ nào về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, đặc điểm tâm sinh lý, các thói quen học tập và vốn kiến thức thực tế tích lũy được qua cuộc sống ra sao. Từ đó dự kiến các phương pháp dạy học thích hợp, khêu gợi tính tích cực hoạt động của học sinh trên cơ sở phát huy năng lực và phẩm chất cá nhân của các em.
- Những điều kiện vật chất của việc dạy học, như: đặc điểm, số lượng học sinh, tài liệu và phương tiện, thiết bị dạy học, các điều kiện vật chất khác,... cũng có tác động, nhiều khi rất quan trọng tới việc lựa chọn phương pháp dạy học.
- Ngồi ra, năng lực, thói quen, kinh nghiệm của bản thân người giáo viên về dạy học cũng cần xem xét đến khi lựa chọn phương pháp dạy học. Bởi vì, phương pháp dạy học, ngồi tính chỗt chẽ của hoạt động học địi hỏi phải tuân thủ một số nguyên tắc, quy tắc, cịn mang nặng tính trực giác của hoạt động dạy chi phối bởi tính chủ quan, kinh nghiệm của người sử dụng nó.
+ Mỗi phương pháp dạy học đều có tác dụng tích cực đối với một số mặt học tập của học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức và phát triển một số khía cạnh nào đó của kỹ năng, thái độ. Khơng có phương pháp dạy học nào là vạn năng cả. Chính vì vậy trong một bài dạy học, cần phải có sự phối hợp hợp lý các phương pháp dạy học khác nhau.
Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp dạy học nào thì cũng nên nhớ rằng kiểu dạy học có hiệu quả nhất là kiểu trong đó đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.
Tóm lại, “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải biết phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh “(Điều 24, Luật Giáo dục).
*. Tổ chức các hoạt động học tập
+ Đối với bài lên lớp nghiên cứu kiến thức mới, hoạt động dạy học thường được tổ chức theo 3 kiểu sau:
- Kiểu 1: Nhiệm vụ được giao thống nhất cho cả lớp, cá nhân thực hiện độc lập, sản phẩm giống nhau.
- Kiểu 2: Nhiệm vụ thống nhất cho cả lớp, thực hiện cơng việc theo nhóm, sản phẩm giống nhau.
- Kiểu 3: Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ riêng, sau đó lắp ráp kết quả các nhóm thành sản phẩm chung duy nhất cho cả lớp.
+ Các yêu cầu đối với việc tổ chức hoạt động học tập.
Muốn tổ chức hoạt động học tập cho học sinh đạt kết quả cao, giáo viên cần chuẩn bị chu đáo và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dựa vào mục tiêu của bài học để phân chia bài học thành các hoạt động học tập. Mỗi mục tiêu cụ thể của bài học có thể gồm một hoạec một số hoạt động.
- Mỗi hoạt động cần đề ra mục tiêu cụ thể, chi tiết hơn.
- Tiến trình tổ chức các hoạt động phải phù hợp với logic của bài học và tiến trình khoa học xây dựng kiến thức mới.
- Hoạt động học tập phải có tác dụng phát huy đến mức cao nhất tính chủ động, sáng tạo của học sinh và thu hút được sự tham gia của tất cả học sinh trong nhóm hoặc trong lớp.
*. Xác định hình thức củng cố, đánh giá và tập vận dụng các kiến thức mà học sinh vừa tiếp nhận
+ Thơng thường ở bước này, giáo viên nêu tóm tắt những ý chính của bài, nhắc nhở học sinh cần học bài ở nhà và giao cho các em một (hay một số) bài tập về nhà. Hình thức này khơng mang lại hiệu quả nh mong muốn, vì vào lúc cuối giờ, sự tập trung chú ý của học sinh khơng cịn như giữa tiết học. Mặt khác, hình thức củng cố như vậy nặng về buộc học sinh ghi nhớ, thậm chí trong nhiều trường hợp là ghi nhớ máy móc những kiến thức đã học.
+ Việc củng cố, đánh giá cuối bài học nhằm xem mục tiêu của bài học có đạt được không? đạt được ở mức độ nào? Việc đánh giá có thể được tiến hành vào cuối tiết học hiện tại, hoặc ở giờ học sau, vào lúc đầu giờ, giữa hay cuối giờ.
+ Nhiều giáo viên có kinh nghiệm cho rằng, hình thức củng cố giúp cho học sinh vẫn tiếp tục suy nghĩ về các tri thức vừa học ngay vào lúc tiết học sắp kết thúc và bước đầu có thể áp dụng những tri thức đó vào các tình huống quen thuộc có
nhiều tác dụng tích cực đối với việc nắm và xử lý thông tin của học sinh. Củng cố còn bao hàm cả đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh trong tiết học. Do vậy, phải có phương pháp thích hợp để vừa tái hiện lại kiến thức của học sinh trong bài học, vừa có thể đánh giá mức độ nắm vững bài học của học sinh. Cách làm có thể giúp đạt được mục tiêu đó là giáo viên đặt ra cho học sinh các câu hỏi, bài tập nhỏ, đòi hỏi học sinh phải quay ngược trở lại với các kiến thức vừa học trong bài để hiểu sâu thêm, hoặc áp dụng nó vào việc giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tế.
+ Việc củng cố, đánh giá sau khi học bài cũng nhằm vào những kiến thức cơ bản, trọng tâm, trọng điểm của bài. Vì vậy, các câu hỏi, bài tập cũng được xây dựng bám sát vào các nội dung đó, nhằm giúp cho học sinh nắm vững và vận dụng chúng trong các tình huống mới hoặc quen thuộc.
1.3.2.2. Tổ chức hoạt động dạy học vật lí với bảng tương tác thơng minh và phần mềm activinspire
Dạy học bằng bảng tương tác thông minh đã thu hút sự chú ý và phát triển tốt tư duy của học sinh; tạo nguồn cảm hứng học tập; phát huy được tính chủ động sáng tạo của thầy và trò. Học sinh bước đầu biết sử dụng những thao tác đã được học qua chương trình Tin học trong trường để ứng dụng giải bài tập trên bảng tương tác thơng minh. Bảng tương tác thơng minh có kèm theo phần mềm Activinspire hỗ trợ giáo viên trong việc biên soạn giáo án, tạo hiệu ứng tương tác, tổ chức dạy học và đánh giá học sinh rất thuận tiện mà việc dạy trình chiếu trước đây khơng thể thực hiện được.
Activinspire bao gồm các giáo cụ điện tử, cơng cụ tốn học ảo, ghi hình và âm thanh, và trên 14,000 tài nguyên quốc tế để cung cấp một bộ cơng cụ giảng dạy hồn chỉnh dành cho mọi lứa tuổi, hỗ trợ giáo viên chuẩn bị bài giảng, soạn giáo án một cách nhanh chóng, dễ dàng, trình bày bài giảng sinh động, thực tế đến với các môn học, lôi cuốn giúp nâng cao năng lực của trẻ và trình độ chun mơn của giáo viên.
Phần mềm ActivInspire hỗ trợ rất tốt sự tương tác giữa giáo viên với học sinh trong q trình dạy học, ngồi ra phần mềm cịn giúp cho giáo viên dễ dàng thiết kế những ý tưởng sư phạm phong phú.
Sử dụng bảng tương tác thông minh với phần mềm activinspire trong tổ chức hoạt động dạy học mơn vật lí cần phải nhận thức rõ vai trò nổi bật của chúng trong từng bước lên lớp, từ khâu chuẩn bị cho đến kết thúc bài dạy, có như thế mới phát huy được chức năng tương tác giữa GV và HS.
- Trong giai đoạn chuẩn bị, GV cần nghiên cứu kỹ bài giảng được soạn với phần mềm activinspire, chú ý đến những tình huống có vấn đề, những nội dung thể hiện sự cần thiết tương tác giữa GV và HS.
Ví dụ: Khi dạy bài “Mắt” (Vật lí 11), trong q trình soạn chúng ta thấy rất nhiều phần cần có sự tương tác giữa GV và HS, trong đó phần cấu tạo quang học của mắt cần thiết kế sao cho HS chọn ngẫu nhiên cụm từ thích hợp vào ơ trống, nếu đúng thì giữ lại, sai thì trờ về vị trí ban đầu.
- Trong quá trình lên lớp, chúng ta cần tạo ra khơng khí học tập từ giai đoạn đặt vấn đề, kiểm tra bài cũ (liên hệ mật thiết với bài mới) nhằm kích thích sự hứng thú và năng động của HS
Ví dụ: Khi dạy bài “Định luật Ơm đối với các loại mạch điện. Mắc các nguồn điện thành bộ” (Vật lí 11 nâng cao), chúng ta đua ra một số nội dung đã học và yếu cầu HS chọn cụm từ thích hợp vào ơ trống. Ở đây chúng ta tạo một màng che nhằm kích thích sự tị mị muốn khám phá cho HS
- Một số nội dung mà kết quả có được khi lên lớp (chẳng hạn kết quả thí nghiệm) chúng ta có thể sử dụng ActivPen để ghi trực tiếp trên Activboard nhằm gây chú ý cho HS và tiết kiệm được thời gian.
Ví dụ: Khi làm thí nghiệm về khúc xạ ánh sáng ở bài “Khúc xạ ánh sáng” (vật lí 11 nâng cao), đầu tiên chúng ta hướng dẫn HS làm thí nghiệm sau khi có kết quả chúng ta ghi số liệu trực tiếp trên Activboard và yêu cầu HS tính sini/sinr
- Trong q trình thảo luận nhóm chúng ta có thể hướng dẫn HS bằng những ký hiệu, những thí nghiệm ảo, những mô hình cũng như những tính tốn ở Activboard
Ví dụ: Khi dạy bài “Định luật Ơm đối với các loại mạch điện. Mắc các nguồn điện thành bộ” (Vật lí 11 nâng cao), ở phần mắc các nguồn thành bộ chúng ta đưa ra mơ hình của các cách mắc và yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm có nhiệm vụ thiết lập biểu thức tính suất điện động và điện trở trong của mỗi bộ nguồn.
- Trong giai đoạn củng cố, có rất nhiều hình thức để GV lựa chọn chẳng hạn hệ thống lại kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy, giải đáp những thắc mắc của HS, làm bài tập,...Chúng ta sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm Activinspire để thể hiện các hình thức trên.
Ví dụ: Khi dạy bài “Khúc xạ ánh sáng” (vật lí 11 nâng cao), trong giai đoạn củng cố chúng ta có thể hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy và yêu cầu HS làm một số bài tập ở dạng trắc nghiệm khách quan.
Việc ứng dụng bảng tương tác thông minh với phần mềm activinspire vào quá trình thiết kế và giảng dạy đã tạo cho bộ mơn Vật lí học ngày càng có được những hình ảnh, đoạn phim, sự tương tác cao giữa giáo viên, học sinh với nội dung bài giảng,…điều đó đã giúp cho giáo viên dễ dàng hơn trong việc thiết kế bài giảng, việc lên lớp truyền đạt tri thức dễ dàng hơn cho học sinh hiểu được những nội dung trừu tượng trong Vật lí.