Quá trình tháo lắp bánh xe và bánh răng

Một phần của tài liệu thiết kế máy ép trục thuỷ lực (Trang 73 - 88)

6.1.1 Quá trình tháo ép bánh xe

Hình 6.1 Quá trình tháo bánh xe

1 - Ống lót; 2 - Bánh xe; 3 - Đồ gá; 4 - Đầu kháng

a. Chuẩn bị máy ép để tháo

Đầu kháng (4) được lắp dụng cụ đồ gá (3) để tháo. Những dụng cụ này phải được lựa chọn phù hợp với từng loại trục.

Bấm nút “bật điện điều khiển”. Bấm nút “bật bơm thuỷ lực”.

Chọn trước tốc độ ép và bộ ghi hành trình lực ép cũng được điều chỉnh bằng cách tháo dây và đống ngắt khoá.

Đưa bộ trục bánh xe vào phía trước máy (trong vùng làm việc của 2 palăng) và đặt song song với máy.

Móc 2 móc xích của 2 palăng vào bộ trục bánh xe, di chuyển bộ trục lên ngang tầm với máy. Sau đó, dịch chuyển dầm cầu trục vào máy ép và điều chỉnh cho bánh xe cần tháo tiếp xúc với dụng cụ đồ gá. Tiếp theo, điều khiển đầu ép di chuyển đến và điều chỉnh sao cho mũi ép tỳ vào lỗ tâm của trục, đồng hồ báo lực ép đến một giá trị đủ để định vị bộ trục trên máy ép, nới lỏng 2 dây xích của palăng. Lúc này, bộ trục bánh xe hoàn toàn được gá trên máy ép.

c. Quá trình tháo

Gắn bộ trợ lực vào bộ trục bánh xe đồng thời bơm đầu vào giữa rãnh trong mayơ để trợ lực đồng thời bôi trơn cho mối ghép để giảm bớt lực ép khi thực hiện quá trình tháo. Áp suất bơm vào được chia làm 3 lượt: 2 lượt đầu bơm áp suất lên cao và đồng hồ báo áp suất từ từ hạ xuống; lượt sau cuối thì bơm lên cao và bắt đầu thực hiện quá trình tháo ép.

Ấn nút điều khiển cho đầu ép dịch chuyển với vận tốc ép đến một hành trình cho phép. Lúc này, bánh xe được giữ trên trục nhờ bạc lót (1) và một dây xích giằng bánh xe vào trục để cho bánh không rơi khỏi trục bánh còn bộ trục bánh được treo trên 2 palăng. Sau đó, đưa từ từ ra phía trước và tháo bánh ra.

Việc tháo bánh xe còn lại thì xoay bộ trục 1800 và tiến hành tháo như trên.

Hình 6.2 Quá trình lắp bánh xe

2 - Ống lót; 1 - Bánh xe; 3 - Đồ gá; 4 - Đầu kháng; 5 - Bộ định tâm

a. Chuẩn bị máy ép để lắp

Đầu kháng (4) được lắp dụng cụ đồ gá (3) để lắp. Những dụng cụ này phải được lựa chọn phù hợp với từng loại bánh.

Lắp bộ định tâm vào đầu kháng để giữ trục trong quá trình ép. Bấm nút “bật điện điều khiển”.

Bấm nút “bật bơm thuỷ lực”.

Chọn trước tốc độ ép và gắn bộ ghi hành trình lực ép bằng cách nối dây và mở khoá (5) để bộ ghi hành trình làm việc.

b. Lắp trục bánh xe lên máy để tháo

Đưa bộ trục bánh xe vào phía trước máy và đặt song song với máy. Lúc này, bánh xe được định vị trên trục nhờ một phần mayơ lắp trên trục (vì trục và lỗ điều có độ côn), phần còn lại lắp trên bạc lót (2).

Móc 2 móc xích của 2 palăng vào trục bánh xe, di chuyển bộ trục lên ngang tầm với máy. Sau đó, dịch chuyển dầm cầu trục vào máy ép và điều chỉnh cho bánh xe cần lắp gần tiếp xúc với dụng cụ đồ gá. Điều khiển đầu ép di chuyển đến và điều chỉnh sao cho mũi ép tỳ vào lỗ tâm của trục. Sau đó, di chuyển mũi chống tâm lỗ tâm đầu còn lại tỳ vào lỗ tâm của trục đến khi đồng hồ báo lực ép đến một giá trị đủ để định vị trục, bánh xe trên hai mũi chống tâm của máy ép. Tiếp theo, nới lỏng 2 dây xích của palăng. Lúc này, ü trục, bánh xe hoàn toàn được gá trên máy ép.

c. Quá trình lắp ép

Điều khiển cho đầu ép dịch chuyển với vận tốc ép, trục được ép vào bánh xe đến một hành trình gần đạt yêu cầu thì người vận hành cho dừng máy và lấy thước đo khoảng cách từ tâm trục đến mép trong của bánh. Giá trị cần ép còn lại bao nhiêu ta điều khiển ép với hành trình đầu ép chọn trước thông qua công tắc mười chữ số và được hiện lên trên màn hình số.

Để tháo trục, bánh xe ra khỏi máy ép thì người vận hành điều khiển 2 dây xích đủ căng. Sau đó, lùi mũi chống tâm của bộ chống tâm; dịch chuyển mũi ép lùi về vị trí ban đầu. Lúc này, trục và bánh xe hoàn toàn treo trên 2 dây xích của 2 palăng. Điều khiển cầu trục ra phía trước máy và từ hạ xuống trên giá đỡ. Nhờ palăng tháo bánh đưa ra một bên.

Xoay trục bánh 1800 nhờ một palăng móc vào trọng tâm của trục và. Quá trình ép bánh còn lại cũng làm tương tự nhưng khi kiểm tra giá trị còn lại cần ép thì đo khoảng cách mép trong của hai bánh.

Quá trình ép trục vào bánh xe được thể hiện bằng một đồ thị hành trình - lực ép nhờ bộ ghi hành trình lực ép. Người kỹ thuật dựa vào đồ thị để đánh giá chất lượng của mối ghép.

6.1.3 Quá trình tháo bánh răng

Quá trình tháo bánh răng cũng tương tự như quá trình tháo bánh xe nhưng chỉ khác về dụng cụ đồ gá. Chú ý khi móc dây xích làm sao để không vướng trong quá trình tháo.

6.1.4 Quá trình lắp bánh răng

Quá trình lắp bánh răng cũng tương tự như quá trình lắp bánh xe nhưng chỉ khác về dụng cụ đồ gá. Chú ý khi móc dây xích làm sao để không vướng trong quá trình tháo.

6.2 Những chỉ dẫn về an toàn và vận hành cần đặc biệt chú ý6.2.1 Những chỉ dẫn về an toàn cần đặc biệt chú ý 6.2.1 Những chỉ dẫn về an toàn cần đặc biệt chú ý

Máy ép bánh xe kiểu thuỷ lực được thiết kế dựa theo máy ép ở Xí nghiệp Đầu máy Đà Nẵng. Tuy được thiết kế theo sự tiến bộ của kỹ thuật ngày nay và có kết hợp với độ tin cậy. Tuy nhiên

+ Những nguy hiểm cho tính mạng + Những nguy hiểm cho máy

+ Cũng như những nguy hiểm cho hoạt động hiệu quả của máy có thể do máy gây ra nếu nó không được vận hành đúng bởi người không có chuyên môn hoặc được sử dụng không đúng.

Bất cứ ai liên quan đến vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy đều phải đọc và hiểu những hướng dẫn sử dụng và đặc biệt là “Những chỉ dẫn về an toàn”.

Chỉ những người được đào tạo và được giao sử dụng máy mới có quyền vận hành máy.

Những trách nhiệm về vận hành máy phải được xác định và tuân thủ rõ ràng, để tránh sự không an toàn xảy ra.

Bất cứ công việc nào liên quan tới lắp đặt, vận hành, thay đổi vị trí, điều chỉnh, các công việc bảo dưỡng, sửa chữa, các quy định tháo lắp đã được nêu trong hướng dẫn vận hành đều phải được tuân thủ.

Về cơ bản các công tắc chính của máy ở hộp công tắc phải được tắt và đảm bảo chống lại việc bật công tắc của những người không có trách nhiệm khi thực hiện công việc bảo dưỡng hoặc sửa chữa.

Người vận hành phải luôn chú ý rằng những người không có trách nhiệm không được vận hành máy.

Ngoài ra người vận hành có trách nhiệm phải báo cáo ngay tất cả các tiêu cực ảnh hưởng tới vấn đề an toàn.

Người sử dụng phải tận tâm vận hành máy tốt nhất và bảo quản bảo dưỡng máy trong điều kiện hoàn hảo.

Cần thiết người sử dụng máy yêu cầu người vận hành máy mặc áo bảo hộ lao động.

a. An toàn trong quá trình lắp ép

Phải chú ý không ai được đến gần khu vực giữa đầu ép và trục bánh xe, nghĩa là giữa trục bánh xe và dụng cụ ép.

b. An toàn trong quá trình di chuyển đầu kháng

Chú ý rằng, khi đầu kháng đang di chuyển không ai được đứng trong khu vực điều chỉnh.

c. An toàn khi làm việc với bộ định tâm

Ở quá trình tháo thì ta không dùng bộ định tâm nhưng ở quá trình lắp bánh xe hoặc bánh răng thì ta phải gắn bộ định tâm. Bộ định tâm được gắn chặt trên đầu kháng phải được đảm bảo bằng hai cơ cấu kẹp chặt.

d. An toàn khi vận hành các thiết bị thuỷ lực

Việc vận hành các thiết bị thuỷ lực chỉ được thực hiện bởi người có trách nhiệm. Trước hết cần phải tắt các thiết bị bằng công tắc chính để chống hoạt động trở lại.

Trước khi tháo các ống thuỷ lực hoặc các cấu kiện thuỷ lực, tất cả các mạch thuỷ lực và các bình chứa phải được làm mất áp lực.

Tất cả các bộ phận dùng thuỷ lực phải được di chuyển về vị trí cuối cùng của nó để tránh những chuyển động không điều khiển được gây ra bởi tác động bên ngoài.

Sự rò rỉ dầu thuỷ lực cần phải được khắc phục ngay bằng chất keo dính để tránh tai nạn.

Cấm bất kỳ sự hoán cải các thiết bị kiểm soát áp suất để đảm bảo cho người vận hành và máy.

e. An toàn khi thay đổi dụng cụ và đồ gá

Việc thay đổi dụng cụ và đồ gá vào máy bằng cầu trục phải được thực hiện cẩn thận, vì sự lơ là có thể gây ra tai nạn hoặc hư hỏng máy. Những dụng cụ và đồ gá này chỉ được lắp bằng cầu trục. Cần các móc an toàn phải hoạt động tốt. Chỉ sử dụng các dây xích đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cầu trục không hư hỏng và phù hợp.

f. An toàn khi lắp trục bánh xe vào máy ép

Việc lắp trục bánh xe vào máy bằng cầu trục phải được thực hiện cẩn thận, vì sự lơ là có thể gây ra tai nạn hoặc hư hỏng máy. Khi vận chuyển trục bánh xe tới máy ép không ai được đứng trong phạm vi giữa trục và máy.

Để phù hợp của từng loại trục bánh xe (nghĩa là các cấu kiện trục bánh xe) chỉ được sử dụng các thiết bị không bị hư hỏng và phù hợp.

Cần chú ý không ai được đến gần khu vực giữa đầu ép và trục bánh xe, nghĩa là giữa trục bánh xe và dụng cụ ép để tránh nguy cơ tai nạn.

Việc chỉnh tâm vào các lỗ tâm trong quá trình kẹp khi định tâm nên được theo dõi bằng mắt. Trong trường hợp các tâm điểm không khớp với lỗ tâm thì trục bánh xe không được kẹp một cách an toàn.

6.2.2 Những chỉ dẫn về vận hành cần đặc biệt chú ýa. Làm việc với hành trình đầu ép chọn trước a. Làm việc với hành trình đầu ép chọn trước

Trục bánh xe phải được tạo ứng suất trước, khi đo hành trình ép theo yêu cầu, tức là các cấu kiện cần lắp hoặc tháo phải tiếp xúc với dụng cụ ép và trục bánh phải tiếp xúc với đầu ép.

b. Khi tháo không có bộ định tâm

Cần lưu ý rằng phần mayơ nằm chính tâm ở phía trước dụng cụ và trục phải nằm ngang. Để định vị phương nằm ngang của trục ta dùng một thước kiểm tra chính xác độ phẳng nằm ngang bằng mức nước hoặc bằng mắt đối với người vận hành có tay nghề cao.

6.3 Bảo dưỡng máy

Tuổi thọ và chất lượng của máy móc nói chung và maúy ép trục nói riêng chủ yếu phụ thuộc vào việc bảo dưỡng máy có tốt không. Khái niệm bảo dưỡng được hiểu như là các biện pháp bảo dưỡng phòng ngừa. Vì vậy những quy trình bảo dưỡng phải được biên soạn cho từng cấu kiện riêng biệt của máy. Các quy trình này kết hợp với các tiến trình công việc cần thiết cùng với khoảng thời gian cũng như mô tả công việc cho người vận hành. Các quy trình này phải được biên soạn với những kinh nghiệm thu được từ những máy tương tự. Người bảo dưỡng máy phải đọc và hiểu về công tác bảo dưỡng cũng như công tác vận hành đồng thời người bảo dưỡng phải có trách nhiệm cũng như chuyên môn, quen với máy.

Như là một vấn đề nguyên tắc, công tắc chính của máy trong hộp công tắc phải luôn được tắt và đaøm bảo để người không có quyền không thể bật công tắc trong khi tiến hành bảo dưỡng.

6.3.1 Bảo dưỡng khung máy ép

Các thành gấp cần phải được làm vệ sinh, loại bỏ các chất bẩn. Nếu cần thiết vệ sinh thì phải được làm ngay vì bụi bẩn trong các nếp gấp sẽ dẫn tới sự mài mòn sớm các thành gấp.

Các thanh dẫn phải được làm sạch, loại bỏ các bụi bẩn. Nhữnh thanh dẫn bị bẩn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới độ chính xác làm việc của máy ép và có thể dẫn tới hư hỏng. Nếu cần thiết việc vệ sinh máy cần phải làm ngay khi thấy máy bẩn.

6.3.2 Bảo dưỡng cột ép

Làm sạch bề mặt đầu ép và kiểm tra hư hỏng. Kiểm tra độ chặt các mối ghép thuỷ lực ở xylanh ép.

Làm sạch thanh dẫn đầu ép, kiểm tra hư hỏng và bôi mỡ. Cấp mỡ vào vú mỡ ở bu lông ép cho đầu ép bằng bơm mỡ. 6.3.3 Bảo dưỡng đầu kháng

Các ê cu của phần dẫn đầu kháng cần được bôi mỡ thường xuyên. Bốn vú mỡ ở đầu kháng được bôi trơn bằng súng bơm mỡ khoảng 10 ÷ 12 hành trình thì bơm cho mỗi vú một lần.

Xích dẫn động được bôi mỡ bằng chổi. Để làm việc này mở nắp kiểm tra trên nắp bảo vệ xích.

Kiểm tra độ căng xích: để kiểm tra độ căng xích ta mở nắp kiểm tra trên chụp bảo vệ xích. Nếu ở trạng thái đứng yên võng xuống hơn 30 mm so với lúc cho quay bằng tay hoặc nghe thấy tiếng răng rắc khi dịch chuyển đầu kháng, thì phải tăng độ căng xích. Và để căng lại xích, bánh xích dẫn Z1 = 19 và bánh xích phụ Z’ = 19 gắn trên hộp giảm tốc dịch chuyển ra xa khỏi đầu kháng. Việc điều chỉnh được tác động thông qua hai đai ốc trên hai bu lông có ren. Xích được căng lại cho tới khi độ võng tĩnh chỉ còn 10 mm.

Thay dầu ở hộp giảm tốc: cứ khoảng 10000 giờ thì thay dầu một lần. Để thay dầu trước hết tháo nắp trên của hộp giảm tốc, sau đó tháo nút xả và tháo hết dầu vào thùng chứa dầu thải. Đống nút xả dầu và đổ dầu mới vào lỗ nạp dầu ở phía trên và vặn chặt nắp trên lại.

Chổ đặt dụng cụ cần sạch và cần có một lớp mỡ mỏmg. Nếu cần việc làm sạch phải làm ngay khi bị bẩn.

6.3.4 Bảo dưỡng bộ định tâm

Làm sạch và kiểm tra hư hỏng bề mặt xylanh. Kiểm tra độ kín khít của xylanh thuỷ lực.

Kiểm tra tình trạng của tâm: nếu nó bị mòn quá nhiều hoặc bị hỏng thì phải làm tròn lại hoặc thay thế. Việc tháo được thực hiện bới vít ép ở tâm mặt bích.

6.3.5 Bảo dưỡng dụng cụ ép

Tất cả các dụng cụ ép điều phải làm sạch trước mỗi lần sử dụng và bôi trơn một lớp mỡ mỏng nếu cần. Ngoài ra cần kiểm tra tình trạng trước mỗi lần sử dụng.

6.3.6 Bảo dưỡng thiết bị thuỷ lực

Trước khi nới lỏng các ống mềm thuỷ lực hoặc các cấu kiện thuỷ lực, phải làm giảm hết áp suất trong tất cả các mạch thuỷ lực cũng như bộ tích luỹ.

Tất cả các hoạt động bằng thuỷ lực phải được đưa về vị trí cuối cùng để tránh sự chuyển động không điều khiển được gây ra bởi các tác động bên ngoài.

Cần chú ý không để dầu thuỷ lực chảy xuống đất khi tháo các ống dầu thuỷ lực. Khi rò rỉ dầu thuỷ lực cần phải khắc phục ngay bằng chất keo dính để tránh tai nạn.

Cấm bất kỳ hoán cải đối với tất cả các bộ phận của máy để đảm bảo an toàn cho người vận hành và thiết bị.

Để đảm bảo cho các thiết bị thuỷ lực hoạt động tốt, cần phải làm những công việc sau:

- Kiểm tra bằng mắt các bộ lọc dầu

- Kiểm tra độ chặt ở tất cả các điểm lắp ghép

a. Bảo dưỡng bộ lọc

Bộ lọc cần phải được bảo dưỡng ngay khi đồng hồ cảnh báo tắc lọc vượt quá

Một phần của tài liệu thiết kế máy ép trục thuỷ lực (Trang 73 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w