THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM DẠY HỌC TRONG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire trong tổ chức hoạt động dạy học phần “quang hình học” vật lí 11 nâng cao (Trang 35 - 38)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.4. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM DẠY HỌC TRONG

các trường THPT

1.4.1. Thực trạng sử dụng phần mềm dạy học

Trong những năm gần đây ở nước ta số lượng GV sử dụng máy tính trong việc dạy học tăng lên một cách đáng kể. Điều này đóng một vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của nước ta ở thế kỷ 21. Một trong những ứng dụng của máy tính vào QTDH là việc sử dụng PMDH. Tình hình thực tế cho thấy, chúng ta đã và đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của CNTT mà trong đó PMDH là một trong những tiềm năng rất lớn có thể thay đổi giáo dục của nước ta nhất là giáo dục phổ thông. Sự phát triển của CNTT đã mở ra một cuộc cách mạng đẩy mạnh quá trình cải cách giáo dục trên tồn quốc. Trước tiên phải nói rằng PMDH là một cơng cụ phục vụ giảng dạy và học tập có nhiều ưu điểm và phù hợp trong tình hình hiện nay, qua đó HS có thể tư duy sáng tạo hay khám phá những kiến thức mới, giúp HS đi xa hơn, vượt qua những hạn chế của bài giảng trong SGK ở trường học.

Tuy vậy, việc ứng dụng CNTT trong học đường vẫn đang chỉ dừng lại ở việc trang bị máy tính và kết nối internet, chứ chưa hồn tồn khai thác được những ứng dụng của CNTT để đổi mới PPDH, chưa trang bị cho HS những tri thức mới, chưa giúp HS biết dùng CNTT để khai thác thơng tin hữu ích.

* Thuận lợi:

+ GV và HS nhìn chung là biết ngoại ngữ, thuận lợi trong việc sử dụng máy tính và truy cập internet tìm kiếm thơng tin.

+ Nhiều GV và HS có kỹ năng sử dụng CNTT như internet, các phần mềm máy tính đặc biệt là phần mềm activinspire.

+ Nhà trường nhìn chung đã phần nào cố gắng tạo điều kiện cho GV và HS được tiếp cận và sử dụng MVT.

* Khó khăn:

+ Khá nhiều HS có thói quen ỷ lại vào sự cung cấp kiến thức từ GV còn quá lớn.

+ Khơng ít GV và HS chưa có kỹ năng sử dụng CNTT, nhất là kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng trong học tập, trong đó việc sử dụng phần mềm activinspire còn nhiều hạn chế.

+ Nhiều HS khả năng sử dụng ngoại ngữ chưa thực sự đủ tốt (nhất là HS miền núi) để có thể khai thác và sử dụng các thơng tin sử dụng trong phần mềm phục vụ cho việc tự học;

+ Một số GV cịn có tâm lý ngại tìm hiểu vì sợ khó, khả năng ngoại ngữ cũng như năng lực sử dụng CNTT còn nhiều hạn chế nên chưa sử dụng thành thạo và chưa hướng dẫn được cho HS trong quá trình học tập.

1.4.2. Khái quát về điều tra khảo sát thực tế

1.4.2.1. Mục đích và nội dung điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát thực tế nhằm tìm hiểu về điều kiện cơ sở vật chất và thực trạng sử dụng PMDH của GV để tạo cơ sở khoa học trong việc đề xuất phương pháp tổ chức hoạt động dạy học với sự hỗ trợ của các PMDH. Căn cứ vào mục đích điều tra khảo sát thực tế ở trên chúng tôi tiến hành điều tra nội dung gồm:

+ Trang bị cơ sở vật chất phục trong dạy học, cụ thể là một số phòng chức năng, số lượng máy chiếu, số lượng MVT phục vụ giảng dạy.

+ Thực trạng sử dụng phần mềm trong dạy học của GV, cụ thể: GV có thường xuyên sử dụng PMDH trong QTDH khơng? GV có nắm được phương pháp sử dụng PMDH trong QTDH khơng?

+ Tính cấp thiết của việc sử dụng PMDH trong dạy học mơn Vật lí

1.4.2.2. Đối tượng và phương pháp điều tra

Để tìm hiểu thực trạng sử dụng PMDH ở các trường THPT và Trung tâm GDTX ở Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi tiến hành trao đổi và điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến của GV dạy mơn Vật lí với 34 GV ở các trường THPT trên địa bàn Huyện Phong Điền. Bao gồm 4 trường sau: Trường THPT Tam Giang, Trường THPT Trần Văn Kỷ, Trường THPT Phong Điền, Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu và Trung tâm GDTX huyện Phong Điền.

+ Trao đổi với GV, sử dụng phiếu thăm dò ý kiến của GV để điều tra về nguyên tắc và phương pháp sử dụng PMDH trong dạy học Vật lí.

+ Trao đổi với GV và điều tra tình hình cơ sở vật chất (số lượng MVT, máy chiếu Projector, phịng bộ mơn...), khả năng sử dụng các phương tiện phục vụ giảng dạy một số kiến thức Vật lí.

+ Tham gia dự giờ của GV để tìm hiểu về phương pháp sử dụng PMDH của GV.

1.4.2.3. Kết quả điều tra, khảo sát

Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến của GV dạy mơn Vật lí trong địa bàn và tham gia dự giờ đối với những giờ GV có sử dụng PMDH trong dạy học. Qua tổng hợp phiếu thăm dò ý kiến của GV và dự giờ đối với những giờ có sử dung PMDH của một số GV, chúng tôi thu được kết quả về thực trạng sử dụng PMDH của GV như sau:

Bảng 1.1 Thực trạng sử dụng PMDH

Nội dung Số lượng chọn Tỉ lệ

PMDH dùng để

Đề xuất vấn đề 21/34 61,76%

Mô phỏng đối tượng 30/34 88,24%

Minh họa hiện tượng 25/34 73,53%

Tiến hành thí nghiêm khảo sát 9/34 26,47% Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng 15/34 44,12% Đối tượng sử dụng PMDH Chỉ GV sử dụng 21/34 61,76% Chỉ HS sử dụng 5/34 14,71% GV và HS sử dụng 8/34 23,53% Phương thức sử dụng Kết hợp với phương tiện dạy học khác 27/34 79,41% Sử dụng độc lập 7/34 20,59% Từ Bảng 1.1 có thể rút ra nhận xét sau:

- Đa số GV đều nhận thấy PMDH cần phải được sử dụng kết hợp với các phương tiện dạy học khác mới mang lại hiệu quả cao trong dạy hoc.

- Đa số GV chưa thấy được khả năng sử dụng PMDH trong QTDH, PMDH chủ yếu là GV mà chưa hướng tới đối tượng sử dụng là HS để các em có thể tự mình khám phá kiến thức mới cho bản thân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire trong tổ chức hoạt động dạy học phần “quang hình học” vật lí 11 nâng cao (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w