Không gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty may hồng việt trà vinh (Trang 44)

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨỤ

3.1. Không gian nghiên cứu

Bảng 2.1: BẢNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT - TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 - 2010

(Nguồn: Phòng Kế Toán - Tài Vụ,2008 – 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

CHÊNH LỆCH

2009/2008 2010/2009

Mức % Mức %

1. Giá trị sản xuất (Đồng) 9.247.528.583 8.068.786.809 9.557.764.225 -1.178.741.774 -12.747 1,488,977,416 18.454 2. Số công nhân bình quân 419 342 320 -7 -18.377 -22 -6.433 3. NSLĐ bình quân năm của

công nhân (Đồng) 22.070.473,945 23.592.943,886 29.868.013,203 1.522.469,941 6.898 6,275,069.317 26.597 4. Tổng số ngày làm việc của

công nhân 119.834 95.760 92.800 -24.074 -20.089 -2,960 -3.091 5. Số ngày làm việc bình quân

của 1 công nhân 286 280 290 -6 -2.098 10 3.571 6. NSLĐ bình quân lao động

ngày của công nhân (Đồng) 77.169,489 84.260,514 102.993,149 7.091,025 9.189 18,732.635 22.232 7. Tổng số giờ công 1.000.613,900 840.772,800 830.560 -159.841,100 -15.974 -10,212.800 -1.215 8. Số giờ làm việc bình quân

ngày của công nhân 8,350 8,780 8,950 0,430 5.150 0.170 1.936 9. Năng suất lao động giờ

Từ bảng 2.1 cho thấy rằng giá trị sản xuất của Công ty có xu hướng tăng nhưng không đềụ Cụ thể, giá trị sản xuất năm 2009 là 8.068.786.809 đồng so với năm 2008 là 9.247.528.583 đồng giảm một lượng 1.178.741.774 đồng tương đương giảm 12,747% và năm 2010 là 9.557.764.225 đồng tăng 1.488.977.416 đồng tương đương tăng 18,454% so với năm 2009. Sở dĩ như vậy là do năng suất lao động của công nhân trong Công ty có sự thay đổi qua các năm.

a) Xét năm 2009 so với năm 2008:

* Xét năng suất lao động giờ:

Năng suất lao động giờ bình quân năm 2009 là 9.596,869 đồng tăng 355,014 đồng tăng 3,841 % so với năm 2008 chỉ ở mức 9.241,855 đồng. Đây là biểu hiện tích cực, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là do Công ty thực hiện chính sách nâng cao tay nghề cho công nhân lao động nên khả năng gia công của công nhân tăng lên.

* Xét năng suất lao động ngày:

Năng suất lao động ngày bình quân năm 2009 là 84.260,514 đồng so với năm 2008 ở mức 77.169,489 đồng thì tăng 7.091,025 đồng tương đương 9,189%. Đây là một biểu hiện tốt đối với Công tỵ Ta thấy rằng, tốc độ tăng năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ, điều này chứng tỏ rằng Công ty đã quản lý và sử dụng tốt thời gian làm việc trong ngày của công nhân. Cụ thể, số giờ làm việc bình quân tăng lên 0,43 giờ tương đương tăng 5,15%.

* Xét năng suất lao động năm:

Năng suất lao động năm bình quân của năm 2008 là 22.070.473,945 đồng và sang năm 2009 là 23.592.943,886 đồng tăng 1.522.469,941 đồng tương đương tăng 6,898%. Từ con số này ta nhận thấy rằng năng lực sản xuất của Công ty có chiều hướng tốt. Tuy nhiên, tốc độ tăng năng suất lao động năm lại nhỏ hơn năng suất lao động ngày, điều này nói lên rằng Công ty chưa quản lý và sử dụng tốt thời gian làm việc trong năm của công nhân. Cụ thể, số ngày làm việc bình quân giảm 6 ngày tương đương là 2,098%.

b) Xét năm 2010 so với 2009:

* Xét năng suất lao động giờ:

Năng suất lao động giờ bình quân năm 2010 là 11.507,614 đồng tăng 1.910,745 đồng, tăng 19,91% so với năm 2009 chỉ ở mức 9.596,869 đồng. Đây là biểu hiện khả quan. Trong năm 2010, Công ty cải thiện trình độ quản lý, tổ chức sản xuất và bố trí lại

nơi làm việc một cách thích hợp. Thêm vào đó, Công ty cũng sử dụng các đòn bẩy kích thích lao động như: phụ cấp cho công nhân tăng ca, cung cấp bữa ăn giữa ca cho công nhân... nên năng suất lao động của công nhân đươc nâng lên.

* Xét năng suất lao động ngày:

Năng suất lao động ngày bình quân năm 2010 là 102.993,194 đồng so với năm 2009 thì tăng 18.732,635 đồng tương đương 22,232%. Điều này là một vấn đề tích cực đối với Công tỵ Thêm vào đó, tốc độ tăng năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ. Vì vậy, ta thấy rằng việc quản lý và sử dụng thời gian làm việc trong ngày của Công ty đối với công nhân rất tốt. Cụ thể, số giờ làm việc bình quân tăng lên 0,17 giờ tương đương tăng 1,936%.

* Xét năng suất lao động năm:

Năng suất lao động năm bình quân của năm 2010 là 29.868.013,203 đồng tăng 6.275.069,317 đồng tương ứng 26,597% so với 2009 là 23.592.943,886 đồng. Điều này thấy rằng đây là biểu hiện tốt. Thêm vào đó, tốc độ tăng năng suất lao động năm lớn hơn năng suất lao động ngày, điều này nói lên rằng việc Công ty quản lý và sử dụng thời gian làm việc trong năm đã có hiệu quả. Cụ thể, số ngày làm việc bình quân tăng 10 ngày tương đương 3,571%.

2.2.1.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố về lao động đến giá trị sản xuất

Các nhân tố về mặt lao động ảnh hưởng đến giá trị sản xuất là: Số lượng công nhân, số ngày làm việc bình quân, số giờ làm việc bình quân một ngày và năng suất lao động giờ. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố về lao động đến giá trị sản xuất là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến giá trị sản xuất.

a) Xét năm 2009 so với 2008:

Từ bảng 2.1 ta thấy rằng giá trị sản xuất của Công ty năm 2009 là 8.068.786.809 đồng so với năm 2008 là 9.247.528.583 đồng giảm một lượng 1.178.741.774 đồng tương đương giảm 12,747% Để biết rõ vì sao có sự chênh lệch này ta cần đi sâu xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về lao động đến các giá trị sản xuất với các chỉ tiêu sau:

Gọi: a1, a0 lần lượt là số công nhân năm 2009, 2008 b1, b0 là số ngày làm việc bình quân năm 2009, 2008 c1, c0 là số giờ làm việc bình quân ngày năm 2009, 2008 d1,d0 là năng suất lao động giờ năm 2009, 2008

G là giá trị sản xuất; G1, G0 là giá trị sản xuất năm 2009, 2008 Ta có đối tượng phân tích là:

∆G = G1 - G0 = 8.068.786.809 – 9.247.528.582 = (1.178.741.774) Mức biến động này chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố:

* Mức độ ảnh hưởng của số lượng công nhân: Áp dụng phương pháp chênh lệch, ta được:

∆Ga = (a1 - a0)b0c0d0 = (342 - 419) x 286 x 8,350 x 9.241,855 = (1.699.426.493,773)

Vậy do số lượng công nhân năm 2009 có sự thay đổi nên làm cho giá trị sản xuất giảm 1.699.426.493,773 đồng.

* Mức độ ảnh hưởng của số ngày làm việc bình quân:

∆Gb = a1(b1 - b0)c0d0 = 342 x (280 - 286) x 8.350 x 9.241,855 = (158.351.792,082)

Vì số ngày làm việc bình quân của công nhân giảm trong năm 2009 nên làm cho giá trị sản xuất cũng bị giảm theo một lượng là 158.351.792,082 đồng.

* Mức độ ảnh hưởng của số giờ làm việc bình quân ngày: ∆Gc = a1b1(c1 - c0)d0 = 342 x 280 x (8.780 – 8.350) x 9.241,855

= 380.550.015,302

Do số giờ làm việc bình quân ngày của công nhân trong năm 2009 tăng nên làm cho giá trị sản xuất cũng tăng theo là 380.550.015,302 đồng.

* Mức độ ảnh hưởng của năng suất lao động giờ:

∆Gd = a1b1c1(d1 - d0) = 342 x 280 x 8.780 x (9.596.869 – 9.241,855) = 298.486.496,553

Vậy do năng suất lao động giờ của công nhân trong năm 2009 tăng nên làm cho giá trị sản xuất của Công ty tăng 298.486.496,553 đồng.

* Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất: - Các nhân tố làm giảm giá trị sản xuất:

+ Số ngày làm việc bình quân (158.351.792,082) Đồng - Các nhân tố làm tăng giá trị sản xuất:

+ Số giờ làm việc bình quân ngày 380.550.015,302 Đồng + Năng suất lao động giờ 298.486.496,553 Đồng Tổng hợp các nhân tố (1.178.741.774) Đồng => ∆G = ∆Ga + ∆Gb + ∆Gc + ∆Gd = (1.178.741.774)

Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất ta thấy rằng giá trị sản xuất của Công ty giảm 1.178.741.774 đồng do ảnh hưởng của cả 4 nhân tố. Năm 2009 so với năm 2008 thì số lượng công nhân sản xuất giảm đi 77 công nhân, số ngày làm việc bình quân cũng giảm đi 6 ngàỵ Nhìn chung thì điều này cho thấy rằng, việc quản lý cũng như sử dụng thời gian làm việc trong năm của công nhân đối với Công ty thực sự chưa khả quan. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của số giờ làm việc bình quân ngày và năng suất lao động giờ đến giá trị sản xuất của Công ty có hướng tích cực nên giá trị sản xuất năm 2009 bị giảm không nhiều so với năm 2008. Cụ thể, số giờ làm việc bình quân ngày năm 2009 tăng 0,430 giờ/ngày và năng suất lao động giờ tăng 335,014 đồng. Điều này chứng tỏ rằng, Công ty luôn chủ động trong việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân cũng như sử dụng thời gian làm việc trong ngày tương đối tốt.

b) Xét năm 2010 so với năm 2009:

Tương tự như trên, ta xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về lao động đến các giá trị sản xuất với các chỉ tiêu sau:

Gọi: a1, a0 lần lượt là số công nhân năm 2010, 2009 b1, b0 là số ngày làm việc bình quân năm 2010, 2009 c1, c0 là số giờ làm việc bình quân ngày năm 2010, 2009 d1,d0 là năng suất lao động giờ năm 2010, 2009

G là giá trị sản xuất; G1, G0 là giá trị sản xuất năm 2010, 2009 Ta có đối tượng phân tích là:

Vậy giá trị sản xuất năm 2010 đã tăng một lượng 1.488.977.416 đồng tương ứng 18,454% so với năm 2009.

Mức biến động này chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố: * Mức độ ảnh hưởng của số lượng công nhân:

∆Ga = (a1 - a0)b0c0d0 = (320 - 342) x 280 x 8.780 x 9.596,869 = (519.044.765,491)

Vì số lượng công nhân năm 2010 đã giảm so với 2009 nên làm cho giá trị sản xuất giảm 519.044.765,491 đồng.

* Mức độ ảnh hưởng của số ngày làm việc bình quân:

∆Gb= a1(b1 - b0)c0d0 = 320 x (290 - 280) x 8.780 x 9.596,869 = 269.633.644,411

Do số ngày làm việc bình quân của công nhân trong năm 2010 tăng nên làm cho giá trị sản xuất cũng tăng theo một lượng là 269.633.644,411 đồng.

* Mức độ ảnh hưởng của số giờ làm việc bình quân ngày: ∆Gc = a1b1(c1 - c0)d0 = 320 x 290 x (8.950 – 8.780) x 9.596,869

= 151.400.212,636

Vậy năm 2010 số giờ làm việc bình quân ngày của công nhân tăng nên làm cho giá trị sản xuất cũng tăng theo là 151.400.212,636 đồng.

* Mức độ ảnh hưởng của năng suất lao động giờ:

∆Gd = a1b1c1(d1 - d0) = 320 x 290 x 8.950 x (11.507,614 – 9.596,869) = 1.586.988.324,444

Vậy do năng suất lao động giờ của công nhân trong năm 2010 tăng nên làm cho giá trị sản xuất của Công ty tăng 1.586.988.324,444 đồng.

* Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất: - Các nhân tố làm giảm giá trị sản xuất:

+ Số công nhân (519.044.765,491) Đồng - Các nhân tố làm tăng giá trị sản xuất:

+ Số ngày làm việc bình quân 269.633.644,411 Đồng + Số giờ làm việc bình quân ngày 151.400.212,636 Đồng + Năng suất lao động giờ 1.586.988.324,444 Đồng Tổng hợp các nhân tố 1.488.977.416 Đồng => ∆G = ∆Ga + ∆Gb + ∆Gc + ∆Gd = 1.488.977.416

Từ kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất trên, ta thấy rằng giá trị sản xuất của Công ty tăng 1.488.977.416 đồng do ảnh hưởng của cả 4 nhân tố. Năm 2010 so với năm 2009 thì số lượng công nhân sản xuất giảm đi 22 công nhân. Tuy nhiên, vấn đề này cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng giá trị sản xuất của Công tỵ Điều này chứng tỏ rằng tay nghề thành thạo công việc của công nhân trong Công ty đã được nâng caọ Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của số ngày làm việc bình quân năm, số giờ làm việc bình quân ngày và năng suất lao động giờ đến giá trị sản xuất của Công ty có hướng tích cực nên giá trị sản xuất năm 2010 tăng tương đối so với năm 2009. Cụ thể, số ngày làm việc bình quân năm 2010 tăng 10 ngày, số giờ làm việc bình quân ngày tăng 0,17 giờ/ngày và năng suất lao động giờ tăng 1.910.745 đồng. Điều này chứng tỏ rằng, Công ty đã quản lý tốt và tương đối toàn diện về yếu tố lao động.

2.2.2. Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty từ năm 2008 đến 2010

2.2.2.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận giai đoạn 2008 – 2010

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của công ty, là chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong công tỵ

Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh trong công ty, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của công tỵ Vì vậy, phân tích lợi nhuận để thấy được khái quát tình hình lợi nhuận, biết được xu hướng biến động của lợi nhuận trong quá trình hoạt động. Từ đó tìm ra được những nguyên nhân ban đầu dẫn đến tình hình biến động đó. Dựa vào các bảng số liệu thu thập từ Công ty Liên doanh May Hồng Việt - Trà Vinh sau khi tổng hợp được bảng sau:

- 38 -

Bảng 2.2: BẢNG TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 – 2010

ĐVT: Đồng

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ, 2008 – 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh)

Hình 2.5: Biểu đồ tình hình lợi nhuận của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 - 2010 CHỈ TIÊU

NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 CHÊNH LỆCH

2009/2008 CHÊNH LỆCH 2010/2009 Mức Tỷ trọng (%) Mức Tỷ trọng (%) Mức Tỷ trọng (%) Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%)

Lợi nhuận thuần 869.286.975 82,68 835.366.828 87,18 2.186.706.007 94,76 -33.920.147 -3,90 1.351.339.179 161,77 Lợi nhuận khác 182.096.762 17,32 122.818.187 12,82 121.035.578 5,24 -59.278.575 -32,55 -1.782.609 -1,45 Lợi nhuận trước thuế 1.051.383.737 100 958.185.015 100 2.307.741.585 100 -93.198.722 -8,86 +1.349.556.570 140,85

Từ hình 2.1, ta thấy tổng quát rằng tình hình lợi nhuận của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh có chiều hướng tăng nhưng không ổn định. Năm 2009, lợi nhuận trước thuế bị giảm 93.198.722 đồng tương ứng giảm 8,86% so với 2008. Và lợi nhuận trước thuế năm 2010 so với năm 2009 tăng 1.349.556.570 đồng tương đương tăng 140,85%.

Dựa vào bảng 2.2 ta thấy rằng lợi nhuận thuần luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế của Công tỵTỷ trọng này có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm 2008 - 2010, tỷ trọng qua các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 82,68 %, 87,18 %, 94,76 %. Năm 2009 so với năm 2008 tỷ trọng này tăng 4,50 %, tuy trong năm 2009 tỷ trọng lợi nhuận thuần có tăng nhưng vẫn giảm 33.927.147 đồng về số tuyệt đối và 3,90 % về số tương đốị Nguyên nhân là do trong năm 2009 doanh thu bị giảm so với năm 2008. Năm 2010 tỷ trọng lợi nhuận thuần tăng với mức 7,57% so với năm 2009, tương ứng tăng 1.351.339.179 đồng về tuyệt đối và 161,77%.

Trong khi đó, lợi nhuận khác chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng lợi nhuận trước thuế. Điều này đã làm tổng lợi nhuận trước thuế của công ty giảm đi một lượng đáng kể. Năm 2009 so với năm 2008 thì lợi nhuận khác giảm với mức 59.278.575 đồng về số tuyệt đối và giảm 32,55% về số tương đốị Sang năm 2010 lợi nhuận khác lại tiếp tục giảm nhẹ, cụ thể so với năm 2009 giảm 1.782.609 đồng về số tuyệt đối và giảm 1,45% về số tương đốị

Để biết được cụ thể sự biến động của lợi nhuận trước thuế của công ty ta phân tích lợi nhuận theo bộ phận cấu thành lợi nhuận.

a) Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh:

* Phân tích lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Công ty liên doanh may Hồng Việt – Trà Vinh là một Công ty chuyên cung cấp dịch vụ gia công hàng may mặc trong và ngoài nước. Ngoài ra, Công ty không tự sản xuất kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào khác. Do đó, lợi nhuận của Công ty chủ yếu là từ doanh thu cung cấp dịch vụ. Sau đây là bảng lợi nhuận hoạt động kinh doanh dịch vụ gia công của Công ty qua 3 năm sau khi tổng hợp:

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty may hồng việt trà vinh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)