Nguyên lý hoạt động của bộ hệ thống dầu ép

Một phần của tài liệu thiết kế máy ép trục thuỷ lực (Trang 54 - 57)

Khi đóng điện cho hệ thống thì động cơ điện của bơm dầu và quạt làm mát được cung cấp điện. Lúc này, các van ở vị trí ban đầu (tức là các van chưa được cung cấp điện) các van đảo chiều như 50, 56 ở vị trí ngắt còn các van 34, 35, 36 thì ở vị trí trung gian do lực đẩy của các lò xo lắp trong nó. Trong lúc này, bơm cao áp 16 hút dầu qua bể bộ lọc 14, qua van một chiều 20, qua van 35 trở về bể dầu qua hệ thống làm mát trở về bể dầu, áp suất trong đường ống dẫn dầu đo được bởi đồng hồ 25 khi mở khoá 22.

Bơm lưu lượng 17 hút dầu từ bể 11 qua lưới lọc dầu 15 qua van một chiều 24 qua van 34 (lúc này dầu không qua van giảm áp 39 vì van 36 ngắt không cho nó làm việc), qua hệ thống làm mát rồi về bể dầu và được đo đồng hồ cảnh báo tắc lọc 31 để biết được độ bẩn của dầu.

* Điều khiển các chuyển động tiến nhanh của đầu ép: lượng dầu cung cấp cho buồng 49A bao gồm 3 đường truyền.

+ Cung cấp điện đồng thời cho van 34 ở vị trí b (34b) và 35a dầu từ bơm lưu lượng 17 qua van 34b qua van một chiều 35 vào buồng 49A.

+ Dầu từ bơm cao áp cao áp 16 qua van 35a qua van một chiều 52 vào buồng 49A

+ Áp suất của buồng 49A dần tăng lên khi vượt quá 35 bar thì rơle áp lực 54 đống điện cho van 50, do áp ở buồng 49B bị nén dần dần tăng lên ta có phương trình cân bằng lực như sau:

Hình 5.1 2 2 . . dt b m F A P A P x l B B A A − − = Ở trạng thái ổn định .2 0 2 = = dt x d

a . Nên phương trình được viết lại là

0

. AB Bl =

A A P A F P

Lúc này tải trọng ngoài Fl ≈ 0 Nên B B A A S P S P . =

Do SA > SB (do có đường kính của cần)

Nên PB > PA dầu từ buồng 49B qua van 50a, van một chiều 51 vào buồng 49A. * Điều khiển quá trình ép.

Khi đang dịch chuyển nhanh đầu ép chạm vào đầu trục bánh xe làm hành trình di chuyển chậm lại lúc này áp suất trong buồng 49A tăng lên nhanh chống, tác động vào rơle áp lực 54 làm ngắt điện van 34 (van 34 trở về vị trí trung gian) đồng thời áp

suất ở buồng 49B tăng lên nhưng thấp hơn buồng 49A (vì do có Fl > 0) dầu ở buồng 49B không qua van 50a được mà qua van cản 39 về bể dầu. áp suất và lực ép được đo bởi đồng hồ 1 đến một giá trị vừa đủ để giữ bộ trục bánh xe thì ta nhả nút ấn để pittông đầu ép dừng lại (ngắt điện cho van 35 van trở về vị trí trung gian).

Nếu là quá trình lắp ép thì ta tác động vào van 35b và 36a để pittông chống tâm tiến về bộ trục để chống tâm áp suất lúc này được đo bởi đồng hồ 44 khi đạt được áp suất nhất định nào đó thì lúc này bộ trục bánh xe 58 hoàn toàn được gá đặt trên máy nhờ 2 mũi chống tâm (của đầu ép, bộ chống tâm) và đầu gá lắp trên đầu kháng.

Nếu là quá trình tháo ép thì bộ định tâm được tháo ra từ đầu và van 36 cũng cắt luôn nguồn điện nên không có chuyển động tiến của pittông chống tâm.

Thực hiện quá trình ép: cung cấp điện cho van 35a bằng nắm đấm bằng tay (khi ấn vào và giữ thì nó cung cấp điện còn khi nhả ra thì ngắt điện) hoặc bộ hành trình đầu ép chọn trước.

+ Nếu điều khiển bằng nắm đấm thì khi di chuyển một hành trình cần ép thì ta ngắt dòng điện thì quá trình ép dừng lại.

+ Còn nếu điều khiển bằng bộ hành trình đầu ép chọn trước thì hành trình ép được đo bởi bộ cảm biến vị trí. Bộ cảm biến vị trí chuyển tín hiệu chiều dài hành trình qua tín hiệu điều khiển. Khi đặt được hành trình cần ép ngắt van 35 đầu ép được giữ nguyên vị trí.

* Điều khiển quá trình lùi nhanh của đầu ép.

Quá trình dịch chuyển lùi nhanh của đầu ép là quá trình ngược lại của quá trình tiến nhanh nhưng ta chỉ cần bơm lưu lượng 17 cung cấp dầu cho buồng 49B là đủ vì diện tích SB < SA. Và quá trình được thực hiện như sau:

Cung cấp điện đồng thời cho van 55 và 34a dầu từ bơm 17 qua van 34a qua van một chiều 37 đổi buồng 49B đẩy pittông lùi và dầu ở buồng 49A vì bể dầu qua van 56a và cả van 56.

* Điều khiển quá trình tiến của pittông bộ chống tâm:

Tác động đồng thời van 35b và van 36a dầu từ bơm 16 qua van một chiều 20 qua van 35b, qua van 36a vào buồng 47A đẩy pittông tiến. Dầu từ buồng 47B qua 36a rồi về bể dầu qua buồng làm mát 28.

* Điều khiển quá trình lùi của pittông chống tâm:

Tác dụng đồng thời van 35b và 36b. Dầu từ bơm 16 qua van một chiều 20 qua van 35b, qua van 36b vào buồng 47B làm đẩy pittông lùi dầu ở buồng 47A về bể dầu qua van 36 qua van 35b qua buồng làm mát 28.

Pittông chống tâm lùi trong quá trình pittông đầu ép thực hiện quá trình lắp: lúc này bộ trục bánh được giữ hoàn toàn trên hai mũi chống tâm, van 36 ở vị trí trung gian.

Đầu ép tiến truyền qua trục bánh một lực tác dụng lên pittông chống tâm làm áp suất ở buồng 47A tăng lên và dầu lúc này một phần được tích luỹ trong bộ tích luỹ thuỷ lực. Nếu áp suất ở buồng 47A tăng qua 20 bar thì dầu tràn qua van tràn 40 về lại buồng 47B. Tức là trong quá trình lắp ép áp suất tồn tại trong buồng 47A tối thiểu là 20 bar.

Một phần của tài liệu thiết kế máy ép trục thuỷ lực (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w