KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire trong tổ chức hoạt động dạy học phần “quang hình học” vật lí 11 nâng cao (Trang 81 - 87)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua q trình TNSP với sự phân tích và xử lý các kết quả nhận được chúng tơi đã có cơ sở để đưa ra về tính hiệu quả của đề tài như sau:

+ Tổ chức hoạt động nhận thức với việc sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire đã có tác dụng gây hứng thú, kích thích tính tị mị, khả năng tư duy và óc sáng tạo của HS trong dạy học. Trong QTDH đã tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập như lập và phân tích kiến thức từ phần mềm, khai thác dữ liệu từ internet và thư viện điện tử để giải quyết nhiệm vụ học tập.

+ GV đã nâng cao được vai trị tích cực, chủ động của HS trong việc xây dựng và chiếm lĩnh tri thức. Qua đó, làm cho các nội dung kiến thức trở nên gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ hơn đối với HS. QTDH với việc sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire đã tăng cường các hoạt động học tập của HS, làm cho ý thức và tinh thần thái độ học tập của HS được nâng cao.

+ Việc sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire trong dạy học đã tiết kiệm thời gian của GV, tăng thời gian cho hoạt động nhóm của HS cũng như thời gian trao đổi giữa GV và HS. Thông qua việc khai thác các PMDH làm HS chủ động và sáng tạo hơn trong việc đưa ra các ý tưởng, phương án giải quyết nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn và điều khiển của GV.

+ Theo kết quả thống kê và phân tích số liệu điều tra thu được cho thấy kết quả học tập của nhóm TNg cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC. Cụ thể là điểm trung bình của nhóm TNg cao hơn nhóm ĐC, tỉ lệ HS đạt loại yếu kém của nhóm TNg giảm rất nhiều, ngược lại tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm TNg cao hơn nhóm ĐC. Sau khi kiểm định giả thuyết thống kê, có thể kết luận được HS ở nhóm TNg nắm vững kiến thức đã được truyền thụ hơn so với HS ở nhóm ĐC.

luận văn mà giả thuyết ban đầu đã nêu ra.

KẾT LUẬN

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu trong qua trình thực hiện đề tài “ Sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire trong

tổ chức hoạt động dạy học phần “Quang hình học” vật lí 11 nâng cao” chúng tơi

thu được một số kết quả sau:

1. Hệ thống hóa lại cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động dạy học Vật lí 11 nâng cao với việc Sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire. Tổ chức khảo sát, điều tra thực trạng về việc sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm Activinspire trong dạy học Vật lí, phân tích nguyên nhân thực trạng, thu thập các phương án sử dụng PMDH để hỗ trợ dạy học, làm rõ những thuận lợi và khó khăn của GV khi sử dụng phần mềm trong dạy học.

2. Trên cơ sở nghiên cứu nội dung, chương trình, SGK và các tài liệu tham khảo liên quan, chúng tôi đã sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire để phục vụ cho việc dạy học một số kiến thức phần ”Quang hình gọc” Vật lí 11 nâng cao. Luận văn đã đề xuất được quy trình tổ chức hoạt động dạy học và xây dựng được hệ thống tư liệu với việc sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire trong dạy học Vật lí ở trường THPT. Đó là những đóng góp quan trọng nhất trong luận văn của chúng tôi.

3. Luận văn đã trình bày phương pháp tổ chức hoạt động dạy học với việc sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã thiết kế giáo án dạy học 4 bài cụ thể trong phần Quang hình học Vật lí 11 nâng cao. Với việc sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire hỗ trợ việc tổ chức quá trình nhận thức cho HS đã giúp HS dễ dàng thu thập thông tin giải quyết nhiệm vụ học tập.

4. Kết quả TNSP cho thấy, sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire hỗ trợ việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS giúp GV chủ động trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, kích thích được hứng thú học tập của HS, tạo cho HS động cơ học tập tích cực. Chính vì vậy mà các nội dung kiến thức HS cần đạt được trở nên dễ dàng và được khắc sâu hơn, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết bài tốn Vật lí tốt hơn.

Như vậy, việc sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire đã góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng, hiệu quả mơn học Vật lí ở trường THPT.

*. Hạn chế của đề tài

Dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu đề tài và vận dụng vào thực tiễn nhưng bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài cũng còn những hạn chế nhất định:

- Đề tài mới tập trung nghiên cứu sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire trong phần “Quang hình học” Vật lí 11 nâng cao do giới hạn về mặt thời gian;

- Việc tổ chức TNg, kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài mới tiến hành ở hai trường trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với nội dung TNg cịn ít do cịn khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, công tác tổ chức ở các trường phổ thơng.

Tơi sẽ tiếp tục hồn thiện đề tài nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy học.

*. Hướng phát triển của đề tài

Đề tài có thể phát triển theo các hướng: Sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire trong dạy học các phần khác của chương trình vật lí phổ thơng, phối hợp bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire với các PTDH khác.

*. Đề xuất, kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tơi có những đề xuất, kiến nghị như sau: - Bảng tương tác thông minh là một trong những PTDH mới nhất, vì vậy, ở một số trường số lượng bảng tương tác thơng minh rất ít thậm chí khơng có đặc biệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa. Do đó, để tạo điều kiện cho GV thường xuyên sử dụng, các cấp Bộ, Sở cần cung cấp đủ số lượng bảng tương tác thông minh cho các trường;

- Bản thân các GV cần thường xuyên tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường sử dụng bảng tương tác thơng minh và phần mềm activinspire trong dạy học vật lí, khơng ngừng học hỏi các kỹ thuật và phương pháp dạy học mới;

- HS cần ý thức được trách nhiệm học tập của mình, và gia đình cũng cần tạo điều kiện để các em hoàn thành các nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất có thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Ban chấp hành Trung ương (2000), Chỉ thị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển

Công nghệ thơng tin phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, số 58-

CT/TW, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng

dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012, số 55/2008/CT-BGD&ĐT, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình triết học Mác-Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Luật Giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008) , Về việc triển khai năm học năm học 2008-2009

là năm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học (55/2008/CT- BGDĐT), Hà

Nội.

6. Phạm Đình Cương (2002), Thí nghiệm Vật lý ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lý dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X Ban chấp

9. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành

Trung ương Đảng khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Lê Văn Giáo, Lê Công Triêm, Lê Thúc Tuấn (2005), Một số vấn đề dạy học Vật

Lý ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội

11. Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (2004), Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

12. Trần Huy Hoàng (2006), Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy

tính trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học trung học phổ thông.

Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Đại học Vinh.

13. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn, Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002),

NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội

14. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Phạm Xuân Quế, Nguyễn Xuân Thành (2006), Các ứng dụng cơ bản của máy vi

tính trong dạy học Vật Lý, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

16. Vương Đình Thắng (2004), Nghiên cứu sử dụng máy vi tính với multimedia

thông qua việc xây dựng và khai thác website dạy học mơn vật lí lớp 6 ở trường Trung học cơ sở, Đại học Vinh.

17. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức

cho HS trong dạy học Vật Lý ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.

18. Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002),

Phương pháp dạy học Vật Lý ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học Sư

phạm Hà Nội.

19. Nguyễn Xuân Thành (2003), Xây dựng phần mềm phân tích video và tổ chức

hoạt động nhận thức của HS trong dạy học các quá trình cơ học biến đổi nhanh theo quan điểm lý luận dạy học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường

Đại học Sư phạm, Hà Nội.

20. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh (2003), Kiểm tra Đánh giá kết quả học tập của HS, Bài giảng dùng cho hoc viên cao học, Trường ĐHSP Đà Nẵng.

21. Lê Thị Ngọc Thúy (2005), Khai thác và sử dụng phần mềm Crocodile Physics

trong dạy học vật lí ở trường trung học phỗ thông, Luận văn Thạc sĩ Khoa

học Giáo dục, Đại học Sư phạm Huế.

22. Lê Công Triêm (2004), Nghiên cứu chương trình Vật Lý phổ thơng, Bài giảng cho học viên cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại Học Huế.

23. Lê Cơng Triêm (2005), Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lí, NXB Giáo dục.

24. Lê Cơng Triêm, Nguyễn Quang Lạc, Nguyễn Đức Sừu, Mai Văn Trinh (1993),

“Sử dụng computer để mô phỏng và minh họa trong dạy học vật lí”, Tạp chí

NCGD, tháng 5, tr 26 - 27.

25. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

26. Mai Văn Trinh (2001), Nâng cao hiệu quả dạy học Vật Lý ở trường trung học

phổ thơng nhờ việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại,

Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học Vinh.

27. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Nguyễn Thị Hồng Việt (2003), Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy

học Vật Lý trường THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội.

29. Trần Đức Vượng (2005), Một số vấn đề lý luận dạy học hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

II. Website

30. Trần Ngọc Dũng (2011), “Tập huấn bảng tương tác thông minh”,

http://violet.vn, 09/11/2011.

31. Đinh Hùng (2007), “Hoạt động học dưới góc độ tâm lý học”,

32. Phan Trần Phú (2010), “Hiệu ứng và thuộc tính Activ i nspire”,

http://giaoan.violet.vn, 23/09/2010.

33. Huỳnh Tấn Thông (2012), “Hướng dẫn sử dụng Bảng tương tác thông minh (ActivBoard)”, http://thpt-chuyennguyenquangdieu.dongthap.edu.vn,

29/03/2012.

34. Vũ Hồng Tiến (2011), “ Một số phương pháp dạy học tích cực”,

http://leloipt.edu.vn, 28/12/2011.

35. Võ Văn Tú (2011), “Giáo trình hướng dẫn sử dụng phần mền Activinspire”,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire trong tổ chức hoạt động dạy học phần “quang hình học” vật lí 11 nâng cao (Trang 81 - 87)